Cuốn tiểu thuyết “X30 phá lưới” của nhà văn Đặng Thanh đã tạo ra một cơn sốt văn học và gây tiếng vang lớn trong dư luận khi được xuất bản. Tác phẩm này không chỉ được đánh giá cao tại Việt Nam mà còn được dịch và xuất bản ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Nga, Bungari, Nhật, và Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về quyền tác giả và nhuận bút đã nảy sinh khi một người thầy giáo được nhà văn nhờ sửa chữa lỗi chính tả trong bản thảo “X30 phá lưới” đòi quyền lợi sau khi tác phẩm này được in ở Nhật. Tuy nhiên, tại tòa, nhà văn Đặng Thanh đã trưng ra nhiều bằng chứng để chứng minh mình là tác giả của tác phẩm này, trong khi người thầy giáo không thể chứng minh được điều tương tự. Kết quả, tòa án đã công nhận Đặng Thanh là tác giả của “X30 phá lưới” dựa trên các bằng chứng và xét lai lịch của hai bên.
Mặc dù đã có sự kiện tranh cãi xảy ra, nhưng cuối cùng, “X30 phá lưới” vẫn là một tác phẩm văn học nổi bật và được nhiều người đọc yêu thích. Tác phẩm của Đặng Thanh không chỉ mang lại giá trị văn học mà còn giúp độc giả hiểu sâu hơn về một giai đoạn lịch sử cụ thể và cảm nhận sự mưu trí, dũng cảm của những chiến sĩ cách mạng.
—
Từ những năm đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà văn Đặng Thanh đã phụ trách công tác tình báo phản gián ở Trung Trung bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp, anh là một trong số người lập ra Ban Phản gián. Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 ở miền Trung Trung bộ, anh cũng là người duy nhất còn sống được Hồ Chủ tịch xét thành tích và tặng huân chương Kháng chiến hạng nhì đầu tiên trong toàn quốc, vì đã có công lớn trong việc xây dựng cơ sở ở vùng địch hậu và lập được nhiều chiến công. Thu được nhiều tài liệu quan trọng, đoạt được nhiều vũ khí và thu được nhiều kết quả trong công tác địch vận”. (1949)
Trong sự nghiệp chống Mỹ, anh đảm nhiệm Phòng Phản gián trong Cục Phản gián X. của Bộ Công an. Sau đó anh được chuyển sang ngành Tòa án Nhân dân được ủy ban Thường vụ Quốc hộị bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Do những thành tích trên, nhà văn Đặng Thanh được tặng thương huân chương Chiến thắng hạng nhì, huân chương Kháng chiến hạng ba, huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huân chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc và bằng khen của Chính phù về thành tích Công an.
Người chiến sĩ phản gián tài ba Đặng Thanh, đồng thời lại là một nhà văn được đông đảo bạn dọc ái mộ.
Cương vị công tác và sự lịch lãm trong cuộc đời đã giúp nhà văn sáng tác một loạt truyện tình báo phin gián như:CẨT VÓ (1967), X.30 LƯỚI (1976),TẤM BẢN ĐỒ (1983), ĐỌ sức (1986), LẦN THEO CHUỖI HẠT (1987), NỮ DIỆP VIÊN SAO CHĂMPA (1988), ĐI TÌM THẦN CHẾT (1989), LÁ THƯ VĨNH BIỆT CỦA JACQUELINE (1990)…
Đọc truyện tình báo của nhà văn Đặng Thanh ta không thấy nhiều pha đánh đấm, bắn giểt như trong phần lớn các truyện tình báo Âu- Mỹ. Dưới cây bút của nhà văn hiện lên người tình báo Việt Nam hào hoa, phong nhã, vì thương dân đến dám coi thường tính mạng; đầy trí tuệ để dối phó với những tình huống tường như không sao thoát được; bên cạnh những éo le đau thắt của con người trước một bên là nhiệm vụ đối với Tổ quốc và bên kia là những tình cảm tan nát của con tim; những mất mát cá nhân không gì bù đắp nổi để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng. Đó là những trang hồi hộp qua những cuộc đấu trí, đấu lực có thật giữa chiến sĩ tình báo của ta chống màng lưới dày dặc của mật vụ, điệp báo dịch, CIA Mỹ, ngay tại sào huyệt của kẻ thù trên cuộc chiến đấu thầm lặng. Đó là những trang rung động se thắt trước bao nhiêu bi kịch nội tâm, vô vàn thảm cảnh xã hội trong vùng địch tạm chiếm mà nay, nếu không ai nhắc lại, thì thời gian sẽ sớm phủ lên lớp bụi lãng quên.
Trái tim nào không ngậm ngùi khi đọc bức thư tuyệt mệnh của Vân Anh trong ‘X.30 PHÁ LƯỚT’ Ai gấp cuốn truyện lại mà nén được tiếng thở dài trước số phận của Jacqueline. Bao nhiêu bóng ma đằng sau các báo cáo thắng lợi. Năm 1976, quyển truyện X.30 PHÁ LƯỚI của Đặng Thanh xuất bản lần đầu với số bản in 200.000 cuỗn được đông đảo bạn dọc hoan nghênh nhiệt liệt; sau đó đã được tái bản. Đó là tiền thân của quyển tiểu thuyết tư liệu tình báo ‘Sự THẬT VỀ X.30’ mà các bạn có trong tay hiện nay, dày gấp đôi, chứa đựng nhiều tư liệu thật và mới mẻ mà tác giả đã tái hiện.
Với tỉnh chân thật cao, cộng với bút pháp linh hoạt, ‘SỰ THẬT VỀ X.30″ đã đem lại cho bạn đọc sức cuốn hút ngay từ những trang đầu với những tư liệu trước nay chưa hề ai biết, ly kỳ và bất ngờ trong thực tế đấu tranh giữa ta và địch trên chiến trường thầm lặng.
Với phương pháp làm việc khoa học, chuẩn mực, tác giả Đặng Thanh đã có những nhận định mới mẻ, có khác với những suy nghĩ của nhiều nhà văn, nhà báo về tính cách và đời tư của các nhân vật phản diện như Ngô Đình Diệm, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu, …
Cuốn truyện có trên một trăm nhân vật thật, trong số này có nhiều cán bộ và chiến sĩ công tác trong ngành Công an nhân dân đương thời và hiện nay một số vẫn còn sống. Kèm với câu chuyện, tác giả đã sưu tầm giới thiệu hình ảnh nhiều nhân vật chủ yếu như X.30, Vũ Long, vị hôn thê của Phan Thúc Định, Vân Anh, Tố Loan, Hồng Nhật, Trần Mai, … và hình ảnh về gia đình Ngô Đình Diệm, Ba Cụt, Trịnh Minh Thế, vũ nữ Cẩm Nhung, người yêu của Hai Paul con trai Bảy Viễn, v.v…
Trước những nhân chứng của lịch sử đã được tác giả trình bày, mô tả một cách sinh động, tiểu thuyết ‘Sự THẬT VÊ X.30’ làm cho người đọc thích thú, làm sống lại một giai đoạn đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến, đánh dấu sự trưởng thành của ngành Công an nhân dân phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả thân mến tác phẩm của nhà văn Đặng Thanh.
Viện Trưởng VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
—
PHẦN MỘT: BIẾN ĐỔI
1. PHAN THÚC ĐỊNH
– Anh từ Nghệ An ra ? – Ngô Đình Nhu hỏi người.thanh niên có nước da trắng, dong dỏng cao ngồi trước mặt – Bác nhà có được khỏe không ?
Gã buồn rầu trả lời :
– Thưa ông, thầy tôi đã bị bọn Việt Minh sát hại. Chúng tịch thu hết tài sản, ruộng đất qui là của bóc lột. Mẹ tôi phải về nương nhờ bà con bên ngoại. Còn tôi, ở Huế ra.
Ngô Đình Nhu giận dữ và tỏ vẻ bùi ngùi :
– Bọn Việt Minh là thế. Từ nay anh là khách của tôi, anh Phan Thúc Định ạ ! Cụ Thượng1 nhà tôi với Cụ nhà anh vốn là bạn đồng liêu, anh cứ coi như đây là gia đình mình, công việc sau ta sẽ liệu.
Thế là từ hôm ấy, ngày 4 tháng 3 năm 1946, Phan Thúc Định ở tại nhà Ngô Đình Nhu trong khuôn viên Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Tuy được giữ làm Giám đốc Thư viện Quốc gia nhưng Nhu vẫn ngấm ngầm mang một mối hận thù sâu sắc với Cách mạng và luyến tiếc không nguôi cái thời vàng son trước đây. Đồng lương giám thủ trước kia do Pháp trả rất hậu, vợ chồng Nhu ăn tiêu sung sướng thừa thãi. Trong nhà có người hầu kẻ hạ, ra khỏi nhà là có ô-tô. Cách mạng lên, những thứ đó không còn nữa. Chị vú, con sen cái hạng người quen nô lệ để sai khiến vậy mà đều trở thành những nữ cứu thương, y tá cho Việt Minh. Xe hơi thì chỉ dùng để đi công tác… Nhưng thực ra, đó chưa phải là nguyên nhân chính gây cho Nhu căm thù Cách mạng. Tin Ngô Đình Khôi – anh cả trong gia dinh họ Ngô – bị Việt Minh xử bắn ở huyện Phong Điền, làm cho Nhu bàng hoàng mấy ngày đêm. Sau đó không lâu, Nhu lại được tin Ngô Đình Diệm – người anh thứ ba của Nhu, bị bắt tại Đức Phổ (Quảng Ngãi). Nhu lo lắng Diệm cũng sẽ cùng chung số phận với Khôi và cái gia đình họ Ngô sẻ tiêu tan hết. Nào ngờ lại được cụ Hồ đánh điện bảo đưa ra Thủ đô cho Cụ gặp. Thế là Diệm thoát chết.
Sáng hôm ấy, sau khi dặn người nhà bố trí cho Phan Thúc Định một cản phòng, Nhu đi lễ Nhà thờ Hàng Bột, gặp Diệm. Nhu kể chuyện Phan Thúc Định đến nhà cho biết tin bố anh ta là Cụ Tuần Ngân không còn nửa. Diệm sửng sốt :
– Lạy Chúa ! thật à !
– Vâng, đúng rứa đó anh.
Diệm trầm ngâm một lúc rồi ngước lên nhìn Nhu :
– Chú đã thấy đó, anh Khôi chỉ vì trước đây đàn áp bọn phiến loạn Cộng sản nên bị Việt Minh trả thù. Còn Cụ Ngân trong thời kỳ làm Tuân vũ Hà Tĩnh giết quá nhiều người và làm lắm chuyện thất đức nên không tránh khỏi bàn tay của Việt Minh Cộng sản. Còn tui vì “liêm khiết”, “treo án từ quan” nên được Cụ Hồ Chí Minh lượng thứ, nhờ đó mới thoát. Tuy vậy, mỗi ngày còn ở đây là một ngày như “cá nằm trên thớt”. Chú xem cách nào liên lạc với người Pháp nhờ họ giải cứu cho tui được không?
Ngô Đình Nhu cắn môi suy nghĩ. Điều Diệm vừa nói ra, không phải là Nhu chưa tính tới. Ngay từ khi đại quân Pháp của tướng Lơ-cờ-lác (Leclerc) đến Hà Nội, Nhu đã bí mật bắt liên lạc với Phòng Nhì và có lần đề nghị với viên chỉ huy Pháp tìm cách cứu Ngô Đình Diệm. Thời kỳ đó, Diệm còn ở Bắc Bộ phủ, khó bề thực hiện, nên viên chỉ huy Phòng Nhì Pháp hẹn khi nào có cơ hội thuận tiện sẽ ra tay giúp đỡ. Bây giờ, phải chăng là cơ hội đã đến. Nhu bèn thú nhận :
– Thưa anh, em đã bắt liên lạc với Phòng Nhì Pháp và củng đã tính đến chuyện nhờ họ bố trí đưa anh ra nước ngoài, nhưng chưa gặp thời cơ. Nay nhân dịp anh đã được về ở đây2, lại có thêm thằng Phan Thúc Định, để em bàn việc này với họ xem sao.
Diệm có vẻ hớn hở, gật gù :
– Rứa mà bây giờ chú mới cho tui biết. Việc ni quan trọng lắm. Chú phải bàn thật kỹ với họ. Và nói với Định đến gặp tui mau lên hí. Phải giữ kín đừng cho thêm ai biết, chú nhớ hí !
Thư viện Quốc gia ở phố Tràng Thi khách đến đọc rất đông. Lợi dụng kẻ vào người ra, Ngô Đình Nhu hẹn gặp bọn gián điệp nước ngoài. Hôm ấy, qua một phụ nữ lai Pháp, Nhu gửi Phòng Nhì một bức thư yêu cầu bố trí cho Phan Thúc Định vào thành gặp tướng Moóc-li-e (Morlière) đề nghị giúp Diệm trốn ra nước ngoài.
Được gặp tên tướng khét tiếng của Pháp, Định đưa thư của Diệm gửi với những lời thống thiết cầu xin cứu mạng. Đọc xong thư Moóc-li-e gọi viên sĩ quan chỉ huy Phòng Nhì đến bàn kế hoạch cứu Diệm và giao Định cho hắn để thực hiện kế hoạch quan trọng này.
Ba hôm sau, đêm 4 tháng 2 âm lịch – trời tối như mực vẫn còn rét ngọt, Phan Thúc Định ngồi trên một chiếc xe hơi nhà binh Pháp, đi đến chỗ quy định đón Ngô Đình Diệm, đưa thẳng vào doanh trại quân đội Pháp trong thành. Việc giải thoát cho Diệm trót lọt. Và cũng bắt đầu từ đêm hôm ấy, Định trở thành nhân viên của Phòng Nhì Pháp.