Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc của tác giả Paul Kennedy, cũng như link tải ebook Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc” bàn về tình hình sức mạnh quốc gia và quốc tế trong thời kỳ “hiện đại”, hay hậu Phục hưng; giải thích quá trình trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc khác nhau trong suốt năm thế kỷ kể từ khi hình thành “nền quân chủ mới” ở Tây Âu; đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20.
Giới thiệu, Tóm tắt nội dung sách Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc PDF
Đây là một cuốn sách bàn về sức mạnh quốc gia và quốc tế ở thời “hiện đại”, tức thời kỳ hậu-Phục hưng. Nó cố gắng tìm hiểu và giải thích cách thức mà các Cường quốc trỗi dậy và suy tàn cùng mối liên quan giữa chúng trong hơn năm thế kỷ, tính từ khi hình thành “những nên quân chủ mới” ở Tầy Âu và sự khởi đầu của hệ thống các quốc gia có tầm vóc xuyên đại dương và toàn cầu.
Cuốn sách này không tránh được việc bàn luận nhiều về những cuộc chiến tranh, đặc biệt là những cuộc xung đột lớn, kéo dài giữa các liền minh Cường quốc vốn tác động đến trật tự quốc tế; nhưng đây không hoàn toàn là một tác phẩm viết về lịch sử quân sự. Nó cũng bàn về những thay đổi diễn ra trong các cán cân kinh tê’ toàn cầu từ năm 1500; nhưng nó không phải, ít nhất là trực tiếp, một công trình lịch sử kinh tế. Vấn để mà nó tập trung vào là sự tương tác giữa kinh tê’ học và chiến lược, khi mà mỗi quốc gia hàng đẩu trong hệ thống quốc tế nỗ lực gia tăng sự giàu có và sức mạnh của mình để trở thành (hay duy trì) cả hai khía cạnh.
Do đó, khái niệm “xung đột quần sự” trong tên phụ của cuốn sách luôn được xem xét trong bối cảnh “biến đổi kinh tế”. Việc Cường quốc này chiến thắng hay Cường quốc kia sụp đổ trong thời kỳ này thường là hệ quả của [những] cuộc chiến kéo dài với sự tham chiến của các lực lượng vũ trang; nhưng nó cũng là hệ quả của việc tận dụng hiệu quả đến đâu các nguổn lực kinh tế sản xuất của quốc gia trong thời chiến, và xa hơn nữa, [là hệ quả] của phương cách một nền kinh tế quốc gia trỗi dậy hay sụp đổ, liên quan đến những quốc gia hàng đẳu khác, trong những thập niên trước khi thực sự bùng nổ mâu thuãn. Vì lý do này, việc tìm hiểu địa vị của một Cường quốc thay đổi như thế nào trong thời bình cũng quan trọng chẳng kém việc nước đó đã chiến đấu như thế nào trong thời chiến.
Những luận cứ nêu ra trong cuốn sách đều có những phân tích kỹ lưỡng, nhưng có thê’ tóm tắt ngắn gọn như sau:
Sức mạnh tương đối của các quốc gia hàng đâu trong các vấn đề quốc tế không bao giờ là bất biến, đặc biệt là do tỉ lệ phát triển khồng đông đếu giữa các xã hội khác nhau và những đột phá vê mặt công nghệ cũng như tổ chức, dẫn đến việc một xã hội gặp thuận lợi hơn những xã hội khác. Chẳng hạn, sự xuất hiện những con tàu buồm hoạt động tầm xa được trang bị đại pháo và sự nổi lên của nển thương mại Đại Tây Dương sau năm 1500 không chia sẻ lợi ích đồng đều cho mọi quốc gia châu Âu, mà lại tiếp thêm sức mạnh cho nước này nhiều hơn hẳn nước khác. Tương tự, sự phát triển của năng lượng hơi nước sau này cùng việc khai thác các nguồn tài nguyên than đá và kim loại – vốn phục vụ cho động cơ hơi nước hoạt động – đã gia tăng đáng kể sức mạnh của một số quốc gia trong tương quan với các quốc gia khác. Một khi khả năng sản xuất được nâng cao, các nước sẽ dễ dàng gánh chịu chi phí cho lực lượng vũ trang quy mô lớn trong thời bình, duy trì và cung ứng đầy đủ cho quân đội và hải quân trong thời chiến. Giải thích thế này nghe vẻ theo chủ nghĩa trọng thương một cách hời hợt, nhưng thồng thường, cần có sự thịnh vượng làm nển tảng cho sức mạnh quân sự, và ở chiều ngược lại, sức mạnh quân sự lại cân thiết để đạt được và bảo vệ sự thịnh vượng, Tuy nhiên, nếu tỉ lệ tài nguyên quốc gia đáng lẽ dành để làm giàu cho đất nước lại được phân bổ cho những mục đích quàn sự là quá lớn thì vê dài hạn, chính điêu này lại khiến sức mạnh quốc gia bị suy yếu. Tương tự như thế, nếu một quốc gia bành trướng quá mức một cách có chiến lược bằng cách, chẳng hạn, xâm lược các lãnh thổ rộng lớn hay gây ra các cuộc chiến tranh tốn kém, thì có nguy cơ là những lợi ích tiểm tàng từ việc mở rộng lãnh thổ có thể bị tổn phí quá lớn áp đảo – một tình trạng tiến thoái lưỡng nan sẽ trở nên gay gắt nếu nước này bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Lịch sử về sự trỗi dậy rồi suy tàn của các quốc gia hàng đầu trong hệ thống Cường quốc từ khi Tây Âu bắt đầu tiến bộ ở thế kỷ 16, như Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Đế quốc Anh và hiện tại ỉà Mỹ, cho thấy một mối tương quan thiết yếu về ỉãu về dài giữa một mặt là khả năng sản xuất và gia tăng thu nhập và mặt khác là sức mạnh quân sự.
Câu chuyện vể “Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc” trình bày trong các chương này có thể được tóm tắt như sau. Chương đầu dẫn dắt vấn đé bằng việc xem xét tình hình thế giới ở thời điểm khoảng năm 1500 và phân tích sức mạnh cùng điểm yếu của từng “trung tâm quyền lực” đương thời, bao gổm nhà Minh ở Trung Hoa; Đế chế Ottoman và Đế chê’ Mogul, một nhánh Hồi giáo của nó ở Ân Độ; Đại Công quốc Muscovy; nước Nhật thời Tokugawa; và một nhóm các quốc gia ở vùng Tây-Trung Âu. Đầu thế kỷ 16, hoàn toàn không có khả năng nào cho thấy khu vực được kể tên cuối cùng [trong danh sách trên] chắc chắn sẽ vượt lên dẫn đầu. Song, dẫu cho các đê’ chê’ phương Đông kia hùng mạnh và có tổ chức đến thế nào so với châu Âu, tất cả đều phải gánh chịu những hệ quả của chính sách trung ương tập quyền vốn theo đuổi tính đóng nhất về đức tin và thực hành, không chỉ ở vấn đế quốc giáo chính thức mà còn ở những lĩnh vực như hoạt động thương mại và phát triển vũ khí. Ở châu Âu, việc thiếu vắng quyên lực tối cao như ở phương Đông và các mối quan hệ kình địch hiếu chiến giữa các vương quốc và thành bang đã khiến họ phải liên tục tìm cách cải tiến vê quân sự, mà những tiến bộ đó lại có tương tác hiệu quả với những tiến bộ vể kỹ thuật và thương mại mới mẻ hơn cũng đang xuất hiện trong môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do ít gặp chướng ngại trên con đường thay đổi, các xã hội châu Âu tiến vào một chuỗi tăng trưởng kinh tế liên tục và nâng cao hiệu quả quân sự mà, theo thời gian, đã đưa họ tiến lên trước các khu vực khác trên thế giới.
Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc được ra mắt lần đầu năm 1987, bàn về tình hình sức mạnh quốc gia và quốc tế trong thời kỳ “hiện đại”, hay hậu Phục hưng; giải thích quá trình trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc khác nhau trong suốt năm thế kỷ kể từ khi hình thành “nền quân chủ mới” ở Tây Âu; đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20 (mà thực tiễn cho đến nay đã xác nhận tính đúng đắn hoặc thiếu chính xác của chúng).
Luận điểm bao trùm trong tác phẩm bao gồm hai ý: một là, sức mạnh của một Cường quốc chỉ có thể được đong đếm trong tương quan với các nước khác; hai là, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một Cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền vững của nền kinh tế quốc gia. Ý thứ hai nói theo cách khác là nếu một nước nuôi dưỡng tham vọng và/hoặc có yêu cầu về an ninh ở mức cao hơn nền tảng tài nguyên của mình, thì nước đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị quá sức về quân sự và bị suy thoái tương đối đồng thời.
Giới thiệu về tác giả Paul Kennedy
PAUL KENNEDY (Sinh năm 1945) là một nhà sử học người Anh, chuyên nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế và các chủ đề liên quan như kinh tế, chiến lược lớn. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi bật về lịch sử chính sách đối ngoại Anh và những cuộc đấu tranh giành quyền lực lớn.
Từ năm 1983, Kennedy là giáo sư Lịch sử tại Đại học Yale, chuyên nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ giữa các nước lớn trong thế kỷ 19 và 20, lịch sử quân sự và hải quân, lịch sử ngoại giao và đế quốc Anh, các vấn đề an ninh toàn cầu đương đại, và lịch sử Liên Hợp Quốc. Cũng tại Đại học Yale, Kennedy còn là Giám đốc Chương trình nghiên cứu An ninh quốc tế, Thành viên Đặc biệt Chương trình Brady-Johnson về Chiến lược Lớn, điều phối viên các chương trình ISS do Quỹ Smith Richardson tài trợ.
Ông sở hữu nhiều bằng danh dự, là thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia, Hiệp hội Triết học Mỹ, Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ; được phong tước Chỉ huy Đế quốc Anh (CBE) năm 2001, được bầu vào Viện hàn lâm Anh năm 2003; đạt Giải Hattendorf của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ năm 2014.Ngoài ra, ông tham gia biên tập và viết bài cho nhiều tờ tạp chí học thuật như The New York Times, Los Angeles Times, The Atlantic, và cả báo chí nước ngoài.
Tác phẩm tiêu biểu: The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000 (1987),Preparing for the 21st Century (1993),The Parliament of Man: The Past, Present, and Future of the United Nations (2006)