Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Thảm Họa Khí Hậu – Chúng Ta Đã Có Gì và Chúng Ta Phải Làm Gì Để Ứng Phó của tác giả Bill Gates & GreenID (dịch).
“Thảm Họa Khí Hậu – Chúng Ta Đã Có Gì và Chúng Ta Phải Làm Gì Để Ứng Phó” của tác giả Bill Gates, được dịch bởi GreenID, là một tác phẩm quan trọng về biến đổi khí hậu, trong đó Gates trình bày những thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt và các giải pháp cần thiết để ứng phó với tình trạng này.
Cuốn sách bắt đầu bằng việc phân tích nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự gia tăng phát thải khí nhà kính. Gates nhấn mạnh rằng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thế giới cần loại bỏ khoảng 51 tỉ tấn khí nhà kính mỗi năm. Ông trình bày các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất thực phẩm, giao thông vận tải và xây dựng, nơi mà sự thay đổi cần diễn ra.
Gates cũng đề xuất những công nghệ mới và phương pháp sáng tạo có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi sự hợp tác toàn cầu và nhấn mạnh vai trò của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân trong việc thực hiện các giải pháp bền vững.
Cuốn sách Thảm Họa Khí Hậu – Chúng Ta Đã Có Gì và Chúng Ta Phải Làm Gì Để Ứng Phó gợi ý về một con đường tiến về phía trước, đó là một loạt các bước mà chúng ta có thể thực hiện để tạo ra cơ hội tốt nhất nhằm tránh thảm họa khí hậu. Nó được chia thành năm phần:
- Tại sao lại là 0? Trong Chương 1, tôi sẽ giải thích thêm về lý do tại sao chúng ta cần đạt được con số 0, bao gồm cả những gì chúng ta biết (và những gì chúng ta không biết) về việc gia tăng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mọi người trên thế giới.
- Tin xấu: Đây sẽ là một hành trình khó khăn. Bởi vì mọi kế hoạch để hướng đến bất kỳ mục tiêu nào đều bắt đầu bằng việc đánh giá rào cản, nên trong Chương 2, chúng ta sẽ dành một chút thời gian để xem xét những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.
- Làm thế nào để có một cuộc trò chuyện hiểu biết về biến đổi khí hậu. Trong Chương 3, tôi sẽ làm rõ một vài con số thống kê khó hiểu mà bạn có thể đã nghe đến, đồng thời chia sẻ một số câu hỏi mà tôi luôn ghi nhớ trong mỗi cuộc trò chuyện của mình về biến đổi khí hậu. Chúng đã rất nhiều lần giúp tôi tránh khỏi sai lầm, và tôi hi vọng chúng sẽ có tác dụng tương tự với bạn.
- Tin tốt: Chúng ta có thể làm được. Từ Chương 4 đến Chương 9, tôi sẽ phân tích những lĩnh vực mà công nghệ hiện đại có thể giúp ích và những lĩnh vực cần đột phá. Đây sẽ là phần dài nhất của cuốn sách vì có quá nhiều thứ đề cập. Chúng ta hiện đang có một số giải pháp cần triển khai trên quy mô lớn, đồng thời, chúng ta cũng có rất nhiều sự đổi mới cần được phát triển và phổ biến trên toàn thế giới trong vài thập niên tới.
- Mặc dù tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số công nghệ mà tôi đặc biệt quan tâm, nhưng tôi sẽ không nêu tên nhiều công ty. Một phần vì tôi đang đầu tư vào một số công ty và tôi không muốn sự việc trông như thể tôi đang ủng hộ các công ty mà mình có lợi ích tài chính. Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn tập trung vào các ý tưởng và sự đổi mới, thay vì các doanh nghiệp cụ thể. Một số công ty có thể sẽ thua lỗ trong những năm tới; đây là điều có thể được dự đoán khi bạn dấn bước tiên phong, nhưng đó không hẳn là dấu hiệu của sự thất bại. Điều mấu chốt là học hỏi từ thất bại và sử dụng những điều học được vào lần mạo hiểm tiếp theo, giống như cách chúng tôi đã làm ở Microsoft và giống như mọi nhà đổi mới khác mà tôi biết.
- Những bước chúng ta có thể tiến hành ngay bây giờ. Tôi viết cuốn sách này không chỉ vì tôi nhận ra vấn đề biến đổi khí hậu; tôi còn nhìn thấy cơ hội để giải quyết nó. Tôi không lạc quan quá mức. Chúng ta đã có hai trong ba điều cần thiết để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ lớn lao nào. Đầu tiên, chúng ta có tham vọng, nhờ vào cảm hứng từ một phong trào toàn cầu đang được dẫn dắt bởi những người trẻ tuổi và quan tâm sâu sắc đến biến đổi khí hậu. Thứ hai, chúng ta có những mục tiêu lớn để giải quyết vấn đề, và đồng thời chúng ta cũng có lời cam kết chung sức của nhà lãnh đạo quốc gia và địa phương trên khắp thế giới. Bây giờ chúng ta cần thành phần thứ ba: một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu.
- Cũng như khi tham vọng của chúng ta được thúc đẩy nhờ việc nhận thức đúng về khoa học khí hậu, bất kỳ kế hoạch thực tiễn nào để giảm lượng khí thải đều cần được thúc đẩy nhờ các ngành khác: vật lý, hóa học, sinh học, kỹ thuật, khoa học chính trị, kinh tế, tài chính… Vì vậy, trong những chương cuối cùng của cuốn sách, tôi sẽ đề xuất một kế hoạch dựa trên những hướng dẫn mà tôi nhận được từ các chuyên gia thuộc tất cả các lĩnh vực này. Trong Chương 10 và Chương 11, tôi sẽ tập trung vào những chính sách mà các chính phủ có thể áp dụng; trong Chương 12, tôi sẽ đề xuất các bước mà mỗi chúng ta có thể thực hiện để giúp thế giới đạt được con số 0. Cho dù bạn là một lãnh đạo chính phủ, một doanh nhân hay một một cử tri với cuộc sống bận rộn và quá ít thời gian rảnh (hoặc tất cả những trường hợp trên), bạn đều có thể góp sức vào công cuộc phòng tránh thảm họa khí hậu.
Mời các bạn tải đọc sách Thảm Họa Khí Hậu – Chúng Ta Đã Có Gì và Chúng Ta Phải Làm Gì Để Ứng Phó của tác giả Bill Gates & GreenID (dịch).