Cuốn sách “Tham Nhũng Dầu Mỏ – Thế Lực Nhiễu Loạn Thế Giới” của tác giả Alexandra Gillies là một tác phẩm nghiên cứu sâu về vấn đề tham nhũng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Tác giả tập trung vào việc phân tích chi tiết về cuộc khủng hoảng tham nhũng mà ngành dầu mỏ đã trải qua trong thời kỳ hoàng kim từ năm 2008 đến 2014.
Cuốn sách đi sâu vào những vụ án tham nhũng nổi tiếng tại các quốc gia như Angola, Nigeria, Azerbaijan, Nga, Malaysia và nhiều nơi khác. Tác giả mô tả chi tiết về các thương vụ dầu mỏ lớn và những thủ đoạn tinh vi mà các cá nhân quyền lực trong ngành này đã sử dụng để bòn rút hàng tỷ đô la Mỹ từ quỹ công quốc gia.
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc phân tích vấn đề mà còn đề xuất các giải pháp và biện pháp phòng chống tham nhũng trong ngành dầu mỏ. Tác giả nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tăng cường minh bạch và giám sát trong các thương vụ dầu mỏ, cũng như sự cần thiết của sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với vấn đề này.
Với phong cách viết truyền cảm và chân thực, cuốn sách hứa hẹn sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc về một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp dầu mỏ và cả thế giới hiện nay – tham nhũng. Mời các bạn đón đọc Tham Nhũng Dầu Mỏ – Thế Lực Nhiễu Loạn Thế Giới của tác giả Alexandra Gillies & Phạm Nguyên Trường (dịch).
—-
KHỦNG HOẢNG THAM NHŨNG
Trong bữa ăn tối, chúng tôi hỏi nhau về chuyện 400 triệu USD sẽ là một chồng tiền cao như thế nào. Trong tin đồn mới nhất gây xôn xao dư luận ở Abuja, Thủ đô của Nigiêria, người giúp việc cho một quan chức cấp cao chính phủ đi vào căn phòng phía sau nhà của ông chủ và tình cờ nhìn thấy 400 triệu USD tiền mặt. Theo lời kể, người giúp việc đã cố hết sức nhét đầy tiền vào vali và chuồn khỏi thành phố. Tôi và mấy người bạn mỗi người đoán một phách… Có lẽ chồng tiền ấy phải lớn hơn cái đi-văng? Chắc phải to như chiếc xe tải cỡ nhỏ?
Lúc bình thường, một tin đồn như vậy nghe có vẻ điên rồ. Xét cho cùng, 400 triệu USD là một số tiền khổng lồ, không thể vứt bừa bãi như vậy. Nhưng đây không phải thời điểm bình thường. Đây là giai đoạn bùng nổ kinh tế, và dường như bất cứ chuyện gì đ’êu<ó thể xảy ra.
Một thời gian ngắn trong năm 2008 và sau đó là 4 năm lịch sử tính từ năm 2010, giá dầu trung bình ở mức trên 80 USD/thùng. Hầu như suốt giai đoạn đó, giá dầu vượt trên mức 100 USD/thùng. Để có thể so sánh, xin nói rằng trong 20 năm trước đó, giá dầu chỉ ở mức 20 hoặc 30 USD/thùng. Giá dầu tăng tạo ra hơn 9.000 tỷ USD thu nhập mới và rất nhiều người muốn chấm mút chút đỉnh. Từ những năm 1970, các chính phủ và công ty tham gia vào lĩnh vực này chưa từng chứng kiến cơ hội kiếm lời nào lớn như thế. Kho bạc của chính phủ đầy ứ tiền bạc, lợi nhuận của công ty tăng vọt, người khai thác dầu đưa về quê hương số tiền lớn chưa từng có, những người buôn bán cũng thu được những món tiền lớn.
Ở thủ đô các nước có nhiều dầu mỏ như Abuja, công việc đàm phán hợp đồng diễn ra sôi động chưa từng có. Tôi đã sống ở đó và đang làm luận án tiến sĩ khi giá cả tăng vọt vào năm 2008. Tôi muốn tìm hiểu vì sao trong vài năm trước đó, Chính phủ Nigiêria đã thực hiện một số cải cách trong lĩnh vực dầu khí. Chính phủ đã sử dụng các cuộc đấu giá cạnh tranh chứ không trao các lô dâu (block) bằng những thỏa thuận sau hậu trường nữa, chính phủ còn công bố chi tiết số tiền thu được từ dầu khí và lập ra quỹ tiết kiệm doanh thu từ dầu khí dành cho các thế hệ tương lai. Đây là những bước đi vừa thú vị vừa thực sự bất ngờ, vì diễn ra ở đất nước nổi tiếng về tham nhũng, thảm họa môi trường và những thiệt hại khác bắt nguồn từ sự giàu có về dầu mỏ.
Nhưng khi tôi tới Abuja, cải cách gần như đã chấm dứt. Tôi đi khắp đất nước này trong vòng một năm, phát danh thiếp nghiên cứu sinh của mình và phỏng vấn hàng chục quan chức, giám đốc điều hành và các nhà hoạt động xã hội về ngành công nghiệp dầu khí. Họ cho rằng cải cách đã mang lại một số lợi ích ngắn hạn. Nhưng chủ yếu, họ nói về những công việc còn phải *
làm. Người ủng hộ công cuộc cải cách, cựu Tổng thống Olusegun Obasanjo, đã rời nhiệm sở và người kế nhiệm ông lại yếu cả về thể chất lẫn chính trị. Giá dầu tăng, chính phủ không cần hoạt động hiệu quả nữa. Lĩnh vực dầu khí rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhất là công ty dầu khí quốc gia. Các nhóm lợi ích giành giật từng khu vực nhằm làm giàu cho riêng mình, việc giám sát hoạt động của các công ty dâu khí bị buông lỏng. Những người nắm quyền biết rõ mọi thứ đang hoạt động bất thường đến mức nào, nhưng chương trình cải cách lại hoàn toàn bất động.
Không còn cải cách, cái giá phải trả là quá lớn, và phải ra ngoài khuôn khổ của thành phố Abuja thì mới thấy hết thực tế này. Nigiêria có khoảng 90 triệu người, một nửa dân số nước này sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Chỉ 2% dân số thế giới sống ở đây, nhung lại chiếm tới 14% số thai phụ tử vong trên toàn thế giới: cứ 13 phút lại có một phụ nữ Nigiêria chết trong thời gian mang thai và sinh nở, mà đáng lẽ có thể phòng tránh được. Nhung sinh nở xong không phải là hết. Cứ 10 trẻ em Nigiêria thì có một em chết trước khi lên 5 tuổi và cứ 3 em thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính. Theo dự báo, năm 2050, dân số nước này sẽ tăng gấp đôi, số người bị đói, bị bệnh và tử vong sớm dường như sẽ gia tăng
Đau khổ hơn là, tiềm năng của Nigiêria thê’ hiện rõ ràng chẳng khác gì những thách thức mà họ đang phải đối mặt. Tôi thích tìm hiểu nền nghệ thuật tầm cỡ thế giói và đời sống tri thức sôi động của đất nước này và ngưỡng mộ vô số doanh nhân thành đạt mặc dù điều kiện nơi đây quá khắc nghiệt. Hâu hết các quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng nghèo đói cùng cực và những triển vọng chưa đạt được đều không phải những nước khai thác được nhiều dâu thô; nhưng Nigiêria lại là quốc gia đứng thứ 12 trên thế giới. Năm 2008, mỗi ngày Nigiêria sản xuất lượng dâu thô trị giá hơn 200 triệu USD. Nếu ngành dầu khí được quản lý một cách phù hợp và dùng lợi nhuận để giảm nghèo và tạo việc làm, chính phủ đã có thể cứu sống được hàng triệu người. Tôi càng biết nhiều thì tình hình dường như càng đáng phẫn nộ hơn.
Trên thực tế, nguyên nhân gây phẫn nộ chỉ mới bắt đầu. Năm 2010, Goodluck Jonathan trở thành Tổng thống Nigiêria, đúng vào lúc giá dầu đạt mốc cao lịch sử. Khi đó tôi đã tốt nghiệp chương trình sau đại học và đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) vói mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch và quản trị tốt trong lĩnh vực dầu khí. Mục đích của chúng tôi là giúp các nước đang phát triển tránh xa các hình thức tham nhũng và các cơ hội bị bỏ lỡ, thường song hành với của cải được bơm lên cùng dầu khí. Mỗi lần tói Nigiêria, tôi thường ở lại vài tháng và tham gia nhiều dự án nhỏ khác nhau. Chúng tôi huầh luyện các nhà báo địa phương theo dõi một số khía cạnh kỹ thuật của ngành công nghiệp dâu khí, thúc đẩy chính quyền các bang đang khai thác dâu ở Đồng bằng sông Niger báo cáo chi tiết về cách thức họ chi tiêu và đưa ra nhận xét về các phiên bản khác nhau của dự luật cải cách đã nằm hứng bụi nhiều năm trong cơ quan lập pháp. Hầu hết đều là những công việc hữu ích, nhưng sau mỗi chuyến đi, tôi thấy các dự án này ngày càng trở nên vô ích và vô bổ.
Năm 2012 nổ ra một vụ bê bối về việc chính phủ đã trả cho các nhà nhập khẩu nhiên liệu hàng tỷ đôla Mỹ đê’mua xăng và dâu diesel, nhưng số nhiên liệu này chưa bao giờ được đưa về nước. Sau vụ việc này, không có quan chức cấp cao nào bị cách chức, không ai bị đưa ra tòa vì phạm pháp và nhiều tội phạm bị tình nghi vẫn tiếp tục làm ăn với chính phủ. Cũng trong khoảng thời gian này, chính phủ còn bắt đầu trao những hợp đồng khổng lồ, được soạn thảo một cách kỳ quặc cho các công ty dầu khí trong nước đầy bí ẩn và hầu như không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này. Những câu chuyện về đút lót, về những chiếc xe chở dầu bị đánh cắp và những tội danh khác cũng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn và có sức thuyết phục hơn. Những câu chuyện đồn đoán về vị Bộ trưởng Dầu mỏ cũng ngày càng nhiều. Bạn bè và người quen kháo nhau rằng bà ta rõ ràng đã bỏ bê những nhiệm vụ quan trọng của ngành, một đám người trung thành tụ tập ở nhà bà ta vào ban đêm và lên kế hoạch lợi dụng ngành dầu khí đang phát triển bùng nổ để kiếm lợi cho chính bà ta và Tổng thống.
Vào thời điểm đó, nếu bước vào khách sạn Hilton ở Abuja -tổng hành dinh của những vụ giao dịch không chính thức trên đất nước này – có thể thấy một không khí rất sôi động. Những tay chơi quyền thế và đoàn tùy tùng tụ tập quanh thang máy, lên những dãy phòng riêng nơi những nhân vật quyền lực phát biểu đầy oai phong. Các doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới đến chiếm ngay góc quầy bar piano của tiền sảnh để gặp những người trước đây chỉ đóng vai phụ nhung bỗng chốc sở hữu khối tài sản đáng gờm. Trong gian hàng cho khách du lịch của khách sạn, bạn có thể mua những bức tranh lớn vẽ Bộ trưởng Dầu mỏ, bên cạnh những bộ quần áo và đồ trang sức truyền thống đắt hơn hẳn bên ngoài. Những chiếc đồng hồ và túi hàng hiệu có giá trên 10.000 USD đã trở thành trang phục bình thường của đám tài xế, nhân viên bảo vệ và những cô nhân tình ngồi chật kín hành lang. Mùi kim tiền phảng phất đó đây.
Bất chấp mọi hào nhoáng và đồn đại, tôi vẫn cố gắng tìm hiểu chính xác chuyện gì đang xảy ra. Những câu chuyện về nạn trộm cắp và phạm pháp, như tay người hầu chuồn êm với một vali tiền mặt, là thông tin rất khó khẳng định. Chính phủ biện minh cho những cáo buộc tham nhũng bằng những tuyên bố đầy phẫn nộ và hàng đống dữ liệu. Những người bạn của tôi từng làm việc trong chính phủ còn cáo buộc đảng đối lập tung tin đồn bôi nhọ thanh danh của tổng thống và các trợ thủ của ông. Các quan chức hàng đầu khác thì nói bằng ngôn từ của cải cách và được quốc tế hoan nghênh.
Sự im lặng của cộng đồng quốc tế càng làm cho vâh đề trở nên khó hiểu hơn. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nhà tài trợ phương Tây khác đã dành những khoản tiền lớn cho cuộc chiến xóa nghèo và những sự nghiệp khác ở Nigiêria. Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nigiêrĩa. Những tổ chức này tạo được nhiều ảnh hưởng ở Nigiêria và tất cả đều tuyên bố tích cực phản đối tham nhũng. Chắc chắn họ sẽ hành động nếu hàng tỷ đôla Mỹ thu được từ tiền bán dầu đang trôi ra bên ngoài. Họ có trong tay các công cụ đã từng triển khai ở những nước khác, chẳng hạn tung ra những tuyên bố chỉ trích, cắt viện trợ, theo dõi dòng tiền bẩn, hoặc ngăn các quan chức tham nhũng ra nước ngoài. Nhưng không hề có động thái nào. Chính phủ các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế, trong đó có những nhà tài trợ cho các chương trình về Nigiêria của chúng tôi, tiếp tục cộng tác với chính phủ nước này như thể mọi thứ vẫn hoàn toàn ổn. Tinh trạng không rõ ràng, hư ảo làm cho người ta không nhận rõ được khủng hoảng tham nhũng đang diễn ra xung quanh.
Chính những năm này, các cuộc khủng hoảng tương tự đã bùng lên ở những nước khai thác dầu mỏ trên khắp thế giới, từ Moscow đến Rio de Janeiro, từ Houston đến Baghdad. Bằng cách sử dụng một loạt chiến thuật có thể làm người ta chóng mặt, các công ty và giới tinh hoa chính trị tranh cướp nhau món lợi như thể từ trên trời rơi xuống. Âm mưu tham nhũng phát triển rất nhanh cả về quy mô lẫn tính sáng tạo, cũng như những nỗ lực tinh vi nhằm che giấu số tiền ăn cắp được ở hải ngoại. Sau khi thời kỳ bùng nổ chấm dứt, hên chính trị thay đổi cùng với thời gian, các nhà điều tra và phóng viên bắt tay vào việc. Cuối cùng đám mây mù cũng tan dân và chúng ta có thể thấy những gì thực sự đã xảy ra.
Trong câu chuyện của Nigiêria, sự thật cuối cùng đã bắt đầu sáng tỏ khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương lên tiếng chỉ trích hiện trạng và bắt tay vào hành động. Năm 2013, ông đưa ra bằng chứng rằng 20 tỷ USD doanh thu từ dầu khí đã “mất tích”. Ông cáo buộc công ty dầu khí quốc gia thường xuyên hoạt động kém hiệu quả đã nộp quá ít thu nhập về cho chính phủ trong những năm bùng nổ kinh tế.
Vì những cố gắng như thế, ông bị sa thải ngay lập tức. Tuy nhiên, câu chuyện của ông vẫn còn đó. Sau vài năm, nhiều tài liệu, câu chuyện trên phương tiện truyền thông và các cuộc điều tra đã khẳng định số tiền mà vị Thống đốc đưa ra. Các đồng nghiệp và tôi đã soạn thảo một bản báo cáo. Chúng tôi mô tả cách thức mà cựu Bộ trưởng Dầu mỏ đã giao hợp đồng mua bán dầu thô cho một số công ty do những người thân cận với bà ta lãnh đạo. Những hợp đồng đó tạo điều kiện cho các công ty này chiếm đoạt hàng tỷ đôla Mỹ mà lẽ ra phải nộp cho chính phủ. Các hợp đồng này thiếu trách nhiệm và không chặt chẽ đến mức chỉ một hợp đồng đã có những điều khoản có thể làm cho Nigiêria mất hơn 300 triệu USD chỉ trong một năm2. Nhưng khi chúng tôi phát hiện ra, thì giai đoạn bùng nổ đã chấm dứt.
Các cơ quan thực thi pháp luật đã làm sáng tỏ hơn những sự kiện có khả năng đã xảy ra. Năm 2017, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã thông báo về vụ thu giữ tài sản trị giá 144 triệu USD, được mua bằng số tiền bị đánh cắp ở Nigiêria. DOJ cáo buộc các trợ thủ của vị Bộ trưởng – thông qua các công ty bình phong hải ngoại và các ngân hàng nước ngoài – đã chuyển tiền bán dầu ra khỏi Nigiêria, rồi sau đó dùng số tiền này để mua siêu du thuyền và những ngôi nhà sang trọng ở New York và California3. Các công tố viên người Italia tố cáo các công ty dầu khí khổng lồ toàn cầu là Shell và Eni với tội danh hối lộ mà chỉ trong một thỏa thuận bẩn thỉu, giới tinh hoa chính trị, trong đó có cả vị cựu Bộ trưởng, đã chiếm đoạt gần 1 tỷ USD4, ủy ban chống tham nhũng của Nigiêria báo cáo rằng, họ đã xác định được số tiền mặt, đồ trang sức và bất động sản trị giá 600 triệu USD mà cựu Bộ trưởng Dầu mỏ được cho là đã mua trong thời gian tại chức5. Bà ta đã bị Chính phủ Anh đưa đi thẩm vấn, thu hộ chiếu và giữ ở London trong khi họ tiếp tục điều tra6. Tất cả những vâh đề này vẫn đang diễn ra khi cuốn sách này được xuất bản.
Mặc dù vai trò của các công ty và cá nhân cụ thể đều phải được xử lý theo pháp luật, nhưng những cuộc điều tra này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hon về hiện tượng tham nhũng trong giai đoạn bùng nổ. Chương 3 trình bày chi tiết tình hình ở Nigiêria với điểm mấu chốt là tham nhũng đã tước đoạt của người dân những lợi ích từ một trong những thời kỳ phát triển bùng nổ nhất lịch sử của lĩnh vực dầu mỏ.
Nhìn lại, tôi có thê’ thấy nạn tham nhũng kinh hoàng diễn ra khắp mọi nơi. Tôi thậm chí đã tiếp xúc với một vài người bị cáo buộc ngay trong thời gian họ đang thực hiện các giao dịch làm ăn. Một người môi giới sau này phải ngồi tù ở Italia đã từng cho tôi quá giang về nhà. Trong bữa ăn tại một cuộc hội nghị, tôi từng trò chuyện với một giám đốc điều hành của hãng Shell mà hiện đang phải hầu tòa. Một đồng nghiệp của tôi đã từng làm một số công việc trong những công ty bình phong của vị Bộ trưởng,… Tuy nhiên, mặc dù ở gần với tham nhũng đến như thế và nhận thức được quy mô khả dĩ của nó, tôi vẫn nằm trong số nhiều người không lên tiếng báo động ngay từ sớm hoặc lên tiếng chưa đủ lớn. Khi mọi chuyện trở nên rõ ràng thì đã quá muộn, tiền cũng đã không cánh mà bay.
Trong giai đoạn bùng nổ ở Nigiêria, tham nhũng trong ngành dâu khí gia tăng nhanh chóng nhung gặp rất ít trở ngại. Sự thiếu hiểu biết và tình trạng không cấp bách khiến tất cả các tác nhân người Nigiêria và nước ngoài không lên tiếng và không hành động. Nigiêria không phải là trường hợp duy nhất: hết lần này tới lần khác, những vụ làm ăn trong ngành dầu khí đã mang lại lợi ích cho một vài kẻ có quyền lực, trong khi dân chúng phải chịu nhiều tổn thất. Cuốn sách này là nỗ lực của cá nhân tôi nhằm bổ sung thêm nhận thức và thúc đẩy bài trừ nạn tham nhũng, khiến tham nhũng ít có khả năng gây ra những thiệt hại mang tính lịch sử như vậy một lần nữa.
Tham nhũng lan rộng toàn cầu
Các tiêu đề báo chí từ khắp nơi trên thế giới thể hiện rõ: hàng nghìn tỷ đôla Mỹ bất hợp pháp luân chuyển vòng quanh thế giới, làm giàu cho những cá nhân quyền lực và giữ quyền lực cho những nhà lãnh đạo bịp bợm, còn những công dân bình thường phải chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng các tiêu đề báo chí không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của tham nhũng. Tham nhũng thường được mô tả bằng những khái quát chung chung: “phổ biến”, “mang tính hệ thống” hoặc “tràn lan”. Còn khi đào sâu hơn, báo chí thường tập trung vào các chi tiết rườm rà. Con trai nhà lãnh đạo độc tài Ghinê Xích đạo đã mua chiếc găng tay gắn đầy pha lê Swarovski mà Michael Jackson đã đeo trong chuyến lưu diễn “Bad”. Tiền đánh cắp từ Chính phủ Malaĩxia được trả cho Britney Spears để nhảy ra từ một chiếc bánh sinh nhật. Thái tử Arập Xêút ưng ý một chiếc du thuyền của ông trùm rượu vodka Nga và mua ngay trong ngày với 550 triệu USD tiền mặt. Những chi tiết này cho thấy tham nhũng có thể nghiêm trọng tới mức nào, nhưng chúng không cho ta biết nhiều về những biện pháp có thể kiểm soát nó.
Nghiên cứu giai đoạn bùng nổ dâu mỏ gần đây cung cấp cho chúng ta một bức tranh dầy đủ hơn. Quan sát nạn tham nhũng trong giai đoạn bùng nổ dâu mỏ cũng tương tự như nhỏ một giọt thuốc nhuộm vào hệ thống lưu thông của tham nhũng toàn cầu và theo dõi các dòng chảy và đường dẫn của hệ thống khi giọt thuốc nhuộm ngày càng lan rộng ra. Các chương tiếp theo trình bày ngắn gọn những điều tôi phát hiện được sau khi xem xét hàng chục vụ tham nhũng trong giai đoạn bùng nổ dầu mỏ, nhiều trường hợp cho thấy các xu hướng vượt ra ngoài phạm vi của ngành dầu khí.
Chương 2 tập trung vào các công ty, ngân hàng và khu vực tư nhân khác, đồng thời mô tả những biện pháp mà họ sử dụng để bẻ cong luật lệ trong những năm bùng nổ. Ở Ănggôla, Ôxtrâylia, Sát, Cộng hòa Cônggô, Libi, Nigiêria, Na Uy và Hoa Kỳ, giám đốc điều hành các công ty bày ra những âm mưu phức tạp nhằm chiếm đoạt phần lớn của cải do giai đoạn bùng nổ mang lại. Hối lộ và kết thân với giới tinh hoa chính trị là những hình thức tham nhũng phổ biến nhất, nhưng tôi cũng khảo sát các trường hợp thông đồng và trốn thuế.
Vụ gian lận gần đây của các công ty khổng lồ như Wells Fargo và Volkswagen cho thấy, các nhà lãnh đạo có uy tín trong ngành này cũng có thê’ bị dính vào những vụ bê bối tham nhũng, dù họ có hệ thống quản lý phức tạp. Giai đoạn bùng nổ dầu mỏ cũng không phải ngoại lệ, và cơ hội thu được lợi nhuận cao bất thường đã dụ được Royal Dutch Shell, Goldman Sachs và những “con cá lớn” khác vào vùng nước đục. Các trường hợp khác chứng tỏ động cơ tham nhũng đặc biệt cao trong 2 khu vực: thăm dò, khai thác và kinh doanh dầu khí. Các cuộc điều tra cũng phát hiện được một số chiến thuật phổ biến, ví dụ như các công ty thuê môi giới để thực hiện những phi vụ bẩn thỉu của họ. Những khu vực có vâh dề như vậy chính là những nơi mà các cơ quan quản lý và những nhà điều tra tham nhũng có thể thu được thắng lợi lớn.
Các công ty hầu như không phải là những đối tượng duy nhất muốn chiếm đoạt của cải thu được từ dầu mỏ. Các chính phủ đủ mọi hình thức cũng nhúng tay vào công việc này. Quan điểm lỗi thời về tham nhũng cho rằng nó chỉ xảy ra chủ yếu ở những nước như Nigiêria với phần đông dân chúng cam chịu cảnh đói nghèo trong khi giới tinh hoa liên kết với nhau vơ vét tiền bạc. Các sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy quan điểm này thiếu sót tói mức nào. Trong 6 tháng đầu năm 2018, các vụ bê bối tham nhũng đã hạ bệ các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia như Ácmênia, Malaixia, Pêru, Xlôvakia, Nam Phi và Tây Ban Nha. Năm 2017, Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội và bị bắt vì thông đồng với giói quyền lực trong lĩnh vực kinh doanh của nước này và tòa án Pakixtan đã cách chức Thủ tướng vì tội che giấu tài sản bất hợp pháp ở hải ngoại. Tổng cộng, trong 5 năm qua, hon 20 nhà lãnh đạo trên thế giới đã bị mất chức sau khi những vụ tham nhũng của họ bị phanh phui và số người phải đối mặt với các cuộc phản đối mang tính lịch sử thậm chí còn nhiều hơn7.
Hồ sơ Panama tiếp tục phơi bày mức độ lan tràn của vâh nạn tham những trên toàn thế giới. Năm 2016, các nhà báo đã nắm được khối lượng lớn tài liệu từ một công ty luật ở Panama mà chuyên môn chính là giúp các khách hàng giàu có chuyển tiền ra nước ngoài. Vụ rò rỉ tin tức này phơi bày các giao dịch tài chính ở nước ngoài của 140 chính trị gia ở 50 nước khác nhau8, trong đó có các quan chức của Cộng hòa Dân chủ Cônggô, Irắc và Xuđăng – những nước có các chỉ số đo lường mức độ tham nhũng tồi tệ nhất. Các quan chức của Áchentina, Ôxtrâylia, Aixơlen và hàng chục quốc gia khác cũng bị bắt quả tang cất tiền trong các công ty bình phong bí mật. Việc sử dụng các công ty bình phong và làm ăn với các công ty luật Panạma không phải là bằng chứng phạm tội. Nhưng những vụ bê bối sau đó cho thấy những việc làm sai trái ở nhiều nước, từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây, từ giàu tói nghèo.
Tham nhũng trong giai đoạn bừng nổ dầu mỏ diễn ra với những hình thức khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống chính trị của từng nước. Trong Chương 3, tôi thảo luận về cách thức kiếm tiên từ dầu mỏ của giới tinh hoa chính trị ở 3 nước dân chủ khai thác dầu: Braxin, Nigiêria và Hoa Kỳ. Các chính trị gia ở cả 3 nước này đều săn tiền từ ngành dầu khí nhằm tài trợ cho các chiến dịch tranh cử tốn kém của mình. Tại Braxin và Nigiêria, tham nhũng ập tới và hàng tỷ đôla Mỹ tiền công quỹ không cánh mà bay.
Các công ty dầu khí quốc gia rất dễ bị lạm dụng. Công ty dầu khí quốc gia Braxin đã chi hon 18 tỷ USD đê’ xây dựng một nhà máy lọc dầu mà đáng lẽ chỉ có giá khoảng 4 tỷ USD, đây chỉ là một phần của vụ bê bối Car Wash (Rửa xe) của nước này9. Những khoản chi vượt mức đó phân lớn đã bị cắt xén và chia cho các chính trị gia và các doanh nhân hàng đầu, đáng lẽ có thể dùng cho việc dạy dỗ 4 triệu học sinh Braxin trong một năm. Ở Hoa Kỳ, người ta sử dụng chiến thuật tinh vi hơn. Các phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao đã gia tăng số tiền mà những người giàu có có thể đổ vào các chiến dịch tranh cử và thu hẹp cách lý giải pháp lý về những hành vi cấu thành hối lộ. Một phần nhờ vào những diễn biến như vậy mà dòng tiền từ ngành dầu khí chảy vào túi các chính trị gia Hoa Kỳ hầu hết đều hợp pháp. Tuy nhiên, cách làm này vẫn gây nguy hiểm cho người dân, nhất là khi chương trình nghị sự của các công ty tài trợ có những chính sách nhằm xóa sổ những chương trình cắt giảm lượng phát thải khí cácbon hoặc giải quyết vâh đề ấm lên toàn cầu.
Trong các chế độ dân chủ, có cả tin tốt lẫn tin xấu. Một số tổ chức chính phủ và cơ quan giám sát đã thành công trong việc xóa SỔ và ngăn chặn nạn hối lộ. Các chế độ đạo tặc trị (kleptocracy) độc tài không có đối trọng và cân bằng, những sự kiện trong những năm bùng nổ dầu mỏ cho thấy rất rõ điều đó. Trong các chế độ đạo tặc trị, tham nhũng và quyền lực luôn luôn song hành với nhau. Các nhà lãnh đạo chính trị thao túng toàn bộ chính phủ và phần lớn khu vực tư nhân nhằm thực hiện các mục đích cá nhân của mình.
Từ “kleptocracy” đã trở nên thông dụng hon trong vài năm gần đây. Người dân Bắc Mỹ và châu Âu nhận thức được đã có bao nhiêu tiền bẩn từ những quốc gia kiểu này thâm nhập nền kinh tế và thiết chế của họ. Chính phủ Hoa Kỳ đã điều tra xem Tổng thống Donald Trump và nhóm vận động tranh cử của ông liệu có mối quan hệ không chính đáng vói Vladimir Putin hay không. Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, Paul Manafort, đã bị kết án vì tội rửa tiền khi làm việc cho cựu lãnh đạo “đạo tặc” của Ucraina. Công ty của Trump hợp tác với một nhà tài phiệt nổi tiếng người Adécbaigian trong vụ mua bán khách sạn và một tỷ phú người Cadắcxtan bị cáo buộc tham nhũng đã mua 3 căn hộ trong khách sạn “Trump SoHo”10. Hàng tỷ bảng Anh từ Nga, Arập Xêút, Cadắcxtan và những nơi khác đã tràn như thác lũ vào các ngân hàng, thị trường bất động sản, doanh nghiệp và trường đại học ở Vương quốc Anh. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ vì rửa tiền bất hợp pháp cho người Nga. Một số nhà cầm quyền độc tài châu Phi công khai sử dụng Pháp và Thụy Sĩ như nhà của mình. Hội đồng châu Âu đã phát hiện những biện pháp mà Adécbaigian sử dụng đê’ xây dựng một chiến dịch vận động hành lang phức tạp – “ngoại giao trứng cá muối” và “hành động tham nhũng” nhằm thuyết phục các thành viên của cơ quan này lờ đi những biểu hiện thô bạo trong hồ sơ nhân quyền của mình11. Nhiều doanh nghiệp Bồ Đào Nha phụ thuộc vào các khoản đầu tư ở Ănggôla, trong đó có những người đang hoạt động chính trị và các thành viên của gia đình quý tộc cũ. Chế độ đạo tặc trị ảnh hưởng tới toàn thế giới.