Câu chuyện trong cuốn sách “Thám tử Peter và Cái Chết Bí Ẩn” kể về vụ án ám sát và đường dây buôn bán ma túy trong ngành quảng cáo của hãng Pym là một tác phẩm ly kỳ và hấp dẫn, nó khám phá sâu vào tận cùng của thế giới thương mại và tội phạm. Việc kết hợp giữa các yếu tố trinh thám và tình huống xã hội hiện đại tạo ra một bức tranh đầy màu sắc và phức tạp.
Thám tử Peter Wimsey với sự thông minh và lòng nhân ái của mình đã phá án một cách thành công, khám phá ra một mạng lưới rộng lớn của tội phạm ma túy và làm sáng tỏ cái chết của Dean. Sự thâm nhập vào hang ổ của bọn tội phạm và sự linh hoạt trong suy luận của Wimsey đã giúp anh đưa ra những phát hiện quan trọng và phá vỡ bí ẩn.
Câu chuyện cũng tôn vinh lòng can đảm và quyết tâm của em gái Dean, người không ngừng nghi ngờ và tìm kiếm sự thật để làm sáng tỏ vụ án. Đồng thời, thông qua việc phản ánh một thế giới thương mại hiện đại và tội phạm ma túy, tác phẩm cũng gợi mở về những vấn đề xã hội nghiêm trọng mà xã hội đương đại đang phải đối mặt.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội và tâm lý phức tạp. Tác giả đã khéo léo đan xen những yếu tố này vào cốt truyện một cách tự nhiên và logic, tạo nên một tác phẩm văn học đa chiều và sâu sắc.
Tóm lại, cuốn sách “Thám tử Peter và Cái Chết Bí Ẩn” của Dorothy L. Sayers là một tác phẩm văn học trinh thám đáng đọc, với cốt truyện hấp dẫn, nhân vật sắc nét và thông điệp sâu sắc. Đây là một trong những tác phẩm không thể bỏ qua đối với những người yêu thích thể loại trinh thám và văn học.
—-
Tác giả Dorothy Leigh Sayers, được biết đến với bút danh Dorothy L. Sayers, là một trong những tác giả nổi tiếng trong thể loại tiểu thuyết trinh thám và văn học Anh. Cuốn tiểu thuyết “The Nine Tailors” của bà là một trong những tác phẩm nổi bật trong sê-ri về nhân vật Lord Peter Wimsey.
Trong “The Nine Tailors”, Lord Peter Wimsey tham gia vào một vụ án mạng kỳ lạ liên quan đến một làng nhỏ ở vùng quê Anh. Sự kết hợp giữa những yếu tố về chuông nhà thờ và nền văn hóa địa phương tạo ra một cốt truyện độc đáo và hấp dẫn. Lord Peter Wimsey, với sự thông minh và tài năng điều tra, đặt ra những câu hỏi khôn ngoan và phát hiện ra những bí mật sâu kín trong làng quê yên bình này.
Cuốn sách không chỉ nổi tiếng với cốt truyện phức tạp và hấp dẫn, mà còn với cách bày tỏ của tác giả về văn hóa và xã hội ở vùng quê Anh. Điều này tạo ra một bối cảnh rất sống động và đa chiều cho câu chuyện.
Tổng thể, “The Nine Tailors” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Dorothy L. Sayers và là một phần không thể thiếu trong bộ sưu tập của bất kỳ người yêu thích văn học trinh thám nào.
—-
– A này, – Hankin níu lấy cô Rossiter ngay trên lối đi và nói. – Cô có biết hôm nay chúng ta có một biên tập viên mới về không?
– Thế là thế nào ạ?
– Một anh chàng Bredon nào đó. Tôi cũng chẳng biết anh ta là ai nữa. Anh ta được ban giám đốc tuyển dụng, chính ông Pym dẫn vào. Các bạn sẽ phải quan tâm đến anh ta đấy.
– Vâng, thưa ông Hankin.
– Phải xếp cho anh ta ngồi làm việc ở phòng của Dean.
– Vâng, thưa ông Hankin.
– Chính anh chàng Ingleby là người chịu trách nhiệm phải cho anh ta biết mọi việc ở đây, hẳn là cô đã muốn điều này xảy ra và đẩy anh ta đến với tôi còn gì.
– Vâng, thưa ông Hankin.
– Bây giờ cô hãy bảo cô Smayle mang lại cho tôi hồ sơ của văn phòng Dairefield được không?
– Vâng, thưa ông Hankin.
Cô Rossiter ôm lấy cuốn vở ghi chép của mình và với tay kéo cánh cửa khép lại phía sau, rồi nhẹ nhàng bước dọc theo hành lang. Liếc nhìn qua những ô kính trên cánh cửa ra vào của phòng làm việc cạnh đó, cô nhận ra Ingleby đang ngả người trên chiếc ghế bành, hai chân gác trên bộ tản nhiệt của lò sưởi, vừa nói chuyện phiếm với một cô gái mặc bộ đồ xanh, ngồi chênh vênh trên một góc bàn làm việc. Cô Rossiter đẩy cho cửa hé ra và nói với vào:
– Xin lỗi đã làm phiền hai vị, – Cô ta nói với vẻ tinh nghịch. – Nhưng ông Hankin cho gọi anh, anh Ingleby ạ!
– Tôi đoán chắc lại có chút cà phê Scout gì đây. – Ingleby nghi ngờ đáp.
– Không phải thế đâu. Ông ấy muốn gặp anh vì một biên tập viên mới.
– Sao cơ? Đã có người thay Dean rồi sao? – Cô gái mặc bộ đồ xanh ngạc nhiên kêu lên. – Người ta vừa mới mai táng người giúp việc đáng thương của mình chẳng được bao lâu mà!
– Ồ, cô em gái thân mến, đó là hành vi hiện đại đấy. – Ingleby nói. – Cuối cùng thì… Tôi sẽ cho anh chàng mới này biết mọi thứ. Tôi cứ tự hỏi là tại sao người ta lại cứ bắt tôi phải làm cái trò ngu ngốc này mãi chứ?
Cô gái nhún vai:
– Ồ, công việc của anh cũng chẳng phức tạp gì lắm đâu… Người mới xin vào đây chỉ cần biết hai điều, đó là sử dụng những chiếc chậu rửa tay đặt trong toa lét cạnh phòng làm việc của ban giám đốc và phải thật cẩn thận đừng để ngã mà vỡ mật trong chiếc cầu thang nhỏ bé kia thôi!
– Cô Metayard, cô thật tệ… Miễn là cô đừng có xếp cho anh chàng mới về đó ngồi chung phòng với tôi đấy nhé…
– Không phải lo, – Cô Rossiter nói chen ngang. – Bọn em sẽ xếp cho anh ta ngồi trong phòng của chàng Dean.
– A, thế ra cô đã thấy anh ta rồi sao? Trông anh ta thế nào?
– Em cũng chưa thấy anh ta mà, ông Hankin nói với em là bản thân ông ta cũng chưa biết mặt anh chàng mới này, chính ông Pym là người nhận anh ta về đây làm việc.
– Tôi nghĩ là đã thấy anh ta lúc nãy rồi, – Cô Metayard nói – anh ta có mái tóc như con gái, đeo kính gọng đồi mồi, dáng vẻ điệu đà, là thứ người dành cho ảnh viện.
Ingleby lại tiếp tục công việc của mình, còn hai cô gái rời chỗ đứng, đi về phía căn phòng các nhân viên đánh máy.
Căn phòng này, cũng nhỏ và chật chội, là một thứ đại để như một thứ Phòng-Chờ hay Phòng-Đợi gì đó của hãng quảng cáo, nơi mà mọi người đều có thể lai vãng qua lại để bàn luận về mọi thứ trên đời vì bất kỳ một lý do nào đó.
Vào lúc này, cuộc họp càng long trọng thì lại càng ồn ào hơn, vì giờ uống cà phê thường lệ đã đến và vì người ta đã chuẩn bị số lượng phiếu phát ra cho cuộc xổ số ngay trước lúc cuộc đua ngựa của Derby bắt đầu. Đó là một ngày lễ nhỏ hàng năm, qua đó tất cả mọi nhân viên của cơ quan đều được chia sẻ những cảm xúc dân tộc của mình bằng việc mua hàng hoá theo khả năng của mỗi người. Một nữ nhân viên đánh máy, cô Parton, đôi mắt nheo tít lại vì khói từ đầu điếu thuốc cô đang ngậm trên môi phả vào mặt, đang gõ liên hồi tên những con ngựa tham gia thi đấu, do một cô khác đọc. Willis cắt rời tên từng người góp tiền cá cược và xếp vào trong một chiếc mũ. Người đồng chí của cô, Garret, ngồi trên một chiếc giỏ bằng giấy úp ngược, đang buông lời nhạo báng một anh chàng to con, tóc đen, nằm ngả người trong chiếc ghế bành, chăm chú đọc một cuốn tiểu thuyết. Cuối cùng, một cặp đứng tựa vào hai thanh cái của cánh cửa ra vào, vừa hút thuốc lá, vừa tranh luận về cuộc đấu cuối cùng trên sân Wimbledon.
– Chào các cô cậu bé bỏng tốt bụng. – Cô Rossiter vui vẻ nói. – Đây là cô Metayard, người sẽ tiến hành xổ số và… tôi cũng báo để các bạn biết là chúng ta sẽ có một biên tập viên mới… – Ngừng một lát, rồi cô nói tiếp. – Hãy nghe một chút đây, ai là người còn chưa đóng góp phần mình cho vòng hoa viếng anh Dean đáng thương đây? Này Garret, cậu sẽ trả công cho tôi chứ?
– Tôi sẽ chẳng trả cho chị một đồng xu cạch nào trước ngày thứ bảy. – Anh chàng Garret nói cộc lốc.
– Thế còn cà phê này thì sao đây? – Cô Willis hỏi.
– Nào, Jones, hãy xem đây, nếu như người phụ việc đem danh mục đến, thì cô, cô em thân mến, cô hãy đánh dấu tên trong danh mục đó với tôi. Chúng ta hãy tiếp tục chọn những con ngựa đã được giao ước…
– Hiệp đấu dự định đã bị tuyên bố bãi bỏ rồi, – Garret nói.
– Bãi bỏ là thế nào?… thôi được, tôi đã cho ông ấy thắng trong cuộc thi của tờ Morning Star… Ai đã nói cho ông ấy vậy?
– Tất cả đều đăng trên mặt báo sáng nay, có một sự cố trong đàn ngựa đua.
– Chán không thể chịu được! – Cô Rossiter bật ra tiếng than vãn. – Mình lại vừa mất một cuộc thi hay. Và quay về phía chú bé phụ việc mang cà phê tới, cô ta nói: “Này, cậu có thấy chị dại dột không cơ chứ? Có chứ nhỉ? Đấy, đây mới là điều quan trọng này: bao nhiêu? Một si-ling ăn năm phải không nào? Này cô Parton, cô hãy nói xem, đồng ý cho chị vay một pen-ny đi. Còn bây giờ, ai có bút chì, hãy viết tên của nhân vật mới đó đi xem nào?
– Tên anh ta là gì nhỉ?
– Bredon.
– Anh ta từ đâu đến?
– Ông Hankin chẳng biết gì hết trọi; nhưng cô Metayard, người đã nhìn thấy anh ta lại khẳng định rằng trông anh ta giống như một nhân vật của ngành điện ảnh vậy.
– Đó là một kẻ ngu ngốc đã giành mất những gì mà chỉ mới ngày hôm qua thôi vẫn còn là của Derby. Với địa vị của anh ta, thì ngày kia tôi mới đến nhận nhiệm vụ. A! Ingleby đến kia rồi, tin gì anh ta cũng biết tuốt, chắc hẳn anh ta đến nói cho chúng ta đây. Này Ingleby, uống cà phê chứ? Hẳn là cậu có nguồn tin về cái anh chàng có tên là Bredon chứ?
– Tóc hoe vàng này, dáng dấp thì cao một mét bảy lăm, mũi dài ngoẵng này, chưa bao giờ làm công tác quảng cáo và đã qua đại học Oxford.
– Ô là la!… – Cô Metayard kêu lên.
Đúng lúc đó, cánh cửa bật mở và tất cả nghe thấy giọng nói khôi hài của ông Hankin, thủ trưởng của bộ phận.
– Này, Ingleby, anh có để cho tôi nói một lát không đây?
Ngay tức thì, như có một phép màu, hai người đứng tựa cửa và cô gái đang đọc văn bản cho cô Parton đang đánh máy kia, đều lẩn đâu mất tăm. Còn Willis vớ ngay lấy một tờ giấy và cắm mặt vào đó nghiên cứu với vẻ vô cùng chăm chú, say mê; điếu thuốc lá cô Parton đang hút dở, vụt biến mất. Chỉ còn mình Garret, không kịp tống khứ tách cà phê của mình đi đâu, liền ra vẻ dửng dưng, cô Metayard để tờ danh sách ngựa lên một chiếc ghế tựa và ngồi đè lên, còn cô Rossiter gõ liên hồi trên bàn phím chiếc máy chữ. Như vậy, chỉ còn mỗi mình lngleby là vẫn coi thường sự có mặt của sếp lớn. Anh này cậy có mưu cao, biến báo giỏi, lúc này quay ngay về phía tiếng nói vọng lại với nụ cười kiêu kỳ nở rạng trên môi, đáp lại tiếng của sếp và bước ra hành lang đón ông ta. Hankin đi cùng biên tập viên mới, ông ta nói:
– Xin giới thiệu với các bạn đây là anh Bredon, – Ông ta nói, tỏ ra không có điều gì bất thường. – Anh Ingleby, tôi mong anh cho anh đây rõ mọi sự trong cơ quan ta. Tôi vừa cho mang đến phòng làm việc của anh toàn bộ các hồ sơ sản phẩm.
Ông ta quay sang phía Bredon.
– Anh hãy cố làm cho chúng tôi những chiếc cột quảng cáo thật rực rỡ. Đó là món quà có ý nghĩa nhất cho sự ra mắt đồng thời cho sự khởi đầu công việc của anh. Một khi anh có ý tưởng nào đó, hãy tới phòng làm việc của tôi, trình bày cho tôi rõ.
– Hẳn là vậy rồi. – Bredon trả lời.
Ông Hankin quay người, bước đi như đang nhảy một vũ điệu.
– Còn bây giờ, – Ingleby bước vào phòng đánh máy vừa dắt theo biên tập viên mới, vừa nói: – Ngay bây giờ, tôi xin giới thiệu các bạn với anh Bredon. Trước hết, đây là cô Rossiter và cô Parton, hai thiên thần hộ mệnh của chúng ta. Chúng ta chỉ cần viết, còn các cô sẽ gõ thành văn bản và sửa lỗi chính tả, hai cô còn cấp phát cho chúng ta đồ dùng văn phòng phẩm và cả cà-phê nữa. Cô Parton có bộ tóc hoe vàng, còn cô Rossiter, có mái tóc đen.
Mời các bạn đón đọc Thám tử Peter và Cái Chết Bí Ẩn của tác giả Dorothy L. Sayer.