Cuốn sách “Thấu Cảm” là một nguồn tài liệu quý giá về phẩm chất quan trọng này và cách áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu từ cuốn sách:
- “Biết lắng nghe không đơn thuần chỉ là biết giữ yên lặng khi người khác nói. Trái lại, một người được coi là biết lắng nghe khi họ có khả năng đặt ra những câu hỏi kích thích sự tìm tòi và thấu hiểu… Lắng nghe được xem là một hội thoại hai chiều thay vì tương tắc một chiều giữa ‘người nói và người nghe’.”
- “Thấu cảm là năng lực cho phép bạn ‘đọc vị’ được mọi người. Ai đang ủng hộ ai? Ai đang có thái độ khiêu khích và ai đang thoai thác? Sự chống đối nằm ở đâu?”
Cuốn sách này không chỉ giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của thấu cảm mà còn cung cấp các chiến lược và kỹ thuật cụ thể để phát triển và sử dụng kỹ năng này trong các tình huống giao tiếp và quan hệ.
—
Từ “attention” (quan tâm) khởi nguồn từ “attendere” trong tiếng Latin, nghĩa là T “chạm đến”. Đó là một định nghĩa hoàn hảo về việc lấy người khác làm trung tâm, vốn là nền tảng của sự thấu cảm và khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội – cột trụ thứ hai và thứ ba của trí tuệ xúc cảm (cột trụ thứ nhất là sự tự ý thức).
Không khó để nhận ra những nhà quản trị giỏi thấu cảm. Họ rất dễ tìm thấy tiếng nói chung, được người khác nể trọng và mong muốn làm việc cùng. Ở họ thường toát lên phong thái lãnh đạo tự nhiên, không kể tới địa vị trong tổ chức hay bên ngoài xã hội.
Bộ ba thấu cảm
Chúng ta thường nói đến thấu cảm như một thuộc tính riêng. Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn vào điều khiến các nhà lãnh đạo bận tâm, chúng ta sẽ thấy có tới ba loại hình thấu cảm và tất cả đều quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo:
- Thấu cảm nhận thức: Khả năng hiểu được quan điểm của người khác
- Thấu cảm cảm xúc: Khả năng cảm nhận điều mà người khác đang cảm nhận
- Quan tâm thấu cảm: Khả năng thấu hiểu người khác cần gì ở mình
Thấu cảm nhận thức giúp nhà lãnh đạo biểu đạt bản thân theo cách rõ ràng – một kỹ năng cần thiết để đạt được hiệu suất cao nhất từ các nhân viên trực tiếp dưới quyền. Nhưng trái ngược với những gì chúng ta nghĩ, thấu cảm nhận thức đòi hỏi nhà lãnh đạo phải suy ngẫm về cảm nhận nhiều hơn là trực tiếp trải nghiệm chúng.
Thấu cảm nhận thức thường được bản tính tò mò nuôi dưỡng. Một nhà lãnh đạo thành công mang đặc điểm này chia sẻ: “Đơn giản là tôi chỉ muốn học hỏi mọi thứ và hiểu được những người xung quanh mình – Tại sao họ lại suy nghĩ và hành động như vậy? Điều đó đúng hay sai?” Bên cạnh đó, thấu cảm nhận thức còn là kết quả phát triển tự nhiên của sự tự ý thức. Ở đây, hệ thần kinh điều hành cho phép chúng ta suy nghĩ về điều mà bản thân đang quan tâm và giám sát mạch cảm xúc từ đó – chúng ta có thể áp dụng logic tương tự với người khác khi muốn định hướng sự chú ý theo cách đó.
Thấu cảm cảm xúc là kỹ năng cần thiết để định hướng và quản lý khách hàng một cách hiệu quả, cũng như để thấu hiểu động lực của nhóm làm việc. Nó bắt nguồn từ hoạt động của những bộ phận nằm sâu bên trong vỏ não, bao gồm hạch hạnh nhân, vùng dưới đồi, đồi hải mã và thùy trán – khiến con người thường có xu hướng bộc lộ cảm xúc nhanh hơn trước khi kịp suy nghĩ thấu đáo. Chúng khơi gợi trạng thái cảm xúc của người khác bên trong chúng ta, khiến chúng ta cảm thông với họ: Tôi thực sự cảm nhận thấy nỗi đau giống như bạn; các vẫn não của tôi cũng có biểu hiện tương tự như của bạn khi tôi nghe bạn kể về một câu chuyện thú vị. Tiến sĩ Tania Singer – trưởng khoa khoa học thần kinh xã hội thuộc Viện Khoa học Não bộ và Nhận thức Con người Max Planck tại Leipzig (Đức) – phát biểu: “Bạn cần biết cảm xúc của chính mình trước khi muốn thấu hiểu cảm xúc của người khác. Việc đánh giá năng lực thấu cảm cảm xúc cần dựa vào sự kết hợp hai loại hình của sự chú ý: sự tập trung có chủ đích vào những cảm xúc của người khác được phản ảnh ở bản thân bạn và sự nhận thức cởi mở về những biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói và các dấu hiệu cảm xúc khác của người đó (xem “Khi nào cần học cách thấu cảm?”).
KHI NÀO CẦN HỌC CÁCH THẤU CẢM?
Thấu cảm cảm xúc là kỹ năng có thể phát triển được. Đó là kết luận của nghiên cứu do bác sĩ Helen Riess – Giám đốc Empathy and Relational Science Program (Chương trình Khoa học về Thấu cảm và Quan hệ) tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts – thực hiện. Để giúp các bác sĩ tự kiểm soát bản thân, Riess đã thiết kế một chương trình yêu cầu họ học cách tập trung thông qua việc hít thở sâu bằng cơ hoành và nuôi dưỡng trạng thái thờ ơ nhất định – để quan sát một hoạt động tương tác trên trần nhà thay vì đắm chìm trong những suy tư và cảm xúc riêng. “Tạm ngưng những điều thu hút tâm trí để quan sát mọi thứ đang diễn ra sẽ giúp bạn đạt tới trạng thái thức tỉnh để nhận thức về sự tương tác đó mà không cần phản ứng lại, Riess nói. “Trong tình huống đó, bạn có thể cảm nhận được cả những chuyển hóa sinh lý của cơ thể.” Chẳng hạn, nếu một bác sĩ nhận ra cô ấy đang giận dữ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh cũng chẳng thoải mái gì.
Những người rơi vào trạng thái hoàn toàn lạc lõng cơ bản có thể tự khơi gợi thấu cảm cảm xúc bằng cách giả bộ cảm thấy như vậy cho đến khi thực sự đạt được điều đó.” Nếu bạn hành xử theo cách quan tâm hơn – nhìn vào mắt và chú ý đến những biểu cảm của người khác, ngay cả khi bạn không thực sự muốn – bạn sẽ bắt đầu cảm thấy gắn kết hơn.
Quan tâm thấu cảm có mối liên hệ mật thiết với thấu cảm cảm xúc, giúp bạn cảm nhận được cảm xúc của những người xung quanh cũng như biết họ muốn gì ở bạn. Đó là những gì bạn mong muốn từ bác sĩ điều trị, từ người bạn đời hay sếp của bạn. Gốc rễ của mối quan tâm thấu cảm bắt nguồn từ hệ thần kinh thôi thúc các bậc cha mẹ quan tâm tới con mình. Hãy quan sát ánh mắt của mọi người hướng về đâu khi ai đó bể một đứa trẻ dễ thương vào căn phòng, lúc đó bạn sẽ thấy trung khu não bộ của con người (và một số loài động vật có vú) hoạt động.
Cũng theo một lý thuyết thần kinh, các phản ứng hình thành ở vùng hạch hạnh nhân do hệ thống ra-đa của não bộ cảm nhận được mối nguy hiểm và ở vùng thùy trán do tiết ra oxytoxin (hay còn gọi là hormone tình yêu) – nuôi dưỡng sự quan tâm. Điều này ám chỉ quan tâm thấu cảm mang tính hai chiều. Chúng ta có thể cảm nhận bằng trực giác nỗi đau của người khác như thể đó chính là nỗi đau của mình. Nhưng khi phải quyết định xem liệu có nên đáp ứng đòi hỏi của một người hay không, chúng ta vẫn sẽ thận trọng cân nhắc dựa trên việc chúng ta coi trọng hạnh phúc của họ tới mức nào.
Sự phối hợp giữa trực giác và sự cân nhắc thận trọng sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Những người nhạy cảm quá mức thường tự dày vò bản thân. Đối với một số nghề nghiệp mang tính hỗ trợ người khác, điều này có thể khiến lòng trắc ẩn vượt quá sức chịu đựng; còn trong hoạt động điều hành, nó có thể khiến nhà quản trị lo lắng, mất tập trung và không thể kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, người nào chỉ biết bảo vệ bản thân bằng cách giết chết xúc cảm cũng dễ mất đi khả năng thấu cảm. Quan tâm thấu cảm đòi hỏi chúng ta phải biết tự giải quyết các vấn đề và sự phiền muộn của bản thân để không dễ tự bị tổn thương bởi nỗi đau của người khác (xem “Khi nào cần kiểm soát sự thấu cảm?”).
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Thấu Cảm thuộc seri Trí Tuệ Cảm Xúc của HBR
Lưu ý: Sách tuy định dạng PDF nhưng đã được chỉnh sửa để đọc trên tất cả các thiết bị Kindle, Kobo, Boox… Nói chung máy đọc sách nào cũng chạy ngon nhé