Thợ xăm ở Auschwitz là một tài liệu khác thường, được công bố hơn bảy mươi năm sau những sự kiện nó thuật lại, và nó nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều câu chuyện sẽ mãi mãi không bao giờ được kể. Nó cũng nhắc chúng ta nhớ rằng trong số nạn nhân lớn đến không tưởng tượng nổi của Holocaust, mỗi người đều là một cá nhân với một câu chuyện độc nhất vô nhị… Và câu chuyện này là một câu chuyện khác thường, thậm chí là so với những câu chuyện về Holocaust nói chung – bởi nó cảm động, thẳng thắn và nâng cánh cho tâm hồn, và dĩ nhiên nó là một cánh cửa sổ để nhìn vào sự kiện khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử loài người. Heather Morris kể câu chuyện của Lale bằng lòng tự trọng và sự kiềm chế, không bao giờ để ý kiến riêng của mình xâm phạm vào, hay để cho câu chuyện tình yêu lấn át cái bối cảnh lớn hơn của sự dịch chuyển, sự tổn thương tâm lý và sự sống sót. Đây là câu chuyện về những thái cực trong hành vi của con người tồn tại song song với nhau: sự ác độc có tính toán bên cạnh những hành động vị tha và thôi thúc của tình yêu. Tôi khó mà hình dung được có ai đó không bị lôi cuốn, bị thách thức và cảm động khi đọc cuốn sách này. Tôi sẽ không chút ngại ngần mà giới thiệu cuốn sách này cho bất kỳ ai, dù cho họ đã từng đọc hàng trăm câu chuyện về Holocaust hay chưa từng đọc câu chuyện nào.- Graeme Simsion, tác giả của The Rosie Project, The Rosie Effect, The Best of Adam Sharp và Two Steps ForwardLỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢĐây là cuốn tiểu thuyết dựa vào lời kể trực tiếp của một người sống sót khỏi Auschwitz; nó không phải một hồ sơ có căn cứ về các sự kiện của Holocaust. Có nhiều tài liệu ghi lại sự thật về giai đoạn lịch sử khủng khiếp này, chi tiết hơn rất nhiều so với những gì được giải thích trong một cuốn tiểu thuyết; và tôi khuyến khích độc giả quan tâm tìm hiểu thêm. Trong thời gian ở Auschwitz-Birkenau, Lale gặp rất nhiều lính gác và tù nhân chứ không chỉ như được miêu tả trong những trang sách này; thỉnh thoảng tôi sáng tạo ra một số nhân vật đại diện cho không chỉ một cá nhân và đã giản lược hóa một số sự kiện nào đó. Tuy một số cuộc gặp gỡ và lời thoại trong tiểu thuyết này là do tôi tưởng tượng ra, song hầu hết các sự kiện được kể lại giống như trong thực tế, và thông tin được đưa vào sách đều có nguồn và đã được nghiên cứu.
Heather Morris***[Review Sách] “Thợ Xăm Ở Auschwitz”: Hoa Vẫn Nở Trên Mảnh Đất Héo Tàn…
Tên SS mở rộng cửa và họ bước vào căn phòng y như cái hang lớn. Xác người, hàng trăm xác người lõa đồ, chất đầy phòng. Xác chất đống lên nhau, chân tay biến dạng. Những đôi mắt chết trợn tròng. Đàn ông, trẻ có già có; con nít ở dưới cùng. Máu, bãi nôn, nước tiểu và phân. Mùi xác chết tràn ngập không gian. Lale cố nín thở. Phổi anh nóng như thiêu đốt. Hai chân anh như sắp khuỵu xuống. Đằng sau anh, Baretski chửi thề…
…
Ở Auschwitz có tàn bạo và đau thương, có kẻ đi và người ở, có thiên đường và địa ngục. Và với Thợ xăm ở Auschwitz của Heather Morris, người ta có khi sẽ chẳng thể khóc nổi nữa, đi đau thương đã quá đỗi tầm thường. Ở đó có đốm lửa le lói cháy rực giữa thế gian lụi tàn, có bông hoa mang màu đỏ như máu vẫn đơn độc mọc lên giữa bãi đá khô cằn…
Người ta đọc về Auschwitz nhiều hơn khi thế gian đã hòa bình, khi cái khái niệm chiến tranh đã trở thành dĩ vãng, nhưng chẳng phải ngẫu nhiên mà con người vẫn chọn khai thác về chủ đề ấy. Và như vô vàn những quyển sách khác với cùng chủ đề, Thợ xăm ở Auschwitz của Heather Morris vẫn sẽ tái hiện lại bức tranh đầy nghiệt ngã của cái nạn phân biệt chủng tộc. Nhưng, có một thứ khiến Thợ xăm ở Auschwitz trở lên khác lạ. Ấy là một đốm sáng le lói, là tình yêu giữa khắc nghiệt của địa ngục. Và nếu như không có lời mở đầu của tác giả Heather Morris cùng những minh chứng thực tế, mình sẽ cho rằng đây chỉ là một câu chuyện phi lý. Vì, trong Thợ xăm ở Auschwitz, mọi thứ quá đỗi nghịch cảnh, để khi một tình yêu chớm nở chỉ có thể là một câu chuyện cổ tích.
Đây là cuốn tiểu thuyết dựa trên lời kể trực tiếp của một người sống sót thoát khỏi Auschwitz; nó không phải là một hồ sơ có căn cứ về các sự kiện của Holocaust. Có nhiều tài liệu ghi lại sự thật về giai đoạn lịch sử khủng khiếp này, chi tiết hơn rất nhiều so với những gì được giải thích trong một cuốn tiểu thuyết; và tôi khuyến khích độc giả quan tâm tìm hiểu thêm. Trong thời gian ở Auschwitz-Birkenau, Lale gặp rất nhiều lính gác và tù nhân chứ không chỉ như được miêu tả trong những trang sách này; có trường hợp tôi sáng tại ra một số nhân vật đại diện cho không chỉ một cá nhân và đã giản lược hóa một số sự kiện nào đó. Tuy một số cuộc gặp gỡ và lời thoại trong tiểu thuyết này là do tôi tưởng tượng ra, hầu hết các sự kiện được kể lại giống như trong thực tế, và thông tin được đưa vào sách đều có nguồn và đã được nghiên cứu.
-Heather Morris-
Về tác giả
Heather Morris là nhà báo và nhà văn người New Zealand. Tác phẩm Thợ xăm ở Auschwitz của bà đã đoạt giải thưởng Audie Award năm 2019 dành cho văn hư cấu, và lọt vào danh sách bestseller của New York Times năm 2019 với lượng bán ra trên một triệu bản.
Về tác phẩm
Thợ xăm ở Auschwitz là một tài liệu khác thường, được công bố hơn bảy mươi năm sau những sự kiện nó thuật lại, và nó nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều câu chuyện sẽ mãi mãi không bao giờ được kể. Nó cũng nhắc chúng ta nhớ rằng trong số nạn nhân lớn đến không tưởng tượng nổi của Holocaust, một người đều là một cá nhân với một câu chuyện độc nhất vô nhị… Và câu chuyện này là một câu chuyện khác thường, thậm chí là so với những câu chuyện về Holocaust nói chung – bởi nó cảm động, thẳng thắn và nâng cánh cho tâm hồn, và dĩ nhiên nó là một cánh cửa sổ để nhìn vào sự kiện khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử loài người. Heather Morris kể câu chuyện của Lale bằng lòng tự trọng và sự kiềm chế, không bao giờ để ý kiến riêng của mình xâm phạm vào, hay để cho câu chuyện tình yêu lấn át cái bối cảnh lớn hơn của dịch chuyển, chấn thương tâm lý và sinh tồn.
Những người yêu nhau và những bạn bè chí cốt gọi nhau bằng tên riêng. Đức quốc xã gọi họ bằng con số. Tên riêng gắn liền với sự sống, là cửa dẫn vào sự sống. Con số gắn liền với cái chất, cửa dẫn vào sự chết. Lale xăm mã số tù lên tay cô ấy, nhưng tên cô ấy, cái tên thân thương vô vàn của cô ấy, giống như ngôi sao soi đường và tiếp sức cho anh có thể đưa cô và bản thân vượt qua chốn địa ngục mà hướng đến tương lai. Tình yêu giữa những con người đó là tình yêu bất diệt của Romeo và Juliet thời hiện đại, giữa gọng kìm tàn bạo của cái chết.
“Thợ xăm ở Auschwitz là câu chuyện về hy vọng và sự sống còn bất chấp nghịch cảnh kinh hoàng, và về sức mạnh của tình yêu.”
Giữa mảnh đất héo tàn
Nếu bạn đã từng đọc Chú bé mang pyjama sọc hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu hay đã có một sự hiểu biết nhất định về Holocaust thì có lẽ bối cảnh được tác giả tái hiện lại trong Thợ xăm ở Auschwitz sẽ chẳng còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng biết tới cái địa ngục đen tối mang tên Holocaust ấy thì hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững chắc nhất. Bởi lẽ, Thợ xăm ở Auschwitz sẽ đưa bạn qua cái nghịch cảnh còn hơn cả đau thương.
Holocaust, ấy là cái tên người ta gọi cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã tiến hành dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.
Ở Thợ xăm ở Auschwitz có xác chết, có những chiếc lò hỏa thiêu, có trại tập trung và có sự tàn nhẫn đến tột cùng khi mạng sống của con người ta chỉ bị coi như cỏ rác. Nào ai có thể ngờ được khi một ngày đẹp trời bị đưa lên tàu chở tới một nơi xa lạ và bị đày đọa tới nỗi con người ta thà chọn cách kết liễu cuộc đời mình.
Ở đó, những gì người ta biết về nhau chỉ là con số được xăm vào tay ngày đầu tới trại.
Cũng giống như những trại tập trung khác, Auschwitz có những người tù lao động khổ sai, những người phụ nữ chẳng còn cơ hội được nhìn ngắm mái tóc để dài. Những người phụ nữ, chẳng thể khóc, dẫu nước mắt có lăn dài trên khuôn mặt vô cảm. Những người đàn ông, phút trước còn nói cười, hôm nay còn đẩy chiếc xe cát, ngày mai đã về với chúa Trời…
Thứ đầu tiên anh nhìn thấy khi đi vòng quanh góc tòa nhà là hàng rào dây thép vây quanh một phần sân sau. Anh dần nhận ra những chuyển động nhỏ trong khu vực được bao bọc đó. Anh loạng choạng đi về phía trước, khiếp đảm trước cảnh tượng đang diễn ra bên kia hàng rào: những cô gái, hàng chục cô, trần truồng – nhiều người nằm, vài người ngồi, vài người đứng và gần như không ai trong số đó nhúc nhích. Đờ người ra, Lale nhìn theo một lính canh tiến vào khu vực được rào và đi giữa các cô gái, cầm cánh tay trái của họ lên, tìm mã số, có lẽ là do Lale xăm. Tìm được cô gái hắn muốn, tên lính kéo cô lê qua những thân người. Lale nhìn mặt các cô gái. Trống rỗng. Câm lặng. Anh để ý thấy mấy người đang dựa vào hàng rào dây thép. Không như những hàng rào khác ở Auschwitz và Birkenau, hàng rào này không có điện. Khả năng tự tử của những cô gái này đã bị loại trừ.
Ở Auschwitz cũng có những con thú đội lốt người sẵn sàng giương nòng súng về phía khiến chúng ngứa mắt, có tên đồi bại mang danh bác sĩ làm trò trước mặt cả dàn người lõa thể, có những tên cai ngục coi đánh đập làm thú vui…
Và ở đó, thậm chí cái việc nở một nụ cười lạc quan cũng có thể khiến người ta mang nặng mặc cảm tội lỗi. Một thế giới mục nát…
… mọc lên một bông hoa đỏ rực
Tối đó, đau khổ vô cùng, Lale lê bước một mình, đầu cúi thấp, quay về Birkenau. Có gì đó hơi khác thường khiến anh chú ý, một thoáng màu sắc. Một bông hoa, chỉ một bông mà thôi, đang đung đưa trong gió. Những cánh hoa đỏ như máu bao quanh cái nhụy đen nhánh. Anh tìm xem có thêm bông nào nữa không nhưng chẳng thấy gì. Dù sao đi nữa, đó vẫn là một bông hoa và anh lại băn khoăn không biết đến bao giờ anh mới có thể lại được tặng hoa cho người anh yêu quý. Hình ảnh Gita và mẹ anh hiện lên trong tâm trí, hai người phụ nữ anh yêu nhất trần đời, đang trôi ngoài tầm với của anh. Nỗi buồn cuộn dâng trong lòng, chỉ chực nhấn chìm anh.
Cũng như biết bao nhiêu câu chuyện tình yêu trên thế gian này, nội dung chính của Thợ xăm ở Auschwitz nói về một câu chuyện tình yêu trong lòng nghịch cảnh. Giữa cái địa ngục trần gian nơi xung quanh chỉ toàn là đau khổ, có hai con người tìm đến với nhau như định mệnh vốn dĩ đã an bài.
Anh ấy, Lale Sokolov, chàng trí thức trẻ với cái tài thông thạo nhiều ngôn ngữ, cuộc đời của anh sẽ thật tươi đẹp làm sao nếu không có cái ngày ấy, cái ngày đầu tháng Tư năm 1942. Anh bị đẩy lên chuyến tàu định mệnh nơi nhung nhúc muôn loại nhân cách và hạng người. Để rồi anh bị đẩy tới cái nơi người ta gọi là “trại tập trung”, sống một cuộc đời từ thượng lưu chìm dần xuống đáy của xã hội.
Cô ấy, Gita, cô nàng với ánh mắt xanh mà có lẽ anh đã trúng tiếng sét ái tình ngay từ ngày đầu gặp mặt. Những gì anh biết về cô chỉ đơn giản là con số 4652 mà chính anh in dấu lên tay cô ngày đầu gặp mặt.
Lale nhìn vào đôi mắt sợ hãi ấy. Môi cô gái mấp máy như định nói gì. Anh siết chặt cánh tay cô để ngăn cô lại. Cô nhìn anh và anh làm khẩu hình, “Suỵt.” Gã mặc áo khoác trắng buông mặt cô ra và bỏ đi.
“Giỏi lắm,” anh thì thầm trong khi chuẩn bị xăm lên ba chữ số còn lại – 5 6 2. Khi đã xong, anh giữ cánh tay cô lâu hơn cần thiết, nhìn lại vào mắt cô. Anh cố nhoẻn miệng khẽ cười. Cô đáp lại bằng một nụ cười còn khẽ khàng hơn. Tuy vậy, đôi mắt cô như đang nhảy múa trước mắt anh. Khi anh nhìn vào đôi mắt ấy, trái tim anh dường như cùng lúc ngừng đập và bắt đầu đập lần đầu tiên, thình thịch, cơ hồ sắp nổ tung khỏi lồng ngực. Anh nhìn xuống đất và mặt đất như rung chuyển dưới chân anh. Lại một tờ giấy khác được thảy về phía anh.
“Nhanh lên nào, Lale!” Pepan khẽ thúc giục.
Khi anh lại ngước mắt nhìn lên, cô gái đã đi mất.
Thế nhưng, giữa cái thế gian hỗn loạn nơi địa ngục trần gian ấy, chỉ thế là đủ. Họ vô tình va vào ánh mắt của nhau, thương nhớ nhau, hò hẹn và ân ái bên nhau. Một mối tình lén lút như đôi tình nhân vụng trộm, một thứ tình cảm âm ỉ mà mãnh liệt như ngọn lửa lặng lẽ cháy giữa thế giới lụi tàn.
Có lẽ, cả anh và cô ấy, trước kia đã từng mong tới việc gặp được nhau theo một cách khác. Ai mà ngờ được có thể tìm được nửa kia ở cuộc đời tại cái nơi mà đau thương lấn át cả tâm trí người ta.
Anh cúi xuống nhẹ nhàng hái cọng hoa ngắn cũn. Ngày mai anh sẽ tìm cách tặng nó cho Gita. Về phòng mình, Lale cẩn thận đặt bông hoa quý giá đó bên cạnh giường trước khi chìm vào giấc ngủ không mộng mị, nhưng sáng hôm sau khi anh thức dậy, cánh hoa đã rụng, nằm quăn queo bên cạnh nhụy đen. Chỉ có cái chết cứ dai dẳng ở chốn này.
Câu chuyện cổ tích giữa đời thường
Nếu để so sánh câu chuyện này với vô vàn những câu chuyện tình yêu giữa nhân tình thế thái thì Thợ xăm ở Auschwitz có khi chỉ là một câu chuyện cổ tích mang bối cảnh thực tiễn.
Thế nhưng, điểm làm người ta ấn tượng hơn cả là cái bối cảnh khi tình yêu nảy nở giữa muôn vàn đau thương chết chóc. Nó chẳng đơn giản là mụ phù thủy hóa phép tạo khó khăn để nàng công chúa phải vượt qua, chẳng còn bà mẹ kế độc ác nào hay một xã hội đầy định kiến mà đôi tình nhân của chúng ta phải vượt qua.
Với Thợ xăm ở Auschwitz, đó là cái sự tương phản giữa một bên là đau thương tột độ nơi mở mắt ra chỉ toàn là chết chóc và một bên là mối tình như mầm cây vẫn đâm chồi sinh sôi nảy nở. Chuyện tình ấy càng đẹp con người ta lại càng thấy rõ cái nét đau thương.
Cô nhìn Lale chăm chăm rồi lắc đầu. “Em chỉ là một con số. Đáng lẽ anh phải biết chứ. Anh xăm nó cho em mà.”
“Ừ, nhưng chỉ ở đây mới thế. Ở ngoài kia, em là ai?”
“Ngoài kia đâu còn tồn tại nữa. Chỉ còn ở đây thôi.”
Lale đứng dậy nhìn chăm chăm vào cô. “Anh tên là Ludwig Eisenberg nhưng người ta gọi anh là Lale. Quê anh ở Krompachy, Slovakia. Anh có cha mẹ, một anh trai và một em gái.” Anh dừng lại. “Giờ đến lượt em.”
Gita bướng bỉnh nhìn lại anh. “Em là tù nhân 4562 ở Birkenau, Ba Lan.”
Cuộc nói chuyện rơi vào khoảng lặng khó chịu. Anh ngắm nhìn cô, nhìn đôi mắt cô đang cụp xuống. Cô đang đấu tranh tư tưởng: nên nói gì, không nên nói gì.
Lale lại ngồi xuống, lần này là trước mặt cô. Anh rướn người ra như định nắm tay cô nhưng rồi lại rút tay về. “Anh không muốn làm em khó chịu, nhưng em hứa với anh điều này được không?”
“Gì cơ?”
“Trước khi mình rời khỏi nơi này, em phải nói cho anh biết em là ai và từ đâu đến nhé.”
“Vâng, em hứa.” Cô nhìn sâu vào mắt anh.
Bao trùm lên cuốn sách vẫn là một màu sắc tang tóc và u ám nhưng đủ để người ta có thể cảm nhận được dư vị của tình yêu. Thứ tình yêu ấy đã cho hai con người động lực và niềm tin cũng như sức mạnh để đi tiếp. Đã bao lần mình phải giật thột và lo lắng khi chứng kiến Lale và Gita gặp nhau, chỉ sợ lỡ một giây thôi là chuyện tình sẽ tan vỡ như bọt sóng. Câu chuyện ấy cứ mờ mờ ảo ảo như một lớp sương giăng mỏng có thể vì súng đạn của loạn lạc mà tan biến bất cứ lúc nào.
Mẹ Lale ngồi xuống và anh cũng ngồi trước mặt mẹ. “Trước tiên con phải học cách lắng nghe cô ấy. Ngay cả khi con mệt, đừng bao giờ mệt đến nỗi không thể nghe cô ấy nói. Biết cô ấy thích gì và quan trọng hơn cả là biết cô ấy không thích gì. Khi nào có điều kiện, nhớ tặng cho cô ấy những món quà nhỏ – hoa, sô cô la – phụ nữ thích những thứ này.”
“Lần cuối cùng cha tặng quà cho mẹ là khi nào ạ?”
“Có liên quan gì chứ. Con cần biết các cô gái thích gì chứ không cần biết mẹ nhận được gì.”
“Khi nào có tiền, con sẽ mua hoa và sô cô la tặng mẹ, con hứa đấy.”
“Con nên dành tiền cho cô gái con yêu thương.”
“Làm sao con biết cô ấy là ai?”
“Ồ, rồi con sẽ biết thôi.”
Mẹ kéo anh vào lòng và vuốt tóc anh: cậu bé của mẹ, chàng trai của mẹ.*
* *
Hình ảnh mẹ tan biến – nước mắt rơi, hình ảnh nhòe đi, anh chớp mắt – và anh tưởng tượng Gita trong vòng tay mình, anh vuốt tóc cô.
“Mẹ nói đúng, mẹ ơi. Con biết rồi.”
Nếu như từ đầu tác giả không khẳng định rằng cuốn sách dựa trên một câu chuyện có thật thì mình sẽ cho rằng tất cả chỉ là hư cấu, là câu chuyện tình chỉ tồn tại trong cổ tích. Thế nhưng, sau cùng mình vẫn bị thuyết phục. Bởi mình đau đến nghẹn lòng, một chút bàng hoàng và nhiều nhịp rơi vào trầm tư. Và với bất cứ ai đến với Thợ xăm ở Auschwitz có lẽ cũng thế. Bởi lẽ, câu chuyện của Lale là câu chuyện đáng được kể, để mà vén bức màn tăm tối Đức quốc xã đã gây ra.
Thay lời kết
“Mờ ảo” sẽ là tính từ mình lựa chọn để miêu tả cuốn sách này. Một câu chuyện cổ tích vượt lên đau thương của thực tại… Một thế giới hoang tàn tới mức ngó quanh chỉ toàn là thảm cảnh… Một cuốn sách như bầu trời một ngày u buồn cố le lói tia sáng mỏng manh…
Hiện tại, chúng ta được sống trong hòa bình, được tận hưởng thứ hạnh phúc xa hoa mà khó có thể vụt mất. Ấy thế nhưng, vào một buổi chiều lạnh bên ly cà phê nóng, những trang sách của Thợ xăm ở Auschwitz vẫn sẽ đánh thức trái tim băng giá của ta và làm rung động ngay cả những tâm hồn cằn cỗi nhất.
Tác giả: Annie – Bookademy
Mời các bạn đón đọc Thợ Xăm Ở Auschwitz của tác giả Heather Morris & Lan Huê (dịch).
Thợ Xăm Ở Auschwitz
Xem Ngay
Ebook Thợ Xăm Ở Auschwitz của tác giả Heather Morris đã có bản đẹp với định dạng Azw3,eBook,Epub,Mobi,Pdf. Mời các bạn tải về eBook Thợ Xăm Ở Auschwitz miễn phí thông qua liên kết bên dưới.
- Nếu Bạn có điều kiện, hãy mua sách giấy
- Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản
Tải eBook Thợ Xăm Ở Auschwitz:
► Không tải được sách thì nhắn tin cho bọn mình ở đường link TẠI ĐÂY nhé.
► Không tìm được sách mình cần thì các bạn đăng bài trong nhóm EBOOK MIỄN PHÍ CHO KINDLE, KOBO, BOOX... để cộng đồng hỗ trợ bạn nhé
► Review tất tần tật mọi thứ liên quan đến nội dung, thông điệp, trải nghiệm, trích dẫn hay.... thì tham gia HỘI REVIEW SÁCH CÓ TÂM nhé
► Nếu sách có định dạng EPUB thì bạn có thể dùng phần mềm Calibre để chuyển từ file EPUB sang các định dạng khác.
► Nếu sách chỉ có định dạng PDF thì nhớ giảm dung lượng file PDF xuống để đọc cho đỡ bị lag đồng thời xoay ngang máy đọc sách để đọc cho đẹp
► Việc chuyển đổi định dạng có thể làm giảm trải nghiệm đọc do bị mất chữ, lỗi chữ, giao diện sách xấu
► Với Kinder thì nên dùng sách định dạng EPUB và AZW3
► Với máy đọc sách dùng hệ điều hành Androin thì nên dùng sách định dạng EPUB hoặc MOBI
► Với điện thoại thì nên dùng ứng dụng Moon+ Reader (Android) hoặc ReadEra (Ios) để đọc sách
► Với máy tính hoặc đi in ấn thì nên dùng sách định dạng PDF
Kính gửi các độc giả, những người yêu sách và tri thức,
Chúng mình vô cùng cảm ơn sự ủng hộ và tình yêu quý báu mà các bạn đã dành cho website EbookVie. Chính sự tin tưởng của các bạn đã giúp chúng mình duy trì và phát triển không ngừng suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của website, chi phí lưu trữ ebook, vận hành hệ thống và hỗ trợ nhân sự đang ngày càng trở thành gánh nặng cho chúng mình. Dù chúng mình luôn nỗ lực giữ vững tôn chỉ duy trì website hoàn toàn miễn phí, nhưng để có thể tiếp tục phục vụ các bạn với chất lượng tốt nhất, chúng mình rất mong nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.
Mọi sự đóng góp, dù nhỏ hay lớn, đều là nguồn động viên to lớn giúp chúng mình tiếp tục duy trì website hoàn toàn miễn phí tới cộng đồng, cung cấp những tài liệu hữu ích đến với tất cả mọi người.
► Mọi thông tin ủng hộ xin gửi về: https://ebookvie.com/giup-do-chung-minh/