Ăn chay và dinh dưỡng
“Ăn chay” là cụm từ được dùng để chỉ những người không bao giờ dùng bất cứ thực phẩm nào chế biến từ động vật.
Thực đơn của họ bao gồm rau quả, dầu thực vật, ngũ cốc, trái cây, đậu, đỗ, các loại hạt như vừng, lạc. Những người ăn chay thường thì nhiều lý do khác nhau, có người vì lý do tôn giáo, có người vì lý do sức khoẻ, có người muốn giảm cân.
Thực đơn của những người ăn chay thường có lợi cho sức khoẻ. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn chay thường ít khi mắc phải những bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, sỏi mật. Điều đó không chỉ hoàn toàn do chế độ ăn, mà có thể còn do lối sống, vì những người ăn chay thường không hút thuốc lá.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức ăn chay khác nhau và có ba nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Không ăn thịt nhưng vẫn ăn cá và các loại động vật.
Nhóm 2: Không ăn thịt, cá, gia cầm nhưng vẫn ăn trứng và các chế phẩm từ sữa bò.
Nhóm 3: Không ăn thịt, cá, gia cầm, trứng nhưng vẫn ăn các chế phẩm từ sữa bò.
Tuy nhiên, việc không ăn các loại động vật không có nghĩa là cơ thể bạn sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh. Vì vậy, những người ăn chay dù thuộc bất kỳ nhóm nào, cũng cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về dinh dưỡng để bảo đảm rằng những thực phẩm mà mình lựa chọn cung cấp cho cơ thể đầy đủ carbohyrate, các loại vitamin và khoáng chất.
– Những người ăn chay cần biết kết hợp các loại thực phẩm giàu protein trong các bữa ăn. Mỗi loại đồ ăn thực vật bản thân chúng không thể cung cấp đủ acid amin mà cơ thể đòi hỏi. Vì vậy, cần phải kết hợp chúng với nhau để đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng acid amin cần thiết. Bánh mì với đậu lăng, bánh sanwich với bơ và hạt dẻ, cơm nếp với đỗ, cháo đậu xanh đều là những món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể.
– Nên sử dụng những thực phẩm có chất béo bão hoà đơn khi chế biến đồ ăn như dầu hạt cải, dầu lạc, dầu olive hoặc bơ. Những thực phẩm này có thể phòng bệnh tim mạch. Không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật khi nấu ăn vì chúng có thể làm tăng cân.
– Nên ăn nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây, các loại ngũ cốc và các loại đậu, đỗ, rau củ, đậu nành là những thực phẩm cung cấp carbohydrate. Nên ăn nhiều loại rau và trái cây mỗi ngày. Hãy chọn đa dạng nhiều rau, quả với nhiều màu sắc. Chúng là nguồn cung cấp các vitamin A, C, E, selenium và lycopene.
– Nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 ở những người ăn chay là rất cao, vì những vitamin này chủ yếu chỉ có trong các thực phẩm từ động vật. Vitamin B12 cũng có ở một số chế phẩm từ thực vật như men bia, một số loại rau giàu protein, sữa đậu nành, đậu phụ, bột ngũ cốc. Trong một số trường hợp, nên bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tế bào.
– Những người ăn chay có thể bị thiếu canxi do không ăn những thực phẩm làm từ sữa bò. Nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bò là sữa đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, các loại rau có lá xanh, bánh mì, cam và quả mơ.
– Những người ăn chay cũng có nguy cơ bị thiếu sắt, vì nguồn cung cấp sắt là những loại động vật có thịt màu đỏ. Có thể bổ sung sắt từ đậu nành, bột ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt. Nếu dùng kết hợp những thực phẩm này với các đồ uống giàu vitamin C thì sẽ làm tăng lượng chất sắt hấp thụ được.
– Hàm lượng kẽm trong cơ thể những người ăn chay rất thấp. Vì vậy hãy bổ sung kẽm từ ngũ cốc, các loại rau như đậu, đỗ và các loại hạt như vừng, lạc.
Khẩu phần lý tưởng cho người ăn chay:
Ngũ cốc: 50%
Rau và trái cây: 33%
Các loại thực phẩm khác: 17%
Ăn chay giảm cân
Có một thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể khoẻ mạnh mà không cần phải ăn thịt. Nhưng một chế độ ăn kiêng thịt chưa chắc đã mang lại cho chúng ta một thân hình mảnh mai và cơ thể khoẻ mạnh. Để có thể thành công trong việc giảm cân, bạn cần phải tuân thủ những điều sau:
– Không ăn vặt. Các thức ăn vặt như bánh ngọt, khoai tây chiên có thể khiến bạn tăng cân vì chúng thường có hàm lượng chất béo cao.
– Không sử dụng quá nhiều chất béo khi chiên, xào đồ ăn.
– Nên có nhiều món ăn cho mỗi bữa, bởi vì không có loại thực phẩm thực vật nào giàu protein và dưỡng chất như thịt. Nếu bạn không ăn thịt, hãy kết hợp các loại rau củ khác nhau trong một bữa ăn để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các chất dinh dưỡng có trong thịt mà ít có trong các loại thực phẩm khác bao gồm: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12, kẽm và protein.
– Bổ sung vitamin và các khoáng chất. Một chế độ ăn chay khoẻ mạnh phải cung cấp cho bạn đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể đòi hỏi. Nếu vì một lý do nào đấy mà chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bạn, hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để dùng thêm một số vitamin hỗn hợp. Nhưng tuyệt đối không dùng chúng thay thế cho các bữa ăn.
Bảng phân loại dưỡng chất
Sắt: hạt điều, cà chua, cam, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu xanh.
Canxi: Các thực phẩm chế biến từ sữa, sữa đậu nành, nước cam, đậu phụ, bông cải xanh.
Vitamin D: Sữa tươi, sữa đậu nành, bột ngũ cốc.
Vitamin B12: Trứng, các thực phẩm từ sữa bò, đậu tương, ngũ cốc.
Kẽm: gạo nguyên cám, lúa mì, lúa mạch, trứng, các thực phẩm chế biến từ sữa, đậu phụ, các loại rau có lá xanh, các loại rau củ.
Protein: đậu Hà Lan, thực phẩm chế biến từ đậu tương, các loại hạt.
Phần I: Điều cần biết về ăn chay và dinh dưỡngchay ăn chay và dinh dưỡng
Lợi ích của việc ăn chay
Ăn chay là một khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước phát triển. Chế độ dinh dưỡng này giúpphòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, nếu quyết định ăn chay, nhất là ăn chay tuyệt đối và lâu dài, bạn sẽ phải lưu ý đến nhiều vấn đề để bảo đảm sức khoẻ. Có rất nhiều biến thể ăn chay khác nhau trên thế giới, nhưng quy tụ có 4 kiểu truyền thống sau:
Ăn chay tuyệt đối: Không ăn thịt, gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng.
Ăn chay có dùng sữa.
Ăn chay có trứng.
Ăn chay có sữa và trứng.
Ngoài ra, có một dạng ăn chay khá phổ biến hiện nay là “ăn chay bán phần”, chỉ kiêng các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu… Cũng có những người chỉ ăn trái cây và thỉnh thoảng ăn rau; hoặc chỉ ăn cá, trai, sò, tôm, cua….
Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa bão hòa nhiều nối đôi, nhiều vitamin E, C… Người ăn chay có lượng LDL-cholesterolthấp, chỉ số xơ vữa mạch máu thấp và HDL-cholesterol cao, có thể phòng ngừa được nhiều bệnh như:
Béo phì: Do chế độ ăn chay có ít chất béo, nhiều chất bột đường hấp thu chậm.
Cao huyết áp: Do chế độ ăn chay ít dùng rượu bia, ít natri, nhiều kali nên hạn chế căn bệnh này.
Bệnh mạch vành: Do ít chất béo, ít đạm động vật, nhiều đạm thực vật, nhiều chất xơ, nhiều chất bột đường hấp thu chậm và nhiều chất béo chưa bão hòa.
Tiểu đường type 2: Do có nhiều chất bột đường hấp thu chậm và chất xơ.
Sỏi mật: Do có nhiều chất xơ.
Táo bón: Do có nhiều chất xơ.
Ung thư (vú, đại tràng): Do có nhiều chất xơ, nhiều rau quả giàu vitamin chống oxy hóa và chất chống ung thư, ít đạm động vật và mỡ, nhiều chất bột đường hấp thu chậm.
Sa sút trí tuệ: Do ít đạm động vật.
Đột quỵ: Do có ít chất béo bão hòa và cholesterol, nhưng nhiều chất bột đường hấp thu chậm.
Loãng xương: Do có ít chất đạm, đặc biệt là ít đạm động vật.
Ngoài ra, người ăn chay còn có khuynh hướng ít bị viêm ruột thừa, thoát vị cơ hoành, hội chứng ruột kích thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi… Tuy nhiên, các kiểu ăn chay có thể tạo sự mất cân bằng về mặt dinh dưỡng. Để khắc phục các vấn đề có thể xảy ra, người ăn chay cần lưu ý:
Chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay tuyệt đối. Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng (vì nhiều chất xơ).Tình trạng này dễ xảy ra ở những người tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy, cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo…
Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:
+ Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.
+ Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ…
+ Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mỳ với sữa, cơm hoặc mỳ sợi với phô mai.
+ Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mỳ.
– Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh…). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic… Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.
– Tình trạng thiếu vitamin B12 (gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh) có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Cần bổ sung vitamin này cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.
– Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.
Lợi ích của việc ăn chay
Ăn chay với phụ nữ mang thai
Khi mang thai, không phải người phụ nữ nào cũng cần những bữa ăn nhiều thịt cá. Theo bác sĩ dinh dưỡng Claire Manicot, phụ nữ có thói quen ăn chay vẫn được phép duy trì khẩu phần chay với các sản phẩm từ sữa, trứng, rau đậu… theo chỉ định của bác sĩ lúc mang thai mà không sợ thai nhi bị đói. Các bữa ăn chay phong phú sẽ mang đến cho cơ thể các khoáng chất và các vitamin cần thiết. Có nhiều bà mẹ tương lai nhất định phải cho bác sĩ biết mình có ăn chay hay không, để qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể kê đơn những thức ăn chứa nhiều sắt và canxi, đảm bảo cho đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh. Các quy tắc dinh dưỡng đòi hỏi nguồn thức ăn phải chứa từ 50-55% chất glucid và 10-15% protein. Trong trường hợp ăn chay, những thiếu hụt về protein động vật có thể được bù đắp bằng các thức ăn chứa nhiều protein như trứng, ngũ cốc, bánh mì, các loại rau… Người ăn chay cần kết hợp trong bữa ăn các ngũ cốc với rau quả để cung cấp đầy đủ các axit amin cho cơ thể.
Trong thời gian có thai, phụ nữ có nhu cầu lớn về khoáng chất. Nếu không ăn thịt động vật, các thai phụ cần cẩn trọng để không bị thiếu sắt, tránh tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cần ăn trứng, rau khô, xà lách, các trái cây chứa nhiều vitaminC sẽ kích thích sự hấp thu sắt. Canxi có nhiều trong các chế phẩm từ sữa và các loại hạt có chứa dầu (hạt mè, đậu phộng, hạt dẻ…).
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn chay không gây nguy hại gì cả. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà ép một phụ nữ có thai phải từ bỏ thói quen ăn chay nếu họ được bác sĩ cho phép, nếu các kết quả siêu âm đều tốt và nếu như chế độ dinh dưỡng chay cho họ đủ protein, canxi và chất sắt. Thức ăn chay có đầy đủ chất canxi không? Câu trả lời là có. Caxi được hàm chứa trong rau xanh, hạt và ngũ cốc. Nghĩa là có rất dồi dào trong các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Mặc dù chúng ta thường được khuyến cáo nên uống chất caxi thêm để bồi bổ. Nhưng thực ra những người trong tuổi mắc phải bệnh xương xốp không phải vì lý do không ăn đầy đủ chất caxi mà vì họ ăn quá nhiều chất Protein hàm chứa trong thịt động vật. Khi Protein được hấp thụ quá nhiều sẽ phá vỡ trữ lượng caxi trong cơ thể và làm giảm độ pH trong máu. Cơ thể của chúng ta phải lấy caxi dự trữ từ trong xương đem vào máu để quân bình lượng pH trở lại nên xương bị giòn và xốp. Lượng caxi bị hủy hoại sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu. Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy lượng Protein mà con người ăn vào sẽ giảm thiểu lượng caxi trong cơ thể nhiều hơn lượng caxi mà chúng ta hấp thụ vào bằng đường ăn uống. Ăn chay có đầy đủ chất Protein không?
Nếu chúng ta ăn nhiều loại rau quả và ngũ cốc khác nhau để có đầy đủ calories cho cơ thể thì đương nhiên đã có đủ chất protein. Thực ra sự thiếu chất protein trong cơ thể của con người rất hiếm thấy xảy ra. Trong các quốc gia nghèo đói, dân chúng thường ăn uống không đầy đủ calories chứ không phải thiếu Protein. Khi chúng ta còn ở thời kỳ trẻ con, cơ thể tăng trưởng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cơ thể đứa trẻ có đầy đủ protein rồi thì không cần phải hấp thụ thêm vào nữa. Phân tích sữa của một người mẹ cho con bú, chúng ta thấy lượng calories bắt nguồn từ protein chỉ chiếm 5% tỷ số calories xuất xứ từ các hợp chất khác ở trong sữa. Như vậy thành phần protein trong sữa mẹ có thể coi như là thành phần tiêu chuẩn và an toàn cho cơ thể. Các cuộc khảo cứu cho thấy lượng caloriescung cấp bởi protein trong ngũ cốc chiếm từ 8 tới 20 phần trăm; rau cải từ 10% tới 50%. Phần lớn thức ăn có protein ngoại trừ đường, chất béo và rượu. Kết quả của các cuộc nghiên cứu cũng còn cho biết, thặng dư chất protein trong cơ thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh tật hơn là thiếu.
Ăn chay đầy đủ và đúng cách
Ăn chay là phương pháp dưỡng sinh tự nhiên nhằm để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa được một số bệnh tật. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn lựa các thức ăn cho có đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của con người mới là một điều quan trọng. Theo sách Go Vegeterian của chuyên gia dinh dưỡng Chris Lehmann và Amanda Benham thì các thức ăn chay được chia ra làm bốn nhóm căn bản như sau:
1. Nhóm rau củ: Nhóm rau củ cung cấp cho chúng ta rất nhiều dưỡng chất cần thiết như sinh tố C, Beta-carotene, Riboflavin (sinh tố B2), chất sắt, chất caxi, chất xơ (fibre) và nhiều loại chất bổ dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng này thường tìm thấy trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm như cải bông xanh (broccoli), cải bẹ dầy (spinach)… Đặc biệt những loại rau củ có sắc vàng sậm và vàng cam như củ cà rốt, trái squach, khoai lang và bí ngô cung cấp cho chúng ta một số lượng dồi dào về chất beta-carotene.
2. Nhóm ngũ cốc: Nhóm này gồm có bánh mì, gạo, bắp, hạt kê (millet), lúa mạch (barley) và lúa kiều mạch (oats). Thường thì ngũ cốc không nên chà trắng để còn giữ được trọn vẹn chất bổ dưỡng thiên nhiên. Ngũ cốc loại chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa sự tiêu hóa, tránh táo bón và ngừa được chứng ung thư ruột già, ruột cùng và bao tử.
3. Nhóm trái cây: Nhóm này phần lớn chứa nhiều sinh tố C, beta-carotene, chất xơ… Mỗi ngày ít nhất chúng ta phải ăn một lần trái cây. Đặc biệt cam, chanh, quít và bưởi chứa nhiều sinh tố C, một loại sinh tố giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh tật như bệnh cảm cúm. Sinh tố C cũng còn được các nhà khoa học Pháp gọi là sinh tố của sức mạnh hay sinh tố của sự cố gắng.
4. Nhóm đậu: Nhóm này gồm các loại đậu có màu xanh mà chúng ta thường dùng như đậu Hà lan, đậu đũa, đậu que…. Đậu nành cũng thuộc nhóm này và thường được chế biến dưới dạng đậu phụ, tương, cháo và sữa vân vân.
Ngày nay, sữa đậu nành được bày bán trong các siêu thị có nhiều loại rất tốt và bổ dưỡng vì nó đã được pha chế thêm sinh tố và các chất dinh dưỡng khác theo đúng nhu cầu của cơ thể.
Ngoài bốn nhóm thức ăn chay được phân loại một cách đại khái như trên, chúng ta cũng còn nhiều loại thức ăn khác nhưng cũng không ngoài các nhóm được phân loại vừa kể. Hàng ngày, chúng ta nên ăn uống đầy đủ các loại rau quả phối hợp gồm cả 4 nhóm thì cơ thể sẽ không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần dùng thêm các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ… Các loại hạt này thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhất là chất béo.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại hạt này cũng có thể gây ra chứng thừa chất béo trong cơ thể hay gọi là bệnh cao mỡ.
Dầu ăn thảo mộc rất tốt nếu so sánh với mỡ động vật. Nhưng nếu chúng ta dùng dầu thảo mộc để chiên thức ăn xong rồi tiết kiệm để dành lại chiên thêm lần nữa thì dầu ăn này không còn thuần khiết. Nó lại trở thành một loại dầu khó tiêu trong cơ thể như mỡ động vật vậy. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng dầu chiên qua thức ăn một lần rồi bỏ.
Dầu thảo mộc tốt nhất theo thứ tự là dầu mè, dầu ô-liu, dầu bông quỳ, dầu đậu nành và các loại dầu thảo mộc thông thường khác.
Người ăn chay trường nên ăn các loại thực phẩm thiên nhiên còn tươi tốt. Những loại rau quả để lâu hay đóng hộp hoặc được chế biến bằng các phương pháp hóa học để có mùi vị thơm ngon hợp với khẩu vị, có thể coi là thực phẩm chay chứ không phải là thức ăn dinh dưỡng.
Mời các bạn đón đọc Thực Đơn Ăn Chay Và Chế Độ Dinh Dưỡng của tác giả Đại Minh.