Người Chăm, trong bức tranh văn hóa Việt Nam là một trong những nét vẽ đặc sắc và nổi bật nhất làm tôn lên vẻ đẹp của Văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu văn hóa người Chăm là cần thiết đối với các ngành khoa học xã hội, góp phần vào sự bảo tồn cũng như phát triển văn hóa của dân tộc. Trong số những ngành nghề tham gia kinh tế gắn liền với văn hóa có ngành Du lịch ở Việt Nam. Đối với nhiều hướng dẫn viên du lịch, việc nghiên cứu và trang bị kiến thức về người Chăm là cần thiết vì tính bức thiết trong sự nghiệp phát triển năng lực cá nhân cũng như năng lực của toàn ngành.
Tuy nhiên, một bộ phận Hướng dẫn viên vì nhiều lý do, từ khách quan đến chủ quan, hiện chưa được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về dân tộc Chăm ở Việt Nam, thậm chí nguồn thư tịch hoặc kiến thức mà họ tiếp nhận được còn nhiều thiếu sót thiếu như không muốn nói là “sai quan điểm” hoặc sai nhận thức, dẫn đến việc cung cấp thông tin cho khách du lịch bị lệch lạc.
Hơn thế nữa, về yếu tố địa lý, dân tộc Chăm đã từng sinh sống trải dài trên dải đất miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, và ngoại vi không gian văn hóa chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Champa còn phổ rộng đến tận khu vực Tây Nguyên, do đó những di tích lịch sử từ vật chất đến phi vật chất vẫn còn tồn tại trên vùng này rất nhiều, cho nên việc trang bị kiến thức về dân tộc Chăm và vương quốc Champa thật sự sẽ mang lại những chuyên đề thuyết minh sống động về bức tranh lịch sử phát triển của dân tộc.
Xuất phát từ niềm đam mê nghiên cứu về người Chăm và tình yêu nghề Hướng dẫn viên du lịch, cộng với quá trình khảo sát, bản thân tác giả nhìn thấy nhiều đồng nghiệp vẫn còn chưa vững vàng về người Chăm, đây là điều rất nguy hiểm, nên tác giả mạo muội kết tập lại tài liệu này, hầu mong sẽ giúp ích được cho tác giả cũng như nhiều đồng nghiệp tương lai.
Vì Champa là một đề tài rất rộng lớn, đã từng làm tiêu tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khoa học khác nhau, bản thân tác giả chỉ là bậc hậu sanh nên nghiên cứu mang tính kế thừa là chủ đạo chứ chưa có tham vọng sẽ mang đến điều gì to lớn. Có chăng tác phẩm này chỉ mang tính cóp nhặt và hệ thống để người đọc có thể triển khai những tiêu điểm kiến thức ấy bằng những trước tác uyên bác hơn của các học giả hàn lâm.
Trong giới hạn khả năng và thiển học của mình, bản thân tác giả cũng chỉ dám nhìn dân tộc Chăm bằng lăng kính của một chàng hướng dẫn viên nhỏ bé có tình yêu tha thiết về những trang sử hùng thiêng một thời vàng son, những luật tục và những nét văn hóa thấm đậm nét đẹp truyền thống, do đó, có lẽ nên tạm nói rằng tác phẩm nho nhỏ mà bạn đọc đang cầm trên tay, chỉ dừng lại dưới khía cạnh khái quát dưới góc nhìn của một người tham gia kinh tế du lịch mà thôi chứ không thể nào lột tả được tất cả mọi khía cạnh của dân tộc Chăm cũng như Vương quốc Champa được.
Người ta nói:
“Trời bình tịnh thoạt còn nổi gió
Trăng làu làu bỗng trổ mòi mưa”
Cuộc sống mà không có gai chông thì không phải cuộc sống, đường đời nếu không có thiếu sót thì làm sao có thể trưởng thành. Trong quá trình soạn thảo quyển tài liệu bé nhỏ này, chắc chắn không thể không có thiếu sót, thật tâm mong quý độc giả bỏ qua cho, “Thương nhau lấy chín làm mười” nhưng “Giữa sông bỗng nổi nên cồn/ Nhờ nhiều hạt cát đắp dồn mới cao” chính sự góp ý của quý độc giả là nguồn động lực to lớn cho tác giả tiếp tục hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thiện đứa con tinh thần này, để sau này, còn tiếp tục chỉnh biên cho những thế hệ đàn em có thêm nguồn tài liệu tốt hơn để bước vào nghề.
Tác giả xin thành kính tri ân và kính chúc quý độc giả nhiều sức khỏe.
Một số lưu ý:
Trong tác phẩm này sẽ sử dụng những phiên âm tiếng Chăm, nếu như phiên âm lại bằng tiếng La – tinh, tác giả xin theo phiên âm La – tinh quốc tế hiện đại, căn cứ trên Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê.
Nếu tác phẩm có phiên âm tiếng Chăm thuần chuẩn, tác giả sẽ phiên âm theo Từ điển Chăm – Việt – Anh của Sakaya.
Nếu trong tác phẩm có chứa ký tự chữ Chăm, tác giả sẽ chọn ký tự của chữ Akhar Thra Chăm (chữ Chăm hiện tại) trường hợp có các ký tự chữ Chăm cổ, hoặc chữ vay mượn nước ngoài như chữ Phạn, Sanskrit, Chữ Ả- rập, tác giả sẽ có sự chú thích riêng cho từng ký tự.
Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 22 tháng 4 năm 2015
Thanh Hoàng cẩn bút.Người Chăm, một trong 54 dân tộc ghép thành bức tranh dân tộc Việt Nam hiện nay chỉ sinh sống chủ đạo ở một số tỉnh thành nhất định chứ không còn sinh sống trải dài từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận như ngày xưa nữa.
Theo các thống kê tạm thời, các nguồn thư tịch hiện đại đều thống kê rằng tổng dân số người Chăm trên toàn thế giới hiện nay ướm chừng con số 40 vạn người.
Mặc dù Việt Nam là vùng đất ngày xưa thành lập vương quốc của họ, nhưng hiện nay, cộng đồng dân cư Chăm lớn nhất không sinh sống ở Việt Nam mà là ở nước bạn Campuchia là đông nhất (khoảng 217.000 người) và đa số sinh sống tại tỉnh Kongpong Cham, một số ít người Chăm sinh sống rải rác trên các tỉnh còn lại như Kampot, SeamRiep, Phnom Penh.
Trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm, với dân số khoảng hơn 145.000 người, sinh sống trên địa bàn các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang, trong đó, họ tập trung đông nhất tại Ninh Thuận – Bình Thuận, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nếu như xem xét để tính tổng dân số người Champa thì chúng ta sẽ có con số khác, vì cư dân Champa là cư dân ngữ hệ Malayo – polineisn nên nếu xét những dân tộc thuộc chung ngữ hệ này thì Việt Nam vẫn là nơi sinh sống của nhiều người Champa hơn so với Vương quốc Campuchia. Trong bài thống kê này, tác giả hiểu cư dân Champa và người Cham là hai khái niệm biệt lập, trong đó người Chăm là một bộ phận chủ đạo cấu thành dân số Champa nhưng không phải hoàn toàn và duy nhất. Trong tác phẩm này, tác giả chỉ thống kê về người Chăm mà thôi.
Ngoài Việt Nam là vùng đất có đông người Chăm sinh sống thứ hai trên toàn thế giới, thì xếp thứ ba là Malaysia với tổng dân số Chăm vào khoảng 15.000 người, ở Thái Lan cũng có khoảng 10.000 người Chăm đang cư trú tại đây, riêng nước như Anh, Pháp, Úc, Mỹ, Lào… vẫn có người Chăm sinh sống do quá trình di cư mang yếu tố lịch sử và chính trị, trong đó Liên Bang Hoa Kỳ có số lượng người Chăm đang sinh sống đáng kể (khoảng 5.000 người), cộng đồng người Chăm sống ở Lào chủ yếu tập trung tại Thủ đô Viêng – chăn do sự trốn chạy khỏi đế chế diệt chủng Pol Pot.
Tác giả để tiêu đề chương là “Từ hồng hoang đến lập quốc” nhưng tại sao tác giả lại đi cân đo đong đếm số lượng người Chăm hiện tại làm gì?
Kính thưa quý độc giả, nếu quý độc giả vẽ lại bức tranh phân bố dân cư của người Chăm trên thế giới sẽ thấy những sự bất ngờ lớn lao và vì sao người Chăm định cư ở Campuchia nhiều như thế, đồng thời quý bạn đọc cũng sẽ thấy, tuy ở Việt Nam chúng ta, cộng đồng người Chăm sinh sống trải dài như thế, nhưng nhận thức của người Việt đối với người Chăm còn nhiều mơ hồ và phủ bóng lên người Chăm nhiều oan ức lịch sử mà suốt bao năm nay họ vẫn không ngừng cố gắng chứng minh sự trong sạch của mình. Chắc có lẽ ít nhất các bạn cũng đã từng nghe đâu đó những câu chuyện truyền miệng đồn thổi rằng có những người Chăm đi bán thuốc dạo, rồi bỏ bùa mê thuốc lú gì đấy để cướp tiền vàng của của người Việt? Hoặc đâu đó chỉ có những nhận thức hồng hoang rằng họ là những người tộc khác với người Thượng, sinh sống ở miền Trung và có phong tục tập quán khác với người Việt chúng ta, đó chỉ là những vệt đen mơ hồ trên giấy trắng để vẽ lại những nhận thức không đầy đủ về dân tộc Chăm ở Việt Nam chúng ta.
Cho nên, theo quan điểm của tác giả, việc đầu tiên để vẽ thêm những nhận thức mới về người Chăm, trước tiên, phải hiểu về danh xưng của dân tộc này cũng như thời hồng hoang, thuở sơ khai khi họ đặt bàn tay đầu tiên xuống nền đất mẹ mà nặn lên viên gạch tạo nên những Mỹ Sơn hoành tráng, những tháp Chăm uy nghi vẫn còn ngoài kia!
Mời các bạn đón đọc Thuyết Minh Văn Hóa Chăm của tác giả Thanh Hoàng.
Thuyết Minh Văn Hóa Chăm
Ebook Thuyết Minh Văn Hóa Chăm của tác giả Thanh Hoàng đã có bản đẹp với định dạng Azw3,eBook,Epub,Mobi,Pdf. Mời các bạn tải về eBook Thuyết Minh Văn Hóa Chăm miễn phí thông qua liên kết bên dưới.
Đọc Sách Online- Nếu Bạn có điều kiện, hãy mua sách giấy
- Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản
Tải eBook Thuyết Minh Văn Hóa Chăm:
► Không tải được sách thì nhắn tin cho bọn mình ở đường link TẠI ĐÂY nhé.
► Không tìm được sách mình cần thì các bạn đăng bài trong nhóm EBOOK MIỄN PHÍ CHO KINDLE, KOBO, BOOX... để cộng đồng hỗ trợ bạn nhé
► Review tất tần tật mọi thứ liên quan đến nội dung, thông điệp, trải nghiệm, trích dẫn hay.... thì tham gia HỘI REVIEW SÁCH CÓ TÂM nhé
► Nếu sách có định dạng EPUB thì bạn có thể dùng phần mềm Calibre để chuyển từ file EPUB sang các định dạng khác.
► Nếu sách chỉ có định dạng PDF thì nhớ giảm dung lượng file PDF xuống để đọc cho đỡ bị lag đồng thời xoay ngang máy đọc sách để đọc cho đẹp
► Việc chuyển đổi định dạng có thể làm giảm trải nghiệm đọc do bị mất chữ, lỗi chữ, giao diện sách xấu
► Với Kinder thì nên dùng sách định dạng EPUB và AZW3
► Với máy đọc sách dùng hệ điều hành Androin thì nên dùng sách định dạng EPUB hoặc MOBI
► Với điện thoại thì nên dùng ứng dụng Moon+ Reader (Android) hoặc ReadEra (Ios) để đọc sách
► Với máy tính hoặc đi in ấn thì nên dùng sách định dạng PDF
Kính gửi các độc giả, những người yêu sách và tri thức,
Chúng mình vô cùng cảm ơn sự ủng hộ và tình yêu quý báu mà các bạn đã dành cho website EbookVie. Chính sự tin tưởng của các bạn đã giúp chúng mình duy trì và phát triển không ngừng suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của website, chi phí lưu trữ ebook, vận hành hệ thống và hỗ trợ nhân sự đang ngày càng trở thành gánh nặng cho chúng mình. Dù chúng mình luôn nỗ lực giữ vững tôn chỉ duy trì website hoàn toàn miễn phí, nhưng để có thể tiếp tục phục vụ các bạn với chất lượng tốt nhất, chúng mình rất mong nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.
Mọi sự đóng góp, dù nhỏ hay lớn, đều là nguồn động viên to lớn giúp chúng mình tiếp tục duy trì website hoàn toàn miễn phí tới cộng đồng, cung cấp những tài liệu hữu ích đến với tất cả mọi người.
► Mọi thông tin ủng hộ xin gửi về: http://ebookvie.com/giup-do-chung-minh/
Sách eBook cùng chủ đề
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội