Từng được ba lần đề cử giải Nobel và là nhà văn yêu thích của rất nhiều nhà xuất bản quốc tế, Mishima Yukio được công nhận là một trong những nhà văn hậu chiến phong cách nhất trong văn học Nhật Bản.
Lấy cảm hứng từ chuyến thăm Hy Lạp và niềm đắm say cảnh quan của đất nước xinh đẹp này, Mishima đã viết nên tiểu thuyết “Tiếng triều dâng”. Cuốn sách sau đó đã giành được giải Shincho của Nhà xuất bản Shinchosha năm 1954.
“Tiếng triều dâng” được phát hành dưới dạng bìa cứng, với hai phiên bản bìa áo khác nhau, mỗi cuốn sách được tặng kèm một chiếc postcard cùng chủ đề.
************
Cảm hứng từ những trải nghiệm khi lưu tại Hy Lạp và thần thoại “Daphnis và Chloe”, sau khi trở về Nhật Bản, tác giả Mishima đã viết tiểu thuyết thứ tư “Tiếng triều dâng”. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên của Mishima ra mắt độc giả thế giới, được chuyển ngữ sang tiếng Anh và phát hành năm 1956.
Như một lời khẳng định tự do trong tinh thần, sau nhiều khắc nghiệt thơ ấu và những gắng gượng theo kỳ vọng của bậc sinh thành, “Tiếng triều dâng” như một lời khẳng định tự do trong tinh thần của tác giả.
Bằng văn phong đẹp trong từng câu chữ, lời lẽ phóng khoáng và tự do, “Tiếng triều dâng” kể về những rung động đầu đời của chàng trai ngư dân nghèo mười tám tuổi Shinji và cô gái đẹp con nhà giàu có Hatsue. Hiện lên trên nền bức tranh phong cảnh quang đãng và hoang sơ của biển đảo Utajima, câu chuyện tình của Shinji và Hatsue càng trở nên đẹp hơn, trong sáng thuần khiết hơn.
Không chỉ là một cuốn sách với câu chuyện tình giản đơn, ở “Tiếng triều dâng”, người đọc sẽ được cảm nhận cuộc sống của một ngư phủ rõ ràng nhất. Đó là những quang cảnh lao động đánh cá, mò ngọc trai khỏe khoắn; là những giây phút mãn nguyện được chế biến và thưởng thức sushi tươi ngay tại thuyền sau một chuyến đánh bắt thành công; là tiếng sóng ầm ì vỗ buổi đêm, là những cơn gió biển mát lành mằn mặn thổi tới, khiến người đọc không khỏi cảm thấy nhớ nhung biển cả.
So với các tác phẩm khác, trong “Tiếng triều dâng” Mishima đề cập tới hậu Thế chiến II trực diện hơn nhiều, với những chi tiết về sự vắng mặt của người cha, hay những ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân đảo sau Thế chiến.
Sau khi ra mắt tại Nhật Bản, “Tiếng triều dâng” được đón nhận rộng rãi và đoạt giải Shincho năm 1954. Những độc giả hâm mộ cuốn tiểu thuyết và Mishima Yukio đã đổ tới hòn đảo Kami-shima (hình mẫu gốc của hòn đảo Utajima trong “Tiếng triều dâng”) với mong muốn được chính mắt thưởng ngoạn quang cảnh mà Mishima đã đặc tả rất trữ tình trong cuốn tiểu thuyết của mình. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim không dưới 5 lần.
Như một sự giải phóng tinh thần, “Tiếng triều dâng” giống một cơn gió biển tự do và thoáng đạt, được viết bởi một con người không còn bất kỳ cản trở nào nữa.
********
“Tiếng triều dâng” là một tác phẩm quan trọng thứ tư trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Yukio Mishima, đồng thời cũng là cuốn sách giúp ông nổi tiếng trên toàn cầu. Cuốn tiểu thuyết này kể về một câu chuyện tình yêu đẹp giữa Shinji, một chàng trai 18 tuổi chất phác và nghèo khó, với Hatsue, con gái của ông chủ tàu giàu có, ở một làng chài hoang sơ, yên bình trên hòn đảo Utajima sau thời chiến tranh.
“Tiếng triều dâng” là cuốn tiểu thuyết chứa đựng những chất xúc động sâu sắc từ tâm hồn của tác giả, bao gồm khao khát tự do sau những năm tháng tuổi trẻ khó khăn và cô đơn, và tình yêu trong sáng, đẹp đẽ mà không hề có ý đồ lợi dụng.
Cuốn tiểu thuyết này khác biệt so với các tác phẩm khác của Yukio Mishima. Nó không gay gắt, hung hãn và không chứa những bí ẩn. Thay vào đó, nó đơn giản, nhẹ nhàng, lãng mạn và êm đềm như lời tâm sự của một người đang sống trong tình yêu, được bao phủ bởi lòng người và tình yêu chân thành. Khung cảnh yên bình của hòn đảo Utajima tạo ra một sự đối lập với sự hỗn loạn và tàn phá trong xã hội Nhật Bản. Những cảm xúc trong trẻo và sâu lắng mà Shinji và Hatsue dành cho nhau tạo ra sự đối lập với hiện thực đau lòng trong ký ức của Chiyoko. Những lời khuyên về lẽ phải nhanh chóng bị hoen ả trước sự hiện diện của sự thật trong trái tim ngay thẳng của Hatsue đã giúp Shinji chiến thắng trong cơn bão đêm tối. Điều này đối lập với lòng người lạnh lùng và độc ác hiện diện khắp nơi.
Yukio Mishima đã tạo ra một hòn đảo Utajima như một thế giới độc lập, cách biệt với xã hội loài người. Trên mảnh đất này, nơi biển cả trải dài, tất cả những thứ – từ giá trị đạo đức, sự chia rẽ giai cấp, lòng khoan dung, lòng ghen tị, cảm giác ép buộc – đều có thể tan biến trong tiếng sóng xô từ biển khơi, để lại hương vị mặn mà và trở về với sự trong sáng và trong veo nhất của nó.