Cuốn sách “Tỉnh Thức” không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện cuộc sống và công việc của bạn. Dưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu từ cuốn sách:
- “Tỉnh thức không phải là sống thật chậm. Tỉnh thức là về việc bạn nâng cao sự tập trung và nhận thức cả trong công việc và cuộc sống. Bạn loại bỏ phiền nhiễu và đi đúng hướng theo cả mục tiêu của cá nhân và tổ chức.”
- “Sự chần chừ và hối tiếc có thể biến mất, bởi nếu bạn biết lý do tại sao mình đang làm việc gì đó, bạn sẽ không chỉ trích bản thân vì không làm việc khác. Nếu bạn hoàn toàn ý thức khi quyết định ưu tiên nhiệm vụ này, làm việc tại công ty này, tạo ra sản phẩm này hoặc theo đuổi chiến lược này, thì lý do gì để bạn phải hối hận chứ?”
Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tỉnh thức và cách áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp bạn trở nên tự nhận thức và hiệu quả hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
—
Sau gần bốn thập kỷ, nghiên cứu của Ellen Langer về tỉnh thức đã tác động rất lớn San cách tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế học hành vi cho đến tâm lý học tích cực. Nghiên cứu phát hiện ra bằng cách để tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh thay vì đặt mình vào “chế độ tự hành” vô thức, chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng, giải phóng khả năng sáng tạo và đạt được hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, những thử nghiệm “ngược chiều kim đồng hồ” của bà đã chứng minh đàn ông cao tuổi có thể cải thiện sức khỏe đơn giản bằng cách hành động như thời điểm 20 năm trước đó. Trong cuộc phỏng vấn này với biên tập viên cấp cao Alison Beard, Langer đưa ra suy nghĩ của mình về việc lãnh đạo và quản lý trong thời đại ngày càng hỗn loạn.
HBR: Hãy bắt đầu với những điều cơ bản. Chính xác thì tỉnh thức là gì? Chị định nghĩa nó như thế nào?
Langer: Tỉnh thức là quá trình chủ động chú ý đến những điều mới. Khi làm vậy, bạn được đặt vào hiện tại, nhạy cảm hơn với bối cảnh và quan điểm. Đó là điều cốt yếu của sự gắn kết. Và việc đó sản sinh chứ không tiêu tốn năng lượng. Sai lầm của hầu hết mọi người là cho rằng việc này căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng thứ gây căng thẳng là tất cả những đánh giá tiêu cực thiếu suy xét mà chúng ta đưa ra, cùng nỗi lo sẽ gặp rắc rối và không thể giải quyết được
. Ai cũng tìm sự ổn định. Chúng ta muốn giữ yên mọi thứ và cho rằng nếu làm vậy, chúng ta có thể kiểm soát được chúng. Nhưng vì mọi thứ luôn thay đổi nên điều đó không hiệu quả. Trên thực tế, nó khiến bạn mất kiểm soát.
Lấy ví dụ về các quy trình làm việc. Khi người ta nói: “Đây là cách thực hiện việc này, điều này không đúng. Luôn có rất nhiều cách để làm một việc, và cách bạn chọn nên phụ thuộc vào bối cảnh hiện tại. Bạn không thể giải quyết vấn đề của ngày hôm nay bằng giải pháp của ngày hôm qua. Vì vậy, khi ai đó nói: “Hãy học điều này để nó thành bản năng thứ hai, hãy để hồi chuông cảnh tỉnh gióng lên trong đầu bạn, vì điều đó có nghĩa là bạn thiếu sự lưu tâm. Các quy – tắc bạn được nhận là những quy tắc phù hợp với người đã tạo ra chúng, và bạn càng khác người đó bao nhiêu thì quy tắc càng kém hiệu quả với bạn bấy nhiêu. Khi bạn lưu tâm, các quy tắc, lệ thường và mục tiêu sẽ dẫn dắt bạn; chúng không khống chế bạn.
Theo nghiên cứu của chị, một số lợi ích cụ thể của việc lưu tâm hơn là gì?
Thứ nhất là hiệu suất cao hơn. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với các nhạc công của dàn nhạc giao hưởng, những người hóa ra đang chán nản vô cùng. Họ chơi đi chơi lại vài bản nhạc giống nhau, nhưng đó lại là một công việc danh giá khó bỏ. Vì vậy, chúng tôi cho các nhóm biểu diễn. Một số được yêu cầu tùy ý sao chép lại một màn trình diễn nào đó – nghĩa là chơi một cách lơ là. Những người khác được yêu cầu làm mới màn trình diễn theo những cách tinh tế – chơi một cách lưu tâm. Bạn hãy nhớ rằng đây không phải là nhạc jazz, vì vậy những thay đổi thực sự rất tinh vi. Nhưng khi chúng tôi phát các bản thu âm cho thính giả không biết gì về nghiên cứu nghe thì họ ưa thích những bản nhạc chơi theo cách lưu tâm hơn hẳn. Vì vậy, ở đây chúng tôi đã có một buổi biểu diễn nhóm, nơi mọi người đều chơi theo cách họ muốn, và họ thể hiện tốt hơn. Có quan điểm cho rằng nếu để mọi người mạnh ai nấy làm thì mọi việc sẽ ngay lập tức trở nên hỗn loạn. Đúng là có thể như vậy, nếu mọi người làm vậy một cách chống đối. Nếu mọi người đều nỗ lực trong cùng một bối cảnh và hoàn toàn hiện diện tại đó, không có lý do gì lại không đạt được kết quả phối hợp chất lượng hơn hẳn.
Tỉnh thức còn có nhiều lợi ích khác. Nó giúp bạn chú ý dễ dàng hơn. Bạn nhớ nhiều việc đã làm hơn. Bạn sáng tạo hơn. Bạn có thể tận dụng cơ hội khi chúng xuất hiện. Bạn tránh được những nguy cơ chưa phát sinh. Bạn yêu quý mọi người hơn và mọi người cũng yêu quý bạn hơn, vì bạn ít đánh giá người khác hơn. Bạn trở nên lôi cuốn hơn.
Sự chần chừ và hối tiếc có thể biến mất, bởi nếu biết lý do tại sao mình đang làm việc gì đó, bạn sẽ không chỉ trích bản thân vì không làm việc khác. Nếu bạn hoàn toàn ý thức khi quyết định ưu tiên nhiệm vụ này, làm việc tại công ty này, tạo ra sản phẩm này hoặc theo đuổi chiến lược này, thì lý do gì để bạn phải hối hận chứ?
Tôi đã nghiên cứu vấn đề này trong gần 40 năm, và trong hầu hết mọi thước đo, chúng tôi thấy rằng tỉnh thức tạo ra kết quả tích cực hơn. Điều này dễ hiểu thôi, nếu bạn nhận ra đó là một biến số nổi trội. Bất kể bạn làm gì – ăn bánh sandwich, phỏng vấn, viết báo cáo – bạn đang làm việc đó một cách lưu tâm hoặc lơ là. Nếu làm một cách lưu tâm thì bất kể là việc gì, bạn cũng sẽ để lại được dấu ấn. Ở cấp cao nhất ở bất kỳ lĩnh vực nào – các CEO trong danh sách Fortune 50, những nghệ sĩ và nhạc sĩ ấn tượng nhất, vận động viên hàng đầu, giáo viên và thợ máy giỏi nhất – bạn cũng sẽ thấy ở đó những người lưu tâm, vì đó là cách duy nhất để lên được vị trí mà họ đang đứng.
Chị đã chỉ ra mối liên hệ giữa tỉnh thức và sự đổi mới như thế nào?
Cùng với Gabriel Hammond, một sinh viên cao học, tôi đã thực hiện một nghiên cứu yêu cầu người tham gia tìm cách sử dụng mới cho những món đồ đã hỏng. Chúng tôi “bơm” sự lơ là vào một nhóm bằng cách cho họ biết sản phẩm đã không sử dụng được như dự định ban đầu ra sao – dẫn chứng một ví dụ nổi tiếng từ 3M, một loại keo thất bại. Với nhóm khác, chúng tôi khiến họ lưu tâm đơn giản bằng cách mô tả các tính chất của sản phẩm – vật chất chỉ bám dính trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, những ý tưởng sáng tạo nhất cho cách sử dụng mới đến từ nhóm thứ hai.
Không chỉ là nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà tư vấn, tôi còn là một họa sĩ mỗi hoạt động đều mang lại cho tôi thông tin về người khác – và tôi có ý tưởng nghiên cứu sự tỉnh thức và sai lầm khi đang vẽ tranh. Tôi chợt thấy mình đang sử dụng màu hoàng thổ trong khi định sử dụng màu đỏ tươi, nên bắt đầu cố gắng sửa. Nhưng rồi tôi nhận ra chính mình đã quyết định sử dụng màu đỏ tươi chỉ vài giây trước đó. Mọi người đều thường xuyên như thế. Bạn bắt đầu với sự không chắc chắn, đưa ra quyết định và nếu bạn mắc sai lầm, đó là một tai họa. Nhưng con đường bạn đang đi chỉ là một quyết định. Bạn có thể thay đổi nó bất cứ lúc nào, và có thể một giải pháp thay thế sẽ tốt hơn. Khi bạn lưu tâm, sai lầm sẽ thành hữu ích.
Việc lưu tâm khiến người ta trở nên lôi cuốn hơn như thế nào?
Chúng tôi đã chỉ ra điều này trong vài nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu thực hiện với những người bán tạp chí: người lưu tâm bán được nhiều hơn và được đánh giá là dễ mến hơn. Hay gần đây hơn, chúng tôi xem xét rắc rối mà các nữ giám đốc điều hành phải đối mặt: nếu hành động mạnh mẽ, có phần nam tính, họ sẽ bị nhận xét là ác ý, tôi nhưng nếu hành động theo cách nữ tính, họ bị coi là yếu đuối và không có tố chất lãnh đạo. Chúng yêu cầu hai nhóm phụ nữ diễn thuyết – một nhóm được yêu cầu hành động theo cách nam tính, nhóm còn lại hành động theo cách nữ tính. Sau đó, một nửa thành viên của mỗi nhóm được hướng dẫn để diễn thuyết một cách lưu tâm, và chúng tôi nhận thấy thính giả thích những người lưu tâm, bất kể họ đang thể hiện vai trò giới tính nào.
Và tỉnh thức cũng khiến chúng ta bớt phán xét người khác hơn đúng không?
Đúng vậy. Tất cả chúng ta đều có xu hướng phân loại người khác một cách thiếu suy xét: Anh này cứng nhắc. Cô kia bốc đồng. Nhưng khi mặc định người khác theo cách như vậy, bạn sẽ không thể tận hưởng mối quan hệ với họ hoặc sử dụng tài năng của họ. Tỉnh thức giúp bạn hiểu rõ tại sao mọi người cư xử theo cách họ đang làm. Nó hẳn phải hợp lý với họ vào thời điểm đó, nếu không thì họ đã không làm như vậy. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu trong đó yêu cầu đối tượng tham gia đánh giá các đặc điểm tính cách của chính họ – họ muốn thay đổi nhất điều gì nhất và đánh giá cao bản thân nhất ở điểm gì – và nhận thấy một điều rất trớ trêu. Những đặc điểm được mọi người đánh giá cao có xu hướng là phiên bản tích cực của những điều mà họ muốn thay đổi.
Lý do cá nhân tôi không thể ngừng “bốc đồng” là tôi đánh giá cao sự tự phát, không gò bó. Điều đó có nghĩa là nếu muốn thay đổi hành vi của tôi, bạn phải thuyết phục tôi đừng yêu thích sự tự phát, không gò bó nữa. Nhưng rất có thể khi nhìn tôi từ góc nhìn này – tự phát thay vì bốc đồng – bạn sẽ không muốn thay đổi tôi.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Tỉnh Thức thuộc seri Trí Tuệ Cảm Xúc của HBR
Lưu ý: Sách tuy định dạng PDF nhưng đã được chỉnh sửa để đọc trên tất cả các thiết bị Kindle, Kobo, Boox… Nói chung máy đọc sách nào cũng chạy ngon nhé