Cuốn sách “Trí Thông Minh Trên Giường” của tác giả Esther Perel là một tác phẩm nổi tiếng về mối quan hệ và tình dục, nó khám phá sâu sắc các khía cạnh của tình yêu và tình dục trong các mối quan hệ đương đại.
Tác giả Esther Perel, một nhà tâm lý học trị liệu có kinh nghiệm, chia sẻ những trải nghiệm và quan sát từ cuộc sống và công việc của mình để đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về tình yêu, tình dục và mối quan hệ. Bằng cách tiếp cận thông qua các câu chuyện cụ thể của các cặp đôi, bà giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội trong việc duy trì một mối quan hệ đầy ý nghĩa và thịnh vượng.
Cuốn sách này không chỉ nêu ra các vấn đề mà còn đặt ra những câu hỏi sâu sắc, khơi dậy suy ngẫm và thảo luận về tình yêu, tình dục và sự gắn kết trong mối quan hệ. Sự đa chiều và khách quan trong cách tiếp cận của Esther Perel giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất phức tạp của tình yêu và tình dục trong thế giới đương đại.
Mời các bạn đón đọc Trí Thông Minh Trên Giường của tác giả Esther Perel
—
CHƯƠNG 1: TỪ PHIÊU LƯU ĐẾN TÌNH TRẠNG GIAM CẮM – Tại sao việc truy cầu an toàn lại hủy hoại sinh lực tình dục?
Những buổi tiệc ở thành phố New York giống như chuyến đi dã ngoại nhân học – bạn sẽ không bao giờ biết trước mình sẽ gặp ai hay sẽ tìm thấy cái gì. Gần đây, tôi e dè đi đi lại lại ở một sự kiện thòi thượng, và, là một điển hình ỏ cái thành phố đầy những con người siêu thành đạt này, trước khi được hỏi tên tuổi, người ta thường hỏi tôi làm nghề gì. Tôi đáp: “Tôi là một nhà trị liệu tâm lý và tôi đang viết một cuốn sách.” Cậu thanh niên điển trai đứng cạnh tôi cũng đang viết một cuốn sách. Tôi hỏi cậu ấy “Cậu đang viết về chủ đề gì vậy?”. “Vật lý” – cậu đáp. Một cách lịch sự, tôi lại hỏi tiếp: “Thể loại vật lý nào?” Tôi không nhớ câu trả lời của cậu ấy, vì cuộc trò chuyện về vật lý kết thúc đột ngột khi có ai đó hỏi tôi “Còn chị thì sao? Cuốn sách của chị viết về cái gì thế?” Tôi trả lời “Các cặp đôi và sắc dục.”
Chỉ số Q của tôi chưa bao giờ cao – tại các bữa tiệc, trong taxi, tại tiệm làm móng, trên máy bay, với thanh thiếu niên, với chồng tôi,… – như khi tôi bắt đầu viết một cuốn sách về tình dục. Tôi nhận ra có những chủ đề rất ít người quan tâm và những chủ đề khác thì có sức hút giống như nam châm. Người ta trò chuyện với tôi. Dĩ nhiên là điều đó không có nghĩa rằng họ kê’ cho tôi nghe sự thật. Nếu có một chủ đề mời gọi sự che đậy thì chính nó đây.
Có người hỏi “Thế còn về các cặp đôi và sắc dục thì sao?”
“Tôi đang viết về bản chất của ham muốn tình dục.” – Tôi đáp. “Tôi muốn biết liệu người ta có thể duy trì ham muốn trong một mối quan hệ lâu dài, tránh được sự suy giảm theo lẽ thường của nó được không.”
“Bạn không cần tình yêu để có tình dục, nhưng bạn cần tình dục trong tình yêu.” – Một người đàn ông đứng ngoài nói, anh ta vẫn chưa quyết định nên tham gia vào cuộc trò chuyện nào.
Một người khác thì hỏi “Cô chủ yếu tập trung vào các cặp đã kết hôn? Các đôi dị tính?” Tôi trấn an anh ta “Tôi xem xét vô số cặp đôi: dị tính, đồng tính, già, trẻ, đã cam kết và các cặp vẫn còn lưỡng lự chưa quyết định.”
Tôi nói vói họ rằng tôi muốn biết làm thế nào, hoặc liệu rằng chúng ta có thể giữ được cảm giác sống động và đầy phấn khích trong các mối quan hệ của chúng ta hay không. Liệu có một điều gì đó cố hữu trong sự cam kết đã giết chết ham muốn? Liệu chúng ta có thể duy trì sự an toàn mà không bị rơi vào tình trạng đơn điệu? Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể duy trì được cái cảm giác thơ mộng, cái mà Octavio Paz gọi là ngọn lửa đôi của tình yêu và sắc dục.
Tôi từng nói chuyện này nhiều lần, và những nhận xét tôi nghe được tại bữa tiệc này hầu như không mới.
“Không thể được đâu.”
“Chà, đó là toàn bộ vâh đề của hôn nhân một vợ một chồng, phải không?”
“Đó là lý do tại sao tôi không muốn cam kết. Điều này không liên quan đến nỗi sợ cam kết, mà chỉ vì tôi ghét chuyện tình dục nhàm chán.” “Ham muốn tồn tại lâu dài à? Còn ham muốn tình một đêm thì sao?”
“Khi mối quan hệ tiến triển, dam mê sẽ biến thành một thứ khác.”
“Tôi từ bỏ hứng thú với chuyện ấy khi tôi có con.”
“Này, có kiểu đàn ông để lên giường và có kiểu đàn ông mà cô có thể kết hôn.”
Điều thường xảy ra trong một cuộc tranh luận công khai đó là các vấn đề phức tạp nhất có xu hướng phân cực rất nhanh, và sắc thái được thay thế bằng biếm họa. Do đó, có sự phân chia giữa những người theo chủ nghĩa lãng mạn và những người sống thực tề1. Người lãng mạn cự tuyệt một cuộc đời vắng bóng đam mê; họ thề rằng sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu đích thực. Họ là những người tìm kiếm suốt nhiều năm, ngóng tìm một người mà ham muốn sẽ không bao giờ tắt. Mỗi khi ham muốn suy giảm, họ kết luận rằng tình yêu đã hết. Nếu ái tình lụi tàn, vậy tình yêu hẳn phải đang ngắc ngoải. Họ thương tiếc cho sự ra đi của đam mê phấn khích và sợ an phận với mối quan hệ.
Ở thái cực ngược lại là những người theo chủ nghĩa hiện thực. Họ nói rằng tình yêu lâu dài quan trọng hơn tình dục cuồng nhiệt, và dam mê khiến người ta làm những chuyện ngu ngốc. Điều đó thật nguy hiểm, nó gây hại, tàn phá và là nền móng yếu ớt cho hôn nhân. Trong câu nói bất hủ của Marge Simpson “Đam mê chỉ dành cho đám con nít và người nước ngoài.” Sự trưởng thành ngự trị ở những người theo chủ nghĩa hiện thực. Sự phấn khích lúc ban đầu phát triển thành một thứ khác – tình yêu sâu sắc, tôn trọng lân nhau, tình xưa nghĩa cũ và sự đồng hành. Ham muốn giảm đi là điều không thể tránh khỏi. Bạn được kỳ vọng là sẽ chịu đựng được và trưởng thành lên.
Khi cuộc trò chuyện tiếp tục, hai phe nhìn nhau bằng con mắt pha trộn phức tạp của sự thương hại, tế nhị, ganh tị, bực tức và khinh bỉ. Nhưng mặc dù họ định vị bản thân ở hai cực đối lập của quang phổ, song cả hai đều đồng tình với tiền đề cơ bản rằng đam mê sẽ nguội lạnh đi theo thời gian.
“Một số người cố cưỡng lại sự ra đi của ham muốn mãnh liệt, một số thì chấp nhận nó, nhưng dường như tất cả các bạn đều tin rằng ham muốn rồi sẽ phai mờ. Điều mà các bạn bất đồng chỉ là sự mất mát này có tầm quan trọng ra sao.” – Tôi bình luận. Người theo chủ nghĩa lãng mạn coi trọng ham muốn mãnh liệt hơn sự ổn định. Người theo chủ nghĩa thực tế coi trọng sự an toàn hơn là dam mê. Nhung thường thì cả hai đều thấy thất vọng, vì rất hiếm người ở cả hai thái cực có thể sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau.
Tôi luôn được hỏi liệu cuốn sách của tôi có đưa ra giải pháp nào không. Người ta có thể làm được gì? Ẩn sau câu hỏi này là một khao khát bí mật đối với lực đẩy sự sống, sự trào dâng nguồn năng lượng tình dục đánh dấu sức sổng của chúng ta. Bât kê sự an toàn hay yên ổn mà mọi người tự thuyết phục bản thân để an phận với mối quan hệ, họ vẫn vô cùng khao khát nguồn sức mạnh này trong cuộc đời mình. Vì vậy, tôi trở nên đặc biệt để ý đến khoảnh khắc khi tất cả những trầm tư về việc đánh mất đam mê (điều không tránh khỏi) biến thành những biểu hiện của hy vọng. Những câu hỏi thực sự đó là: Liệu chúng ta có thể có được cả tình yêu và ham muốn trong cùng mối quan hệ theo thời gian được không? Bằng cách nào? Chính xác thì loại quan hệ đó là gì?
Mỏ neo và Con sóng
Mọi người có thể cho rằng tôi là người theo chủ nghĩa lý tưởng, nhưng tôi tin rằng tình yêu và ham muốn không loại trừ lẫn nhau, chúng không phải lúc nào cũng xảy ra cùng một lúc. Trên thực tế, sự an toàn và đam mê là hai nhu cầu riêng biệt, căn bản của con người, xuất phát từ những động cơ khác nhau và có xu hướng lôi kéo chúng ta theo những hướng khác nhau.
Trong cuốn sách Can love last?1 (Tình yêu có thể lâu bền ), nhà phân tâm học vói tư duy sâu rộng Mitchell, Stephen A. đưa ra một khuôn khổ để suy nghĩ về vẩn đề hóc búa này. Theo cách lý giải của Ông, tất cả chúng ta đều cần sự an toàn: sự lâu dài, đáng tin cậy, ổn định và tính liên tục. Những bản năng này bắt rễ và làm tổ trong, trải nghiệm của loài người chúng ta. Nhưng chúng tạ cũng có nhu cầu về sự thay đổi và mới lạ, những sứỉc mạnh tạo tác mang lại sự trọn vẹn và sống động pho cuộc đời. Ở đây, rủi ro và phiêu lưu mạo hiểm cộ vẻ rất lớn. Chúng ta đang sống trong mâu thuẫn, một mặt tìm kiếm sự an toàn và có thể đoán trước và mặt khác thì lớn mạnhnhờ sự đa dạng.
Bạn đã bao giờ từng quan sát một đứa trẻ chạy đĩ khám phá khắp nơi rồi sau đó chạy về lại để yên tâm rằng bố và mẹ vẫn còn ở đó? Sammy bé nhỏ cần cảm giác an toàn để đi khắp thế giáp mà khám phá. Khi đã thỏa mãn nhu cầu khám phá, Ị cậu ta muốn quay lại căn cứ an toàn của mình để tái kẹt nối. Đó là một môn thể thao mà cậu ta sẽ quay trở lại khi trưởng thành, đỉnh cao là trong trò chơi tình áiị Giai đoạn dũng cảm và chấp nhận rủi ro sẽ xen kẽ vợi giai đoạn tìm kiếm nền tảng và sự an toàn. Cậu ta có thể lúc thế này lúc thế khác, nhưng rồi sẽ nghiêng hẳn về một phía và đặt cuộc đời mình ở đó. :
Những gì đúng với con người thì cũng đúng với mọi sinh vật sống: mọi sinh vật đều đòi hỏi những thời kỳ tăng trưởng xen kẽ với thời kỳ cân bằng bình ổn. Bất kỳ người nào hay hệ thống nào liên tục tiếp xúc với sự mới lạ và thay đổi đều có nguy co rơi vào tình trạng hỗn loạn; nhưng một con người hay hệ thống quá cứng nhắc hoặc quá tĩnh thì sẽ dừng phát triêh và kết cuộc là tiêu vong. Vũ điệu bất tận giữa thay đổi và ổn định này cũng giống như mỏ neo và những con sóng.
Các mối quan hệ của người trưởng thành phản ánh rất rõ những động năng này. Chúng ta tìm kiếm một mỏ neo vững vàng, đáng tin cậy ở người bạn đời của mình. Nhưng đồng thời chúng ta cũng mong tình yêu mang lại một trải nghiệm siêu việt, sẽ cho phép chúng ta bay cao bay xa khỏi đời sống thường ngày của mình. Thách thức đối với các đôi vợ chồng hiện đại nằm ở việc dung hòa nhu cầu về sự an toàn và dễ dự đoán với mong muốn theo đuổi những thứ kích thích, bí ẩn và tuyệt vời.
Đối vói số ít người may mắn thì đây hâu như không phải là thách thức. Những đôi này có thể dễ dàng hợp nhất giữa công việc và tình cảm vợ chồng. Vói họ, chẳng có mâu thuẫn, bất hòa nào giữa sự cam kết và sự phấn khích, giữa trách nhiệm và vui chơi. Họ có thể tậu nhà và vui đùa trong đó. Họ có thể vừa là cha mẹ vừa là tình nhân. Nói một cách ngắn gọn, họ có khả năng kết hợp những điều bình thường với những điều kỳ lạ dễ như bỡn. Nhưng với những người còn lại trong chúng ta, tìm kiếm hứng thú trong cùng một mối quan hệ mà chúng ta thiết lập sự ổn định lâu dài là một yêu cầu khá cao. Không may thay, có quá nhiều câu chuyện tình phát triển theo cách chúng ta hy sinh niềm dam mê đê’ đổi lấy sự ổn định.
Vậy tôí muốn gì?
Adele tìm đến văn phòng của tôi, một tay cầm nửa cái bánh sandwich và tay kia cầm một số giấy tờ mà cô đang phải làm gấp. Ở tuổi 38, cô ấy là một luật sư có uy tín trong nghề. Cô lập gia đình với Alan được 7 năm. Đó là cuộc hôn nhân thứ hai của cả hai người, và họ có một bé gái 5 tuổi tên là Emilia. Adele ăn vận đơn giản và thanh lịch, mặc dù cô làm tóc được ít lâu rồi.
“Tôi muốn đi thẳng vào vấn đề.” – Cô nói. “Khoảng 80% thời gian tôi cảm thấy hạnh phúc bên anh ấy. Thực sự hạnh phúc.” Người phụ nữ thành đạt và có óc tổ chức này không phí phạm một phút nào. “Anh ấy không nói những thứ gây tổn thương; Trí thông minh trên giường anh không tuôn một tràng; anh ấy là chàng trai thực sự tử tế. Tôi cầm tờ báo lên và cảm thấy thật may mắn. Chúng tôi đều khỏe mạnh; đủ tiền xài; ngôi nhà của chúng tôi chưa từng bị cháy; chúng tôi không phải né đạn trên đường đi làm về. Tôi biết cuộc sống ngoài kia có thể kinh khủng nhường nào. Vậy thì tôi còn muốn gì nữa chứ?
Tôi nhìn bạn mình, Marc, đang ly hôn cô vợ thứ ba vì theo lời anh ‘Cô ấy không truyền cảm hứng cho mình/ Vì thế tôi bèn hỏi Alan ‘Em có truyền cảm hứng cho anh không?’ và cô có biết anh ấy nói gì không? ‘Em truyền cảm hứng cho anh nấu món gà vào mỗi Chủ nhật/ Anh ấy đã làm món gà nấm om rượu vang đỏ ngon tuyệt vời. Cô biết tại sao không? Vì anh ấy muốn làm hài lòng tôi; anh hiểu tôi thích điều đó.
Tôi cố gắng tìm hiểu xem mình đang bỏ lõ điều gì. Cô có hiểu thứ cảm giác xuất hiện trong năm đầu tiên, cảm giác rung động, say đắm, xôn xao trong lòng, ham muốn thể xác? Tôi thậm chí còn không biết liệu mình có thể có lại chúng được nữa không. Và khi tôi khơi chuyện này vói Alan, anh ấy hỏi lại: ‘Ồ, em lại muốn nói đến cặp Brad và Jen à? Ngay cả Brad Pitt và Jennifer Aniston mà còn thấy chán nhau, đúng không? Anh đã học về sinh học, anh biết cách hoạt động của các khớp thần kinh, rồi thì việc lạm dụng quá mức sẽ làm suy giảm phản ứng ra sao.’ Tôi hiểu chuyện đó. Sự phấn khích sẽ giảm dần. Nhung ngay cả khi tôi không thế có được thứ cảm giác chộn rộn, bay bướm đó, tôi vẫn muốn mình cảm thấy gì đó.
Phần sống thực tế trong tôi biết rằng sự phấn khích trong giai đoạn bắt đầu là bởi vì tôi bất an, không biết cảm xúc của anh ấy là gì. Khi chúng tôi đang hẹn hò, nếu điện thoại đổ chuông, tôi thấy hứng thú vì không biết là cuộc gọi của anh ấy. Còn bây giờ, khi anh ấy đi công tác, tôi bảo anh đừng gọi cho tôi, vì tôi không muốn bị đánh thức. Phần thông minh hơn của tôi lên tiếng: ‘Tôi không muốn sống bất an. Tôi đã kết hôn. Tôi đã có con. Tôi không cần phải lo lắng mỗi lần anh ấy rời khỏi thành phố: Anh có thích mình không nhỉ? Anh ấy không có tình cảm với tôi sao? Anh ấy sẽ lừa dối?’ Cô biết mấy bài trắc nghiệm trên tạp chí chứ: Làm cách nào đê’biết được chàng thực sự thích bạn? Tôi không muốn lo lắng về chuyện đó. Bây giờ tôi không còn cần đến điều đó vói chồng mình.”
Nhưng tôí muôn lấy lại cảm giác háo hức, rộn ràng kia
“Sau khi kết thúc một ngày làm việc dài/ chăm sóc Emilia và nấu nướng, dọn dẹp, đánh dấu những việc đã hoàn thành trong danh sách, tình dục là điều xa vời nhất trong tâm trí tôi. Tôi thậm chí còn không muốn nói chuyện vói ai. Thỉnh thoảng Alan xem TV, còn tôi thì đi tắm rồi đọc sách. Tôi rất hạnh phúc. Vậy tôi đang cố diễn đạt điều gì ở đây? Vì tôi không chỉ nói về tình dục. Tôi muốn được trân trọng như một người phụ nữ, không phải vói tư cách một bà mẹ, không phải với tư cách một người vợ, không phải với tư cách một người bạn đồng hành. Tôi cũng muốn trân trọng anh như một người đàn ông. Nó có thể là một ánh nhìn, một cái chạm, một lời nói. Tôi muốn được nhìn ngắm mà không phải kèm theo bất cứ một vai trò nào.
Anh nói rằng nó hoạt động theo cả hai hướng. Anh ấy đúng. Nó không giống như việc tôi mặc bộ đồ ngủ đen khêu gợi và phát ra tiếng kêu gọi bạn tình. Tôi khá lười trong việc Tàm mình cảm thấy đặc biệt’. Khi chúng tôi ĩân đầu gặp nhau, tôi đã mua tặng anh ấy một chiếc cặp nhân dịp sinh nhật – món đồ mà anh thích thú khi nhìn thấy qua cửa kính cửa hàng cùng cặp vé đi Paris bên trong chiếc cặp. Năm nay, tôi đã tặng anh ấy một đĩa DVD và chúng tôi ăn mừng với một vài người bạn với món thịt cuộn mà mẹ anh ấy đã làm. Tôi không có ý phản đối món thịt cuộn, nhưng đó là chuyện đã xảy ra. Tôi không biết tại sao mình không làm nhiều hơn. Tôi đã trở nên an phận.”
Adele, trong hơi thở dồn, đã miêu tả thật sinh động sự căng thẳng giữa sự thoải mái, dễ chịu của tình yêu cam kết và tác động làm suy yếu sức sống tình dục của nó. Sự quen thuộc quả thực làm người ta yên lòng, và nó mang đến cảm giác an toàn mà Adele không đời nào muốn từ bỏ. Đồng thời, cô muốn tìm lại sự sống động và phấn khích mà cô và Alan từng có lúc mới quen nhau. Cô muốn cả hai, sự ấm cúng và cảm giác không an toàn, cô muốn cả hai cùng với anh ấy.
nguyên Khoái tạc
Cách đây không lâu, việc muốn có cảm giác say mê vói chồng từng bị xem là một mâu thuẫn về lý thuyết. Trong lịch sử, hai địa hạt này của cuộc sống được tổ chức riêng biệt nhau – hôn nhân ở một nơi, còn dam mê thì nhiều khả năng nằm ở nơi khác. Khái niệm về tình yêu lãng mạn, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX lần đầu tiên đưa chúng đến với nhau. Vị trí trung tâm của tình dục trong hôn nhân và những kỳ vọng ngày càng cao xung quanh nó, phải mất nhiều thập kỷ nữa mới đến.
Những biêh đổi về mặt xã hội và văn hóa trong 50 năm qua đã định nghĩa lại về chuyện kết đôi thời hiện đại. Alan và Adele là những người thụ hưởng lợi ích của cuộc cách mạng tình dục của những năm 1960, giải phóng phụ nữ, ích lợi của thuốc tránh thai và sự trỗi dậy của phong trào đồng tính. Với việc thuốc tránh thai được dùng rộng rãi, tình dục được giải thoát khỏi vấn đề sinh sản. Chủ nghĩa nữ quyền và lòng tự hào đồng tính đấu tranh để định nghĩa về quyền biểu đạt tình dục là một quyền bất khả xâm phạm.
Anthony Giddens mô tả về sự chuyển tiếp này trong cuốn The transformation of intimacy (tạm dịch: Sự thay đổi của niêm thân mật)1 khi ông giải thích rằng tình dục trở thành một tài sản của bản thân, một thứ mà chúng ta phát triển, định nghĩa và thưong lượng lại trong suốt cuộc đời mình. Ngày nay, tình dục của chúng ta là một dự án cá nhân bỏ ngỏ; nó là một phân của con người chúng ta, một bản sắc và không còn đơn thùân là việc mà chúng ta thực hiện. Nó đã trở thành một đặc điểm trung tâm của các mối quan hệ thân mật, và chúng ta tin rằng sự thỏa mãn tình dục là do chúng ta. Kỷ nguyên của khoái lạc đã đến. Những bước phát triển này, cùng với sự thịnh vượng của kinh tế sau chiến tranh, đã góp phần tạo nên một thời kỳ tự do và chủ nghĩa cá nhân chưa từng có.
Con người ngày nay được khuyến khích theo đuổi hạnh phúc cá nhân và thỏa mãn tình dục, thoát khỏi những ràng buộc của đòi sống xã hội và gia đình mà trước đây đưọc xác định bởi bổn phận và nghĩa vụ. Nhưng ẩn trong bóng tối của sự xa xỉ này là một loại bất an mới đang giày vò ta. Gia đình nhiều thế hệ, cộng đồng và tôn giáo có thể giới hạn sự tự do, chuyện tình dục và những khía cạnh khác của chúng ta, nhưng đổi lại thì chúng mang đến cho ta cảm giác thuộc về rất cần thiết. Trong nhiều thế hệ, những định chế truyền thống này mang lại trật tự, ý nghĩa, sự tiếp nối và sự hỗ trọ xã hội. Việc dõ bỏ chúng đã để lại cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn và ít hạn chế hơn bao giờ hết. Chúng ta tự do hơn nhưng cũng đơn độc hơn. Như Giddens mô tả, chúng ta đã trở nên lo lắng hơn về mặt bản thể học.
Chúng ta mang vào các mối quan hệ yêu đương của mình mối lo lắng mông lung này. Tình yêu, ngoài việc mang đến nguồn dinh dưỡng cảm xúc, lòng trắc ẩn và sự đồng hành, thì ngày nay người ta còn kỳ vọng nó là liều thuốc chữa bách bệnh cho nỗi cô đon hiện sinh. Chúng ta xem người đầu ấp tay gối vớimình như bức tường thành chống lại những phong ba của đời sống hiện đại. Chẳng phải nỗi bất an của con người ngày nay lớn hơn thời xưa. Trên thực tế, điều ngược lại có thể mói đúng. Điều khác biệt là cuộc sống hiện đại tước đi của chúng ta những nguồn lực truyền thống và tạo ra một tình trạng mà chúng ta tìm đến một người để có được sự bảo vệ và kết nối tình cảm mà vô số mạng lưới xã hội trước đây từng mang lại. Sự thân mật của mối quan hệ trưởng thành trở nên nặng gánh vì những kỳ vọng.
Tất nhiên là khi Adele mô tả tình trạng hôn nhân của cô, cô không nghĩ về cảm giác lo lắng đương thời. Nhưng tôi thì tin rằng những hiểm họa của tình yêu tăng cao bởi những nỗi đau đớn thời hiện đại mà chúng ta đem vào. Chúng ta sống cách xa gia đình hàng chục cây số, không còn liên lạc với những người bạn từ thời thơ ấu của mình, thậm chí thường xuyên rời bỏ nhà cửa và di cư. Tất cả những gián đoạn này có một tác động tích lũy. Chúng ta mang vào mối quan hệ tình cảm của mình một nỗi tổn thương hiện sinh gần như không thể chịu đựng nổi, như thể bản thân tình yêu là chưa đủ nguy hiểm.