Cuốn sách “Triết thuyết Ohsawa” là một nguồn tài liệu quý báu đối với những ai quan tâm đến môn học “Âm Dương học” và “Đạo học Phương Đông”. Đây là những cuộc thuyết luận của Tiên sinh Ohsawa tại Pháp trong những năm 1964-1965, nơi ông chứng minh lại những nguyên lý cơ bản của môn học này một cách sống động và dễ hiểu.
Những điều ghi lại trong cuốn sách này không chỉ là chân lý mà còn là những dự đoán sâu sắc về tình hình chính trị thế giới mà Tiên sinh đã tiên đoán trước bằng dịch lý Âm Dương. Qua thời gian, những nguyên lý này ngày càng trở nên rõ ràng và có giá trị hơn trong việc hiểu biết về thế giới xung quanh chúng ta.
Với nhóm Gạo lứt Hà Nội, việc được nhận tài liệu này từ bác Nguyễn Văn Sáu là một niềm vinh hạnh và một nguồn cảm hứng lớn để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về Âm Dương học và triết học Phương Đông. Cuốn sách này không chỉ mang lại kiến thức bổ ích mà còn là hành trang quý báu cho những ai muốn học hỏi và khám phá về những giá trị Chân Thiện Mỹ trong cuộc sống.
Không tiện giữ nó làm “Bảo bối” của riêng mình. Ngày nay chúng tôi mong nó được phổ biến sâu rộng, để ích nước lợi nhà, hầu báo đáp ơn đức mà Tiên sinh đã công hiến cả cuộc đời để phổ biến học thuyết Âm Dương cho hậu thế.
Hà Nội, II- 1994
TM. Ngọc Trâm
LỜI NGƯỜI DỊCH
Đây là một trong 3 quyển CONFÉRENCES của giáo sư phát hành ở Paris, Pháp quốc
Gọi là CONFÉRENCES vì người chủ thuyết là Tiên sinh nhưng thật ra là những cuộc luận đàm hay thuyết luận giữa Tiên sinh và các Môn đồ. Dịch giả xin đề tựa bàn dịch theo nghĩa đó.
Gọi là Triết thuyết Ohsawa vì người chủ trương phong trào giáo hoá nhân loại với một học thuyết thực tiễn và một phương pháp thực dụng dựa trên nền tảng của Triết lý Đông Phương, là G.S Ohsawa. Cũng gọi là Triết thuyết Ohsawa vì tiên sinh đã hy sinh trọn đời mình cho cuộc cách mạng tư tưởng của nhân loại với học thuyết và phương pháp thực dụng đó.
Học thuyết Ohsawa là một học thuyết cách mạng hoán cải trình đồ của con người đã tự tạo cho mình, trở về với Vô Song Nguyên Lý, sự an bình vô tận và sự Công bằng tuyệt đối của Vũ trụ , tức là về với Đạo.
Yếu lược của tiên sinh là lấy Khoa học, lấy phương pháp lý giải của khoa học là phép phân tích để chứng minh, chẳng những sự vô hiệu của phép phân giải, mà còn chứng minh và đồng thời tiên đoán những tai hoạ vô cùng lớn lao sẽ đến với nhân loại do nền văn minh vật chất mà Khoa học đã huấn đạo từ 300 năm nay.
Tiên sinh luôn luôn nhắc nhở. Luật bất di bất dịch của Trật Tự Vũ Trụ, cái quân bình Âm Dương của tạo hoá là Cha sinh Mẹ đẻ cuả loài người, là Vô song Nguyên lý,là Nhất lý, là Đấng tối cao, nắm quyền chủ trị toàn tất Vũ trụ với sự Công bằng tuyệt đối và vĩnh cửu.
Có nghĩa là giữa loài người có dùng trăm phương ngàn kế cũng không sao thoát khỏi cái Trật tự và Công bằng ấy được
Học thuyết Ohsawa trong tập CONFÉRENCES này được phơi trần trong từng câu hỏi của các môn đồ và từng câu giải đáp của Tiên sinh.
Xin lưu ý quý vị độc giả.
1/ Về cách thức giảng giải của Tiên sinh là khêu gợi trực giác tính của các Môn đồ và để cho họ tự lý giải những thắc mắc của mình.
Tiên sinh chỉ khuyến khích họ , vấn nạn họ, hoặc khen hoặc chê, nhưng luôn luôn với một tinh thần xây dụng vô hạn, với một sự nhẫn nại vô cùng, hôm nay không hiểu thì để qua ngày mai, ngày mai chưa hiểu thì qua tháng sau, tháng sau chưa thông thì qua năm tới, năm tới chưa thấu thì để qua năm sau nữa. Thời gian và không gian vô tận. Chúng ta là Vô Biên.
2/ Trong quyển CONFÉRENCES này, những bài luận những thuyết trình. Lý giải, lập luận không phải toàn tất là của Tiên sinh, mà là của các Môn đồ cũ có, mới có, ở mọi trình độ hiểu biết. Họ là những người Phương Tây, từ trong bụng mẹ đã hấp thụ cái văn minh Khoa học duy vật, rất xa lạ với nguồn sống và tư tưởng của người phương Đông, với Triết lý Á – Đông, mà dân tộc Á Đông chúng ta có thể nói đã được thấm nhuần khí chất Siêu nhiên.
3/ Giáo sư Oshawa là một người Nhật Bản mà phát ngôn bằng Pháp ngữ e có khi pháp cú không được mạch lạc lắm.
Dịch giả cố gắng hết sức mình diễn tả một cách trôi chảy mà trung thực những khúc mắc, ý nghĩa xuyên qua hai tâm tính dị đồng, không biết có được cùng không?
Người độc giả chưa biết quyển CONFÉRENCES chắc chắn phải gặp nhiều chỗ tối nghĩa. Còn người ta đã đọc qua quyển Pháp văn đó, chắc chắn đã gặp nhiều chỗ sai lầm vì…
– Traduttore, traditore
– Tranducteur, traftre
– Người dịch ( là) kẻ phản bội.
Dịch giả T.T
BUỔI THUYẾT LUẬN THỨ NHẤT
Tiên Sinh- Các bạn có biết các quyển sách cổ xưa nhất của Trung Hoa không? Tứ thư và Ngũ Kinh mà Kinh dịch là danh tiếng nhất. Nước Pháp cấm không cho dịch ra pháp ngữ quyển Kinh dịch nhưng ở Mỹ bản dịch tiếng Anh bán rất chạy và rất rẻ tiền, chỉ có 95 cents. Nhưng không ai hiểu nó cả. Người ta hoàn toàn bít lối vì không có ai hiểu biết Âm và Dương. Kinh dịhc không lý giải ÂM –Dương, mà chỉ nói về sự ứng dụng của Âm – Dương, vì thế không ai thấu hiểu được. Dù sao Kinh dịch là một quyển sách rất bí hiểm, nhưng lại rất phổ biến. Đức Khổng tử là tác giả quyển sách ấy cách đây 2500 năm. Dịch có nghĩa là nguồn sống, Dịch có nghĩa là biến đổi, biển chuyển thay đổi, Kinh Dịch là kinh truyền tụng sự biến dịch. Đó là nền tảng triết học Trung Hoa.
Còn một quyển sách cổ xưa hơn xuất xứ ở Ấn Độ, quyển Đại chân Kinh là một pho kinh Phật giáo, tóm lược tất thảy nền Phề Đà Triết thuyết đã có từ 5000 năm. Là một quyển kinh rất ngắn, chỉ có 300 từ.
Cái học thuyết mà tôi đem ra trình giải từ 50 năm nay trong quyển sách của tôi “ Nguyên lý của Triết lý Cực đông” là một triết thuyết về sự biến dịch. Tôi đã trình thuyết nó từ 40 năm nay bằng cách ứng dụng nó trong các lĩnh vực sinh lý học, sinh vật học và y học.
Có nghĩa là dịch hoá bệnh hoạn thành sức khoẻ, đau khổ thành hạnh phúc, xấu xí thành đẹp đẽ, khó khăn thành dễ dàng, thật là một việc làm vô cùng vất vả đối với tôi. Nhưng dù sao, phần đông các bạn đã lãnh hội, và áp dụng trong đời sống thường ngày của mình, các bạn đó đã được dịch hoá.
Thật là một sự thay đổi lớn lao làm cho tôi rất sung sướng vui mừng.
Bà Legaye đã 73 tuổi va năm rồi bà đã theo tôi đi vòng quanh thế giới, và khi trở về Pháp bà đã đi Bắc cực và có ghé vài giờ ở Ankorago.
Còp bao nhiêu bạn khác nữa:
– Ông coppens, cách đây 3 năm là một người quá mập mạp, ông đã sút giảm được 50 kg! Sau bao nhiêu sự khó khăn.
– Nhưng bên Mỹ, kỳ này tôi rất ngạc nhiên được thấy nhiều sự biến đổi hơn. Ở California, bên bờ Thái Bình Dương và cạnh dãy núi Montafus Rocheures rất ít cây cối, chỉ là núi đá, cô quạnh, không một mái nhà cách 50 cây số, trại hè của chúng ta trơ trọi đơn sơ, chỉ tiện nghi được có ống dẫn nước và cầu vệ sinh nhưng lại rất đông khách. Lúc tôi đến trại, có một bà rất đẹp, tuyệt đẹp làm tôi phải chăm chú để ý, bà đến gần tôi và tươi cười nói: “ Tiên sinh không nhận ra tôi à? “ “Thưa bà …không “ . “Tôi là bà Grant ở Las Végas”. Bà ấy từ rất xa đến đây: 600 km, Las Végas: Tôi lấy làm kinh ngạc!
– Năm ngoái, bà là một người buồn thảm đau khổ vì người chồng bị đau màng óc từ 20 năm! Từ ngày cưới vợ, ngày nào cũng như ngày nào, cứ đến trưa là ông ý kêu la rên khóc ầm ỹ lăn lộn dưới đất. Một ông to lớn, nặng nề bò la lết trên mặt đất kêu khóc, đó là ông chồng của bà ta. Từ 20 năm bà ấy chăm sóc người chồng nhạc sĩ bệnh hoạn…thật nhẫn nại làm sao. Ngày hai vợ chồng đến trại, tới giờ nổi cơn đau, Lima đặt tay lên đầu ông Grant . rồi thì như một phép lạ 10 phút sau sự đau đớn biến mất. Hai ông bà ở lại với chúng tôi 3 tuần mới về nhà.
– Năm nay bà ấy đến thăm cảnh cũ, trẻ lại 20 tuổi, thảo nào mà tôi nhìn bà không ra. Có ai tin bà đã qúa tuổi 50 rồi! Trong 11 tháng bà đã trẻ trở lại 20 năm, và giờ đây người ta nói bà chỉ 35 tuổi là cùng. Đi sau bà là ông Grant tươi cười, khỏe mạnh sung túc. Thật là một sự biến đổi lạ vô cùng.
Tôi được thấy rất nhiều trường hợp như thế đấy.
– Cũng như bà Legaye, cách đây 7 năm, bà như già quá 80, mập phì mà xanh mét. Trong 7 ngày thực hành bà đã giảm sút 12 kg và đã ra khỏi nhà đi dạo phố lần thứ nhất từ 20 năm như bị cấm cung , làng xóm láng giềng ai cũgn kinh ngạc.
– Như anh tài xế lái xe thường trực cho chúng tôi, một người Mỹ, cũng như là nhạc sĩ. Vợ của anh là một bị nước. Họ ăn ở với nhau 10 năm không con. Cách đây 4 năm họ bắt đầu thực hành thuật dưỡng sinh, một năm sau vợ anh có thai, thật là hạnh phúc cho cả 2 vợ chồng. Nhưng cô ta lại lầm lỗi sơ hở phương thuật thành thử cô hư thai. Năm nay cô ta có thai lần thứ nhì và cô rất sung sướng.
-Tại trại hè chúng ta ở California có 12 trẻ con, 12 đứa hoàn toàn là trẻ dưỡng sinh và có 3 đứa sắp chào đời.
-Đây các bạn nhìn kỹ ông Duffy và cái ảnh này của ông cách đây 6 tháng, có phải là 1 trái banh đá bóng không! Ông ấy sút giảm được 25kg- không ai nhìn ra ông, tướng mạo hoàn toàn thay đổi.Thật là kỳ lạ! Ông ấy tự thực hành lấy sự dịch hoá cho mình mà không hỏi han gì tôi. Ông chỉ đọc quyển Zen dưỡng sinh rồi thực hành ngay. Ông Duffy tự nguyện dịch sách của tôi ra tiếng Mỹ.
– Còn 2 gương dịch hoá nữa ở New York, ông Paul Richard. Tôi gặp ông cách đây 6 năm ở Los Angles trong tình trạng khốn khổ yếu đuối. Hồi đó ông đã 84 tuổi cô đơn và đang chờ chết. Limasăn sóc ông và từ đó ông áp dụng thuật dưỡng sinh. Bây giờ ông 90 tuổi và không bỏ qua một buổi thuyết trình nào của tôi, đôi khi ở tới nửa đêm. Ông ra về với các bạn khác không cần ai theo dìu dắt cả.CÒn một ông nữa cũgn 90 tuổi, cả hai vợ chồng đều thực hành từ 7 năm nay. Biến đổi hoàn toàn họ trở thành những đứa trẻ tươi tắn, vui đùa…
– Và Patricia, một bà đến trại chúng tôi vứoi một đứa bé khóc la tối ngày- Thật là khó chịu. Bà bị chồng ruồng bỏ, nghèo đói buồn thảm. Bây giờ thì là một phụ nữ trẻ đẹp, rất đẹp và rất mực sung sướng.
– Còn bà Thévenin mà các bạn có gặp ở trại hè Préfailles của chúng ta năm 1961- Bà ấy làm việc không mệt mỏi, nội tâm hoàn toàn biến đổi: đó là điều quan trọng hơn cả. Biến dịch nội tâm không còn e sợ gì cả! Có gì phải sợ đâu, không phải vậy sao các bạn?
Đó là những kết quả cụ thể của sự biến dịch
Nhưng cái gì khởi đầu đều phải có một kết cuộc…Lần này , tại đây… là những ngày nghỉ lễ mãn nhiệm của tôi. Tôi sẽ không còn thuyết trình nữa kể từ tháng 9 tới đây. Tôi sẽ không tiếp nhận bệnh nhân nữa. Tôi đã hiến dâng rất nhiều thời gian, khắp nơi trong 52 năm. Và tôi đã học hỏi rất nhiều với những bệnh nhân ấy. Tôi thiết tưởng là tôi phải đổi hướng từ đây.
Mời các bạn đón đọc Triết Thuyết Ohsawa (tập 1) của tác giả Georges Ohsawa.