Cuốn sách “Osho – Từ Bi – Trên Cả Trắc Ẩn Và Yêu Thương” của Osho khám phá khái niệm về Từ bi và tình thương. Osho bắt đầu bằng việc mô tả Từ bi như một dạng tình thương mát lành, mang lại sự chia sẻ niềm vui và lòng nhân ái đến với mọi sinh linh. Từ bi giúp con người vượt qua những khó khăn của thế giới, như ham muốn, dục vọng, và sự giận dữ.
Cuốn sách đi sâu vào câu chuyện về cuộc đời của những nhân vật như Đức Phật và Chúa Jesus, cũng như những hiểu biết về Thiền đạo. Osho thách thức những quan niệm thông thường về Từ bi và mục đích của cuộc sống. Ông không chỉ chỉ ra những sai lầm và định kiến về khái niệm này mà còn khám phá ý nghĩa thực sự đằng sau nó.
Osho nhấn mạnh rằng Từ bi không chỉ là tình yêu như chúng ta thường hiểu. Nó không chỉ đến từ sự hiểu biết và tôn trọng đối với người khác, mà còn bắt đầu từ bên trong bản thân chúng ta. Để thực sự trở nên Từ bi, chúng ta cần chấp nhận và yêu thương bản thân mình một cách sâu sắc. Từ đó, trái tim mở rộng để chấp nhận người khác mà không có điều kiện và nhìn nhận giá trị tinh thần của họ.
Theo Osho, thiền định đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Từ bi. Ông cho rằng thiền giúp chuyển hóa năng lượng thù địch thành lòng từ bi. Thiền không chỉ là một phương tiện để luyện tập, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa của trái tim, biến đổi đam mê thành sự từ bi.
Cuốn sách này không chỉ là hướng dẫn về Từ bi mà còn là một cuộc phiêu lưu vào tri thức tâm linh, khám phá cách chúng ta có thể sống một cuộc sống ý nghĩa và đầy đủ thông qua Từ bi và yêu thương.
—
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
—
Chúng ta biết đam mê là gì; do đó không khó mấy để hiểu từ bi có thể là gì. Đam mê nghĩa là trạng thái sốt sinh học – nó nóng, bạn gần như bị sở hữu bởi các năng lượng sinh học, vô ý thức. Bạn không còn là người chủ riêng của mình, bạn chỉ là nô lệ.
Từ bi nghĩa là bạn đã siêu việt lên trên sinh học, bạn đã siêu việt lên trên sinh lí. Bạn không còn là nô lệ, bạn đã trở thành người chủ. Bây giờ bạn hoạt động một cách có ý thức. Bạn không bị lái đi, không bị xô đẩy và lôi kéo bởi các lực vô thức; bạn có thể quyết định bạn muốn làm gì với năng lượng của mình. Bạn được tự do toàn bộ. Thế thì cùng năng lượng trở thành đam mê được biến đổi thành từ bi.
Đam mê là thèm khát, từ bi là tình yêu. Đam mê là ham muốn, từ bi là vô ham muốn. Đam mê là tham lam, từ bi là chia sẻ. Đam mê muốn dùng người khác như phương tiện, từ bi kính trọng người khác như mục đích lên bản thân người đó. Đam mê giữ bạn bị dính vào đất, vào bùn, và bạn không bao giờ trở thành hoa sen. Từ bi làm bạn thành hoa sen. Bạn bắt đầu vươn lên trên thế giới bùn lầy của ham muốn, tham lam, giận dữ. Từ bi là việc biến đổi năng lượng của bạn.
Bình thường bạn bị rải rác, phân mảnh. Năng lượng nào đó bị hấp thu bởi giận dữ của bạn, năng lượng nào đó bị hấp thu bởi tham lam của bạn, năng lượng nào đó bị hấp thu bởi thèm khát của bạn, vân vân và vân vân. Và có nhiều ham muốn bao quanh bạn tới mức bạn bị bỏ lại mà không có năng lượng nào; bạn bị bỏ lại hổng hoác, trống rỗng.
Và nhớ điều William Blake nói – có sáng suốt lớn trong đó – ông ấy nói, “Năng lượng là vui thích.” Nhưng bạn không có năng lượng nào còn lại; tất cả năng lượng của bạn cứ bị mòn mỏi đi. Khi tất cả những năng lượng này không còn bị phí hoài chúng bắt đầu trút đầy cái hồ bên trong của bạn, bản thể bên trong của bạn. Bạn trở thành đầy. Niềm vui thích lớn lao nảy sinh trong bạn. Khi bạn bắt đầu tràn ngập, bạn đã trở thành vị phật và bạn đã đi tới cội nguồn không cạn.
Và khi bạn là vị phật, chỉ thế thì bạn mới kinh nghiệm từ bi là gì. Nó là tình yêu mát mẻ – không lạnh, lưu ý – tình yêu mát mẻ. Nó là việc chia sẻ niềm vui của bạn với toàn thể sự tồn tại. Bạn trở thành phúc lành cho bản thân mình và phúc lành cho toàn thể sự tồn tại. Đó là từ bi. Đam mê là tai ương, từ bi là phúc lành.
Phật sống bốn mươi năm sau khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Sau khi tất cả các ham muốn của ông ấy đã được kết thúc, bản ngã biến mất, ông ấy đã sống thêm bốn mươi năm nữa. Nhiều lần người ta hỏi, “Sao thầy vẫn còn trong thân thể?” Khi công việc được hoàn thành bạn phải biến mất. Điều đó có vẻ phi logic: Sao Phật phải tồn tại trong thân thể ngay cả một khoảnh khắc lâu hơn? Khi không có ham muốn, làm sao thân thể có thể tiếp tục được?
Có điều gì đó rất sâu sắc cần được hiểu. Khi ham muốn biến mất, năng lượng, cái đã đi vào trong ham muốn, vẫn còn lại; nó không thể biến mất được. Ham muốn chỉ là một dạng của năng lượng; đó là lí do tại sao bạn có thể biến ham muốn này thành ham muốn khác. Giận dữ có thể trở thành dục, dục có thể trở thành giận dữ. Dục có thể trở thành tham lam, cho nên bất kì khi nào bạn thấy một người rất tham người đó sẽ kém dục. Nếu người đó thực sự tham lam hoàn hảo người đó sẽ không mang tính dục chút nào, người đó sẽ vô dục – bởi vì toàn thể năng lượng chuyển vào trong tham lam. Và nếu bạn thấy một người rất dục bạn bao giờ cũng thẩy rằng người đó không tham lam, bởi vì chẳng cái gì còn lại dành cho tham lam. Nếu bạn thấy một người đã đè nén dục tính của mình, người đó sẽ giận dữ; giận dữ bao giờ cũng sẵn sàng trồi lên bề mặt. Bạn có thể thấy trong mắt người đó, trên mặt người đó, rằng người đó đang giận; tất cả năng lượng dục đã trở thành giận dữ.
Đó là lí do tại sao cái gọi là các sư và sadhu bao giờ cũng giận dữ. Cách họ bước đi họ biểu lộ giận dữ của họ; cách họ nhìn bạn họ biểu lộ giận dữ của họ. Im lặng của họ chỉ sâu như làn da – chạm vào họ và họ sẽ trở thành giận dữ. Dục trở thành giận dữ. Đây là các dạng; cuộc sống là năng lượng.
Điều gì xảy ra khi tất cả các ham muốn biến mất? Năng lượng không thể biến mất, năng lượng không thể bị phá huỷ. Hỏi các nhà vật lí mà xem; ngay cả họ cũng nói rằng năng lượng không thể bị phá huỷ. Năng lượng nào đó tồn tại trong Phật Gautam khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Năng lượng đó đã từng đi vào trong dục, giận dữ, tham lam, theo cả triệu cách. Thế rồi tất cả những dạng đó biến mất – cho nên cái gì trở thành năng lượng đó? Năng lượng không thể đi ra khỏi sự tồn tại được, và khi ham muốn không có đó, nó trở thành vô hình dạng nhưng nó vẫn tồn tại. Bây giờ chức năng của nó là gì? Năng lượng đó trở thành từ bi.
Bạn không thể ở trong từ bi được bởi vì bạn không có năng lượng. Tất cả năng lượng của bạn đều bị phân chia và lan toả vào các dạng khác nhau – lúc thì dục, lúc thì giận dữ, lúc thì tham lam. Từ bi không phải là một dạng. Chỉ khi tất cả các ham muốn của bạn biến mất thì năng lượng của bạn mới trở thành từ bi.
Bạn không thể trau dồi từ bi được. Khi bạn vô ham muốn, từ bi xảy ra; toàn thể năng lượng của bạn đi vào trong từ bi. Và chuyển động này là rất khác. Ham muốn có động cơ trong nó, có mục đích; từ bi là không có động cơ; không có mục đích cho nó. Nó đơn giản là năng lượng tràn ngập.
Mời các bạn đón đọc Từ Bi: Trên cả trắc ẩn và yêu thương của tác giả Osho