Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Tư Duy Có Hệ Thống của tác giả Daniel J. Levitin và Hoàng Việt (dịch), cũng như link tải ebook Tư Duy Có Hệ Thống miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Tư duy có hệ thống là tư duy đúng hướng trong thời đại quá tải thông tin Loài người đã trải qua một lịch sử dài tìm cách nâng cấp hệ thần kinh hay nói cách khác là khiến bộ não mà ngày nay chúng ta có được nhờ tiến hóa càng tiến hóa hơn. Chúng ta rèn luyện trí óc để bộ não có thể trở thành một trợ thủ đắc lực và đáng tin cậy, giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Tất cả các trường đại học luật, kinh doanh, y tế, học viện âm nhạc hay các chương trình huấn luyện thể thao đều hướng tới mục tiêu khai thác sức mạnh tiềm ẩn của bộ não con người để vươn tới những mục tiêu cao hơn nữa hay để có một lợi thế đặc biệt trong thế giới đang ngày càng đậm tính cạnh tranh này. Bằng óc sáng tạo vô hạn, chúng ta tạo ra các hệ thống giúp giải phóng bản thân khỏi những điều vụn vặt, để lưu giữ những thông tin không ai có thể đảm bảo sẽ nhớ và tăng cường khả năng cho não bộ, hoặc giảm tải một số công việc để những nguồn lực khác đảm trách. Không hệ thống nào hiệu quả với tất cả mọi người, bởi ai cũng muốn làm việc theo cách riêng. Nhưng cuốn sách Tư duy có hệ thống sẽ đưa ra những nguyên tắc chung mà ai cũng có thể áp dụng theo cách riêng của mình để lập lại trật tự và tránh thất thoát thời gian do vật lộn với tư duy thiếu hệ thống.
“Trên từng trang sách, Daniel J.Levitin thể hiện hiểu biết sâu sắc hơn bất cứ nhà thần kinh học nào mà tôi biết. Tư duy có hệ thống là một cuốn sách đầy trí tuệ, quan trọng và, luôn luôn, được viết một cách sắc sảo.”_ Daniel Gilbert, Đại học Harvard, tác giả cuốn Stumbling on Happiness_
Giới thiệu, Tóm tắt nội dung sách Tư Duy Có Hệ Thống PDF
Mình hiểu cảm giác của bạn! Nghe có vẻ “Tư Duy Có Hệ Thống” là một cuốn sách khá “khó nhằn” nhỉ? Việc bạn đã nhận ra tầm quan trọng của phần lời giới thiệu và thấy được lợi ích của việc đọc nó cho thấy bạn cũng là người rất biết cách chọn lọc thông tin đấy chứ.
Mình đồng ý là những cuốn sách về thần kinh học và tâm lý học thường chứa nhiều thuật ngữ chuyên ngành, đôi khi khiến người đọc cảm thấy “ngợp” và dễ nản chí. Nhưng biết đâu sau khi “vượt chướng ngại vật” là những thuật ngữ ấy, bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị về cách tư duy của bản thân, và biết đâu chính những kiến thức trong sách sẽ giúp bạn sống có “nề nếp quy củ” hơn như mong muốn thì sao?
Bạn có muốn mình cùng bạn tìm hiểu thêm về nội dung chính của cuốn sách, cũng như một số thuật ngữ được đề cập đến không? Biết đâu mình có thể giúp bạn “giải mã” một số phần khó hiểu, để hành trình khám phá “Tư Duy Có Hệ Thống” của bạn thêm phần thú vị!
Giới thiệu về tác giả Daniel Joseph Levitin
Daniel Joseph Levitin, sinh ngày 27 tháng Mười Hai năm 1957, là một nhà tâm lý học nhận thức, nhà thần kinh học, nhà văn, nhà soạn nhạc và nhà sản xuất nhạc người Mỹ – Canada. Ông được phong danh hiệu Giáo sư danh dự James McGill về tâm lý học và thần kinh học hành vi tại Đại học McGill, Motreal, Quebec, Canada. Ông cũng được bổ nhiệm trong các lĩnh vực như lý thuyết âm nhạc, khoa học máy tính, thần kinh học, giải phẫu thần kinh và giáo dục. Daniel J. Levitin là tác giả của bốn cuốn sách bán chạy liên tiếp: This is Your Brain on Music: The Science of a Human Obsession (tạm dịch: Trí Tuệ Trong Âm Nhạc: Nghiên Cứu Về Nỗi Ám Ảnh Của Con Người), The World in Six Songs: How the Musical Brain Created Human Nature (tạm dịch: Thế Giới Trong Sáu Bài Hát: Trí Tuệ Âm Nhạc Kiến Tạo Bản Chất Con Người Như Thế Nào?), Tư Duy Có Hệ Thống: Tư Duy Đúng Hướng Trong Thời Đại Quá Tải Thông Tin và A Field Guide to Lies: Critical Thinking in the Information Age (tạm dịch: Bản Chỉ Dẫn Cơ Bản Về Sự Dối Trá: Tư Duy Phản Biện Trong Thời Đại Thông Tin). Bên cạnh đó, nhiều bài báo khoa học về cảm âm tuyệt đối (absolute pitch), tâm lý học âm nhạc (music cognition) và khoa học thần kinh do ông viết cũng được đăng tải trên các trang lớn.
Tư Duy Có Hệ Thống: Tư Duy Đúng Hướng Trong Thời Đại Quá Tải Thông Tin được xuất bản vào năm 2014 tại Mỹ và Canada. Cuốn sách này đã lọt vào danh sách sách bán chạy của New York Times ở vị trí số 2, đứng nhất trong danh sách sách bán chạy của Canada và trên trang web Amazon, đứng thứ 5 trong danh sách sách bán chạy của London Times.
Mục lục sách Tư Duy Có Hệ Thống PDF
01. Quá nhiều thông tin, quá nhiều quyết định
02. Những điều đầu tiên cần hiểu rõ
03. Sắp xếp ngôi nhà của bạn
04. Tổ chức các mối quan hệ xã hội
05. Sắp xếp thời gian
06. Tổ chức thông tin cho những quyết định khó khăn nhất
07. Tổ chức công việc
08. Những gì truyền lại cho hậu thế
09. Tất cả những thứ khác
Đọc thử sách Tư Duy Có Hệ Thống PDF
Loài người đã trải qua một lịch sử dài tìm cách nâng cấp hệ thần kinh hay nói cách khác là khiến bộ não mà ngày nay chúng ta có được nhờ tiến hóa càng tiến hóa hơn nữa. Chúng ta rèn luyện trí óc để bộ não có thể trở thành một trợ thủ đắc lực và đáng tin cậy, giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Tất cả các trường đại học luật, kinh doanh, y tế, học viện âm nhạc hay các chương trình huấn luyện thể thao đều hướng tới mục tiêu khai thác sức mạnh tiềm ẩn của bộ não con người để vươn tới những mục tiêu cao hơn nữa hay để có một lợi thế đặc biệt trong thế giới đang ngày càng đậm tính cạnh tranh này. Nhờ khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ, con người đã chế tạo ra những hệ thống giúp giải phóng bản thân khỏi những điều vụn vặt, để lưu giữ những thông tin không ai có thể đảm bảo sẽ nhớ. Mục đích của tất cả những điều này và cả những sáng chế khác nữa là tăng cường khả năng cho bộ não mà chúng ta đang có, hoặc giảm tải một số công việc để những nguồn lực bên ngoài khác đảm trách.
Một bước tiến quan trọng trong chặng đường cải tiến hệ thần kinh diễn ra từ 5.000 năm trước, khi loài người tìm ra một phương pháp đột phá giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và sắp xếp thông tin. Lâu nay, chữ viết vốn được coi là một bước ngoặt vĩ đại, nhưng hầu như không còn mấy hình bóng của chữ viết trong thời kỳ đầu: những công thức đơn giản, hóa đơn bán hàng hay kiểm kê hàng hóa. Khoảng 3.000 năm TCN, con người đã dần chuyển đổi từ lối sống du mục sang thành thị, bắt đầu xây dựng những đô thị và trung tâm thương mại lớn. Các hoạt động trao đổi hàng hóa tại các đô thị này ngày càng tăng, gây khó khăn cho khả năng ghi nhớ của thương lái. Và chữ viết thời kỳ đầu đã trở thành một công cụ để ghi chép giao dịch buôn bán. Tiếp theo đó mới là thơ ca, lịch sử, chiến thuật chiến đấu hay hướng dẫn xây dựng những tòa cao ốc.
Trước khi chữ viết ra đời, tổ tiên của loài người phải phụ thuộc vào trí nhớ, những hình vẽ hay âm nhạc để mã hóa và lưu trữ thông tin quan trọng. Dĩ nhiên là bộ nhớ của loài người dễ có sự nhầm lẫn, nhưng do sức chứa hữu hạn thì ít mà do khả năng truy xuất thông tin thì nhiều. Một số nhà thần kinh học tin rằng, mọi trải nghiệm được ghi vào trong não bộ khi tỉnh táo đều được lưu trữ ở đâu đó; cái khó là phải xác định và kéo được những ký ức đó trở lại. Đôi lúc những thông tin kéo được ra lại không hoàn thiện, có sự biến tướng hay thậm chí là dễ gây hiểu lầm. Những câu chuyện sống động chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ của sự việc hay thậm chí là không chút nào, lại thường choán hết chỗ của những thông tin được dựa trên số liệu thống kê, quan sát kỹ lưỡng mà chắc chắn sẽ chính xác hơn, giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn trong điều trị bệnh, đầu tư hay tin tưởng người khác trong xã hội này. Ham thích những câu chuyện chỉ là một trong những hệ quả hay hiệu ứng phụ trong hoạt động của não bộ.
Cần phải hiểu rằng cách thức chúng ta tư duy và đưa ra quyết định ngày hôm nay đã tiến hóa hơn hàng chục nghìn năm so với thời con người còn sinh tồn nhờ săn bắt và hái lượm. Tuy gen vẫn chưa bắt kịp được với những nhu cầu của nền văn minh hiện đại, nhưng điều may mắn là kiến thức đã làm được như vậy – chúng ta đã tìm ra cách vượt qua những giới hạn của sự tiến hóa. Đây là câu chuyện về việc con người đã đương đầu với thông tin và hệ thống ngay từ những ngày đầu của nền văn minh như thế nào, và cũng là câu chuyện về những người thành đạt nhất trong xã hội – họa sỹ, vận động viên, lính chiến, nhân sự cao cấp trong các công ty hay chuyên gia trong các lĩnh vực – đã tìm ra cách phát huy tối đa khả năng sáng tạo và hiệu quả trong công việc của mình bằng cách tổ chức đời sống hằng ngày sao cho họ phải dành thật ít thời gian cho những thứ vụn vặt để tập trung vào những thứ khác có giá trị về mặt cảm hứng, cảm xúc và mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống.
Trong hơn 20 năm qua, các nhà tâm lý học nhận thức đã đưa ra vô vàn những bằng chứng cho thấy không nên quá tin tưởng vào trí nhớ. Và một điều đáng sợ là, nhiều người còn tỏ ra tự tin thái quá về những ký ức mà họ rõ ràng đã nhớ sai. Vấn đề không phải là ở chỗ chúng ta nhớ sai (trong khi thực chất như vậy đã là quá đủ), mà ở chỗ thậm chí con người còn không nhận thức được rằng mình đang nhớ nhầm, cứ quả quyết rằng những ký ức không chính xác đó hoàn toàn là sự thật.
Mục đích chính của người đầu tiên tìm ra cách ghi chép từ khoảng 5000 năm trước có lẽ là muốn tăng khả năng của thùy hải mã, một phần trong hệ thống lưu giữ ký ức của não bộ. Con người thời đó đã gỡ bỏ được những rào cản tự nhiên về khả năng ghi nhớ bằng cách lưu lại một phần ký ức của mình trên những miếng đất sét, vách hang động hay sau này là giấy cói và giấy da. Về sau, con người đã phát minh ra những công cụ khác nữa như lịch, tủ tài liệu, máy tính và điện thoại thông minh để sắp xếp và lưu trữ thông tin được ghi lại. Nếu máy tính hay điện thoại thông minh có dấu hiệu bị chậm, ta có thể mua một thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn. Bộ nhớ của thẻ nhớ đó vừa cho thấy mạnh hơn về mặt cấu hình lý thuyết, vừa thực sự mạnh hơn. Chúng ta đang giảm tải một phần lớn công việc xử lý thông tin mà đáng ra các nơ-ron thần kinh của con người phải làm để chuyển giao sang những thiết bị khác, “bộ não phụ” hay chính là một phương pháp cải tiến hệ thần kinh.
Những bộ nhớ bên ngoài này thường có hai loại: Một loại tuân theo cơ cấu tổ chức của não bộ, loại còn lại là một sự cách tân, đôi khi còn vượt qua cả những giới hạn của tự nhiên. Biết cách phân biệt được hai loại này sẽ giúp chúng ta cải tiến được hệ thần kinh, nhằm có được sự trang bị tốt hơn khi phải đối mặt với vấn đề quá tải thông tin.
Một khi đã ngoại hóa1 được ký ức dưới dạng chữ viết thì não bộ và ý thức của người viết sẽ được giải phóng để tập trung vào những thứ khác. Nhưng ngay khi những từ đầu tiên được viết ra thì anh ta lại phải đối mặt với vấn đề lưu trữ, sắp xếp và truy cập thông tin: Phải lưu ở đâu để những nội dung vừa mới viết ra (và thông tin bao hàm trong đó) không bị thất lạc? Nếu thông điệp đó đơn thuần chỉ là một lời nhắc nhở, như một danh sách những việc phải làm của người tiền sử, thì người viết cần nhớ phải nhìn vào đó và nhớ mình đã nhét nó vào chỗ nào.