Đọc cuốn sách Tư Duy Phản Biện của tác giả Kiên Trần các bạn sẽ đi qua các chương với nội dung như sau
Chương 1 – GÁNH NẶNG SUY NGHĨ 5
Chương 2 – SINH RA TRONG THẾ GIỚI U MÊ 12
Chương 3 – CÁCH SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY 18
Chương 4 – KHỞI ĐẦU MỚI 27
Chương 5 – TÔN TRỌNG VÀ TRÂN TRỌNG 31
Chương 6 – TƯ DUY PHẢN BIỆN 38
Chương 7 – LÝ TRÍ VÀ CẢM XÚC 45
Chương 8 – THẾ GIỚI ĐÃ AN BÀI VÀ SẮP ĐẶT 52
Chương 9 – TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ ẤU TRĨ 58
Chương 10 – LOGIC BỊ MAI MỘT 64
Chương 11 – THẾ GIỚI ROBOT – PHẦN CON 73
Chương 12 – QUY LUẬT QUYỀN LỰC 82
Chương 13 – BẢN CHẤT CỦA THUYẾT PHỤC 95
Chương 14 – 3 CON ĐƯỜNG XÂM NHẬP NÃO 101
Chương 15- STATEMENT VS ARGUMENT—TUYÊN BỐ VÀ LÝ LẼ 111
Chương 16 – TOÀ ÁN TỐI CAO REASON & EVIDENCE (LẬP LUẬN VÀ BẰNG CHỨNG) 117
Chương 17 – SỨC MẠNH CỦA SYLLOGISM 130
Chương 19 – DEDUCTIVE REASONING – LẬP LUẬN SUY DIỄN 136
Chương 20 – INDUCTIVE REASONING – LẬP LUẬN QUY NẠP 139
Chương 21 – KẾT HỢP DEDUCTIVE VÀ INDUCTIVE REASONING 144
Chương 22 – THE ENLIGHTENMENT —KỶ KHAI SÁNG 149
Chương 23 – DOGMATISM —CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU 154
Chương 24 – RATIONALISM—CHỦ NGHĨA DUY LÝ 162
Chương 25 – EMPIRICISM—CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM 173
Chương 26 – DEBATE—TRANH LUẬN 180
Chương 27 – LUẬT TRANH LUẬN 189
Chương 28 – FAULTY GENERALIZATION —LỖI TỔNG QUÁT HOÁ 196
Chương 29 – USER VS. OBJECT—NGƯỜI DÙNG VÀ VẬT THỂ 200
Chương 30 – THE CAPACITY TO JUDGE—NĂNG LỰC PHÁN XÉT 205
Chương 31 – BICAMERAL CONSCIOUSNESS —HỆ Ý THỨC LƯỠNG NGĂN 214
Chương 32 – NGỤY BIỆN CỬA MIỆNG 221
Chương 33 – OBJECTIVE REALITY —THỰC TẾ KHÁCH QUAN 230
Chương 34 – BURDEN OF PROOF —NGHĨA VỤ CHỨNG MINH 240
Chương 35 – TÔN GIÁO X 245
Chương 36 – SINH RA VÔ “THẦN”, CƯỠNG CHẾ ẢO GIÁC 249
Chương 37 – BẠO HÀNH TRẺ EM BẰNG TÔN GIÁO 255
Chương 38 – SỰ TỒN TẠI CỦA THÁNH THẦN 261
Chương 39 – KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC BẰNG KHOA HỌC 274
Chương 40 – VŨ TRỤ RÁC 282
Chương 41 – VÔ THẦN 100% VÀ VÔ THẦN 99.99% 287
Chương 42 – ẢO TỪ “THIÊN ĐÀNG” 292
Chương 43 – UNVERIFIABLE—KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG 296
Chương 44 – U MÊ CÓ BÀI BẢN 302
Chương 45 – DUYÊN VÀ LUẬT HẤP DẪN 310
Chương 46 – GIỚI HẠN MỜ MỊT VÀ ĐỊNH NGHĨA LẬP LỜ 314
Chương 47 – KHÔNG THỂ CHỈ ĐƠN GIẢN NHƯ VẬY! 318
Chương 48 – NGÀNH CÔNG NGHIỆP “GÁN Ý NGHĨA” 329
Chương 49 – CONFIRMATION BIAS—BỘ LỌC THẾ GIỚI QUAN 338
Chương 50 – HỌC NGHỀ THẦY BÓI VÀ KINH DOANH NỖI SỢ 347
Chương 51 – CHUYỆN GÃ VÔ GIA CƯ—PHẦN 1 356
Chương 52 – CHUYỆN GÃ VÔ GIA CƯ—PHẦN 2 360
Chương 53 – CỔ ĐẠI VÀ LẠC HẬU U MÊ 365
Chương 54 – AI MỚI THẬT SỰ LÀ THÁNH? 372
Chương 55 – SỰ NGUY HIỂM CỦA “ĐỨC TIN” 382
Chương 56 – U MÊ THẦN THOẠI CỔ TÍCH 398
Chương 57 – “LUẬT” NHÂN QUẢ 406
Chương 58 – CAUSATION VS. CORRELATION—QUAN HỆ NHÂN QUẢ VÀ TƯƠNG QUAN 411
Chương 59 – ẢO GIÁC “BIẾT ĐÂU SAU NÀY?” 421
Chương 60 – CHỦ NGHĨA NHÂN DANH 425
Chương 61 – NHÂN DANH “ĐẠO HIẾU” —”HÃY BẠO HÀNH TRẺ EM” 432
Chương 62 – NHÂN DANH TẬP THỂ— HÃY TRỪNG TRỊ CÁ NHÂN 442
Chương 63 – NHÂN DANH CÔNG LÝ —HÃY THAY TRỜI HÀNH ĐẠO 449
Chương 64 – NHÂN DANH THÁNH THẦN 454
Chương 65 – ZIZEC TRILEMMA—MÔ HÌNH TIẾN THOÁI TAM NAN ZIZEC460
Chương 66 – ACADEMIA—GIỚI HỌC THUẬT 470
Chương 67 – GIỚI VĂN CHƯƠNG 482
Chương 68 – TẠI SAO CON NGƯỜI CHỐI BỎ REASON VÀ EVIDENCE? 495
Chương 69 – “ĐỨC VUA” LÀ GÌ 507
Chương 70 – ẢO TỪ 513
Chương 71 – ẢO TỪ CHỨC DANH 522
Chương 72 – HỆ ẢO TỪ “TRƯỜNG HỌC” 528
Chương 73 – TÔN GIÁO THỜ BẰNG CẤP 541
Chương 74 – “TỔ CHỨC” LÀ VỎ BỌC THẦN THÁNH 550
Chương 75 – RELIGIONIZE—TÔN GIÁO HÓA 557
Chương 76 – CHẾT, LINH HỒN VÀ NGOẠI CẢM 567
Chương 77 – QUY LUẬT BẤT LỰC 574
Chương 78 – SÁCH U MÊ 585
PHỤ LỤC 1 – TỪ VỰNG 592
PHỤ LỤC 2—BÀI TẬP LẬP TRÌNH TƯ DUY 612
PHỤ LỤC 3 – BÀI VIẾT THAM KHẢO 619
TRẺ EM VÀ THẾ GIỚI THỰC 620
XÃ HỘI ẢO GIÁC DANH HIỆU 627
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC TRUYỀN THỐNG 631
ĐỒNG PHỤC 645
THÍCH CA MÂU NI—CƠ BẢN 647
GIÀU VÀ NGHÈO 656
ĂN MÀY CẢM XÚC 658
PHỤ LỤC 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 660
PHỤ LỤC 5 – HỎI VÀ ĐÁP (Q&A) 662
► Đừng bỏ qua sách này nhé:
Chương 1 – GÁNH NẶNG SUY NGHĨ
Suy nghĩ là một gánh nặng.
Chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ của bản thân lại là một gánh nặng khác. Nếu nghĩ đúng thì không sao nhưng nếu tự nghĩ mà chẳng may dẫn đến quyết định sai lầm, bạn sẽ không thể đổ lỗi cho ai ngoài chính mình.
Bạn vốn dĩ hoàn toàn thoải mái với việc này. Bạn làm bạn chịu. Cuộc đời và suy nghĩ là của bạn. Bạn là cá thể tự do, độc lập, và lo cuộc đời của bạn.
Nhưng con người thường sẽ cần phó thác một phần gánh nặng này cho những người khác. Những người (nhóm người) này sẽ có trọng trách “nghĩ hộ” chúng ta và nhờ đó chúng ta giải thoát một phần gánh nặng suy nghĩ.
Đây là một nhu cầu có thật và chính đáng.
Chúng ta cần tham khảo ý kiến của người khác. Đó cũng là lý do bạn mua và đọc cuốn sách này chẳng hạn.
Những năm đầu đời, bạn là một đứa trẻ vô dụng như những bao đứa trẻ khác. Vô dụng vì bạn lệ thuộc 100% vào người sinh ra bạn. Họ giống như thánh thần, toàn trị, toàn trí, toàn năng. Với bạn, họ biết tuốt, siêu năng lực và là chân lý hoàn hảo. Họ gánh trách nhiệm suy nghĩ hộ bạn 100% (và nên như vậy).
Mỗi năm trôi qua, những suy nghĩ đầu tiên của bạn bắt đầu được hình thành. Bạn tò mò về thế giới xung quanh, bạn hỏi cái gì, tại sao, làm thế nào. Với bạn “người lớn” là thực thể siêu việt. Họ lớn, suy ra họ biết hơn bạn, suy ra họ là chân lý. Họ trả lời mọi câu hỏi, thắc mắc của bạn một cách đầy tự tin và uy lực. Họ là bộ trưởng Bộ Sự Thật (hay ít nhất là những người toàn quyền quyết định cái gì là sự thật)
Cho đến một ngày, bạn đủ lớn, bạn khám phá ra sức mạnh tuyệt vời của suy nghĩ. Cái cảm giác được tự do làm chủ hoàn toàn ý thức của bạn. Bạn lập luận. Bạn chứng minh. Bạn đưa ra góc nhìn, ý kiến, giả thiết. Bạn thực hành nghi ngờ. Bạn nghiên cứu. Bạn tìm kiếm câu trả lời.
Suy nghĩ tuy là một gánh nặng. Nhưng lại là một loại gánh nặng tích cực. Nó ngập tràn sự diệu kỳ, bất ngờ và thú vị. Nó tạo nên con người thực của bạn.
Nhưng thế giới mà bạn tồn tại vô cùng rộng lớn, mà thời gian của bạn lại hữu hạn đến vô tình. Bạn chỉ có 24 giờ một ngày. À không, 16 tiếng vì 8 tiếng bạn mất đi vĩnh viễn cho việc ngủ (và nên như vậy). Dù sao thì, làm phép tính đơn giản, bạn dễ dàng thấy bạn quá nhỏ bé và bạn không thể gánh cả thế giới. Bạn vẫn cần tham khảo người khác.
Nếu bạn tồn tại ở một thế giới lành mạnh và lành lặn, mỗi người tự lo cuộc đời của chính họ và không ai có âm mưu bóc lột, cưỡng chế, nô dịch người khác thì mọi chuyện diễn ra bình thường. Đây là thế giới văn minh mà con người tôn trọng chính mình và tôn trọng lẫn nhau. Mang lại niềm vui, tự do, hạnh phúc và giá trị cho nhau. Việc nghĩ hộ cho nhau không có gì phải bàn.
Nhưng ở một thế giới mà âm mưu quyền lực, thâu tóm, thao túng ngắn hạn được đặt lên trên lợi ích dài hạn. Sự nô dịch, kiểm soát các cá nhân khác là ưu tiên hàng đầu. Chưa kể vô vàn các khoái cảm bệnh hoạn đến từ sự tham lam, chiếm đoạt, hoặc bệnh lý tâm thần. Con người thay vì chỉ coi “nghĩ hộ” như một công cụ hỗ trợ, hàng ngàn các bên sẵn sàng đứng ra nhân danh muôn kiểu “lý tưởng” và thuyết phục bạn
“Đã đến lúc, bạn cần dừng việc suy nghĩ lại. Tự suy nghĩ làm gì?”
“Hãy để chúng tôi thầu 100% sự suy nghĩ, bạn chỉ việc tin và phục tùng”
“Bạn không thể sống tốt nếu không có chúng tôi suy nghĩ hộ”
“Hãy dừng ngay hành động tự suy nghĩ lại”
“Ngoan ngoãn chấp hành”
“Bạn chỉ việc ngồi rung đùi và tin, mọi thứ hãy để chúng tôi lo”
“Chúng tôi đại diện cho bạn, chúng tôi đấu tranh vì bạn”
“Chúng tôi mới là chính thống, chúng tôi đại diện cho chân lý”
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Tư Duy Phản Biện của tác giả Kiên Trần