Dòng truyện này đưa ta trở về Sài Gòn thập niên 60 – 70, với những hình ảnh về những đứa trẻ đáng yêu, tình cảm, và mang đậm bản sắc miền Nam. Tác phẩm như một cuốn thước phim mang giá trị lịch sử về Sài Gòn xưa.
Câu chuyện bắt đầu với thằng Hải, thằng Út đẹt và thằng Cảnh hù trước nhà thằng Lượm, kèm theo tiếng chó sủa. Với sự tinh tế, thằng Cảnh hù dựa vào tiếng chó để kết luận rằng thằng Lượm ở nhà. Thật đáng yêu khi thấy các bạn nhỏ chơi đùa với nhau một cách tự nhiên và hóm hỉnh.
Tuy khắc khe, nhưng thực tế chăm sóc lẫn nhau rất rõ trong từng đoạn trích. Thấy bạn mắc bệnh, thế nào cũng có cách để trị, như cách thầy hỏi chó Mót trị ghẻ cho thằng Cảnh hù. Sự riêng biệt và những chi tiết này đã tạo nên câu chuyện gần gũi và đáng yêu, làm ta nhớ mãi về tuổi thơ ngây ngô.
Những đề cập vui nhộn về việc phải chạy việc mỗi khi cần tiền mua chó cũng giúp tác phẩm thêm phần dí dỏm và hài hước. Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị và ấn tượng bạn sẽ khám phá khi đọc cuốn sách này.Nuôi mày tao còn muốn nuôi không nổi nữa mà còn nuôi chó. Mà tiền đâu tao cho mày mua chó chớ.’ Thằng Lượm biết má nó nói có ‘nghĩa lý’ nên nó chỉ tìm cách chơi với chó của người lạ. Cứ gặp chó đang chạy rong ngoài đường thì nó chặc lưỡi, rồi vuốt ve con chó lạ hoắc. Thằng này mê chó đến nỗi tụi thằng Hải kêu nó là ‘thằng chó’ thay cho tên. Thằng Lượm cũng chẳng thấy buồn mà đôi khi còn tự hào là đằng khác. Có lần cô giáo An Khê hỏi nó: ‘Lớn lên em làm gì?’. Nó trả lời ngay: ‘Dạ, em xin đi theo gánh hát xiệc.’ Cô An Khê ngạc nhiên: ‘Hát xiệc. Cô thấy em có biết nhào lộn tí nào đâu mà làm xiếc.’ Nó trả lời tỉnh bơ: ‘Dạ, em dạy chó hát xiệc. Chó đi hai cẳng. Chó biết chào. Chó biết trả lời toán cộng.’ Hôm nó ra khu tửu lầu Á Đông định xem nhà ảo thuật Lê Văn Quý biểu diễn nuốt cục đạn từ miệng rồi lấy ra từ đít. Nhưng khi tới nơi thì nó bị hút hồn ngay bởi bên cạnh khu ảo thuật của Lê Văn Quý là một gánh hát xiệc khỉ và chó. Ông bán thuốc dạo chỉ cần cầm cây roi, ra lệnh bằng miệng là con chó biết ngồi. Ông này lấy cục phấn viết lên bản 2+2 thì con chó sủa bốn tiếng. Có khi ông chủ gánh hát xiệc viết lên bản 2+3 con chó chỉ sủa bốn tiếng, ổng bèn trừng mắt thì con chó biết đưa cái chân lên che mặt như xấu hổ rồi sủa lại năm tiếng. Tiết mục này làm khán giả khoái quá xá và nhờ vậy mà thuốc cao đơn hoàn tán của ông này bán một chút là hết. Hay nhất là tiết mục con chó của ông còn biết đứng lên, đi bằng hai chân sau, miệng ngậm cái nón đi vòng vòng để người xem thảy những tờ một đồng, hai đồng vào. Khỏi phải nói là thằng Lượm mê biết chừng nào. Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại quận 6 (Chợ Lớn). Học sinh trường tiểu học Bình Tây và trung học Petrus Trương Vĩnh Ký. Làm việc tại báo Tuổi Trẻ TPHCM từ 1975 cho tới nay. Từng trải qua nhiều nhà tù trong đó có Côn Đảo, nhưng văn chương của tác giả Lê Văn Nghĩa lại hướng đến tiếng cười ý vị và những kỷ niệm đẹp thời niên thiếu gắn với vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn nơi ông sinh ra. Sài Gòn xưa trong truyện của Lê Văn Nghĩa cũng như hiện nay luôn rộng mở vòng tay đón tất cả mọi người biết yêu quý vùng đất này. Đọc truyện này của Lê văn Nghĩa, có cảm giác đọc tác phẩm của một nhà phong tục học. Những sinh hoạt, nghề nghiệp, lời ăn tiếng nói của một vùng đất, một thời đại hiện lên sinh động như trong một cuốn phim tư liệu. Đọc truyện thiếu nhi của Lê văn Nghĩa mà có cảm giác như đọc sách biên khảo của Sơn Nam hay Vương Hồng Sển. Với tôi, đó là một bất ngờ lớn. Nhưng đến khi coi lại cái tên truyện Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy thì tôi không thấy bất ngờ nữa. Ờ, tên truyện gì mà dài loằng ngoằng, cũng chẳng giống nhan đề một cuốn truyện thiếu nhi. Nó giống tên một thiên tùy bút, ký sự hay khảo cứu hơn. Ắt hẳn đó là sự cố ý của tác giả. Mời các bạn đón đọc Tụi Lớp Nhứt Trường Bình Tây, Cây Viết Máy Và Con Chó Nhỏ của tác giả Lê Văn Nghĩa.