VỀ ý nghĩa của chữ Văn-hóa và chữ Văn-minh (tương đương với tiếng Pháp là Civilisation và tiếng Đức là Kultur), các nhà học giả thế giới, nhất là Tây-phương, bàn cãi đã nhiều lắm ; ở đây tôi đã không thể nhắc lại tất cả những cuộc thảo luận ấy thì cũng xin gác bỏ hẳn ra ngoài, mà chỉ nói khái quát về cái ý nghĩa mà chính tôi đã thừa nhận.
Người ta thường nói dân tộc văn-minh, thời đại văn-minh để đối với dân tộc dã-man, thời đại dã-man. Trái lại, người ta thường nói văn-hóa Tây-phương, văn-hóa Đông-phương (văn-minh), văn-hóa các dân tộc Da-đen, Da-đỏ (dã-man), văn-hóa đồ đá cũ, văn-hóa điện khí. Xem thế, ta nhận thấy ngay chữ văn-hóa khác với chữ văn-minh thế nào, tuy rằng theo các ý-niệm khác nhau ấy, tiếng Pháp đều nhất tề dùng một chữ CIVILISATION thôi.
Ta có thể nói rằng chữ « văn-minh » dùng để chỉ một trình độ văn-hóa khá cao như trình độ các dân tộc Âu-Mỹ, dân tộc Trung-hoa, Ấn-độ, trái với chữ « dã-man » dùng để chỉ một trình độ văn-hóa thấp như trình độ các dân Mọi ở Trường-sơn, các dân Da-đen ở Phi-châu, các dân Da-đỏ ở Mỹ-châu. Văn-hóa không phải là văn-minh, mà văn-minh chỉ là giai đoạn khá cao của văn-hóa.
Người ta lại thường lầm rằng văn-hóa là những cái thuộc về tinh thần như tư tưởng, học thuật, tôn giáo, pháp luật, cơ hồ lộn văn-hóa với ý thức hệ (idéologie). Ý thức hệ chỉ là biểu hiện những trạng thái sinh hoạt về trí tuệ, tình cảm, chỉ là một phần của văn-hóa, vì văn-hóa bao hàm hết thảy các phương diện sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần cho đến sinh hoạt xã-hội.
Vì văn-hóa bao gồm hết cả các phương diện của sinh hoạt cho nên ta có thể nói rằng « văn-hóa tức là sinh hoạt ». Tuy nhiên, văn-hóa với sinh hoạt vẫn là hai cái khác nhau, chứ không phải rằng hai chữ « văn-hóa » và « sinh hoạt » có thể thông dụng với nhau được đâu.
Người nhà quê bì bõm trong bùn dưới nắng để cày ruộng, người ấy đương sinh hoạt chứ không phải hoạt động về văn-hóa. Nhưng những người xưa đã nhờ kinh nghiệm và thiên tài mà biết chế ra lưỡi cày đồng hay sắt để thay cho lưỡi cuốc đá, đã biết dùng trâu bò mà thay sức người, cũng như các nhà kỹ sư nông học lợi dụng khoa-học mà cải lương kỹ-thuật nghề nông, đều đã sản sinh giá trị văn-hóa, làm cho văn-hóa tiến bộ nhiều lắm. Khi người mất trộm vác đơn đi kiện, khi ông quan tòa ngồi xử kiện, họ chỉ sinh hoạt, nhưng tất cả những người đã tham dự xa gần vào sự tạo thành tục lệ hay pháp luật, cùng sự tổ-chức pháp đình là đã hoạt động về văn-hóa. Những người đào kép nhẩy múa trên sân khấu chỉ sinh hoạt, nhưng khi họ gắng công tập một điệu múa điệu hát xưa, hay đặt một điệu múa mới, một điệu hát mới, thì cũng như những người viết tuồng, những người bố cảnh, họ hoạt động về văn-hóa.
Theo các tỷ dụ ấy, chúng ta thấy văn-hóa và sinh hoạt có chỗ giống nhau và khác nhau thế nào. Nhưng thực ra chúng ta không thể lấy văn-hóa và sinh hoạt làm hai vật đối lập mà so sánh với nhau, vì văn-hóa không thể nào lìa sinh hoạt ra mà phát triển được. Văn-hóa chỉ có thể phát triển ở trên đám đất sinh hoạt mà thôi.
Nhưng các động vật cũng sinh hoạt mà sao không có văn-hóa ? Chính bởi văn-hóa mà loài người khác với loài động vật vậy. Ta có thể nói rằng văn-hóa là thành tích của sự gắng sức không ngừng của loài người để thoát ly dần dần sự áp bách của tự nhiên – chính loài người cũng là một phần của tự nhiên – là bao nhiêu lực lượng loài người sáng-tạo và vận dụng – từ sự phát minh ra lửa, sự dùng quần áo, làm nhà cửa, đến sự ứng dụng điện khí, sự chế tạo tàu lặn, máy bay, từ các ma thuật và thần thoại của người thái cổ cho đến những nghệ thuật, triết-học và khoa-học đời nay – để chống cự và chinh phục tự nhiên. Những lực lượng ấy là biểu hiện những trạng thái sinh hoạt của loài người, kết tinh thành những hình thức tương đương mà ta thường gọi là những giá trị văn-hóa. Ta có thể nói rằng văn-hóa là những giá trị biểu hiện cuộc sinh hoạt mạnh mẽ của loài người, trong cả các phương diện vật chất, tinh thần và xã-hội.
Bằng vào giới thuyết ấy, tôi xin kể đại khái những môn bộ gồm thành văn-hóa như sau này : hình thái kỹ-thuật, hình thái kinh tế, hình thái chính trị, pháp luật, binh chế, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn-học, nghệ thuật, khoa-học, triết-học, phong tục, lễ nghi, tôn giáo, v.v… Cũng bằng vào giới thuyết ấy, chúng ta thấy rằng đời nào cũng có văn-hóa, dân nào cũng có văn-hóa, có khác nhau chỉ là trình độ hơn kém mà thôi.
Mời các bạn đón đọc Văn Hóa Là Gì? của tác giả Đào Duy Anh.
Văn Hóa Là Gì? – Đào Duy Anh
Sách Văn Hóa Là Gì? – Đào Duy Anh của tác giả Đào Duy Anh đã có ebook bản đẹp với các định dạng Azw3,eBook,Epub,Pdf,Prc. Mời các bạn tải về eBook Văn Hóa Là Gì? – Đào Duy Anh miễn phí thông qua liên kết bên dưới.
Đọc Sách Online- Nếu Bạn có điều kiện, hãy mua sách giấy
- Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản
Tải eBook Văn Hóa Là Gì? – Đào Duy Anh:
► Không tải được sách thì nhắn tin cho bọn mình ở đường link TẠI ĐÂY nhé.
► Không tìm được sách mình cần thì các bạn đăng bài trong nhóm EBOOK MIỄN PHÍ CHO KINDLE, KOBO, BOOX... để cộng đồng hỗ trợ bạn nhé
► Review tất tần tật mọi thứ liên quan đến nội dung, thông điệp, trải nghiệm, trích dẫn hay.... thì tham gia HỘI REVIEW SÁCH CÓ TÂM nhé
► Nếu sách có định dạng EPUB thì bạn có thể dùng phần mềm Calibre để chuyển từ file EPUB sang các định dạng khác.
► Nếu sách chỉ có định dạng PDF thì nhớ giảm dung lượng file PDF xuống để đọc cho đỡ bị lag đồng thời xoay ngang máy đọc sách để đọc cho đẹp.
► Việc chuyển đổi định dạng có thể làm giảm trải nghiệm đọc do bị mất chữ, lỗi chữ, giao diện sách xấu.
► Với Kinder thì nên dùng sách định dạng EPUB và AZW3
► Với máy đọc sách dùng hệ điều hành Androin thì nên dùng sách định dạng EPUB hoặc MOBI
► Với điện thoại thì nên dùng ứng dụng Moon+ Reader (Android) hoặc ReadEra (Ios) để đọc sách
► Với máy tính hoặc đi in ấn thì nên dùng sách định dạng PDF
Kính gửi các độc giả, những người yêu sách và tri thức,
Chúng mình vô cùng cảm ơn sự ủng hộ và tình yêu quý báu mà các bạn đã dành cho website EbookVie. Chính sự tin tưởng của các bạn đã giúp chúng mình duy trì và phát triển không ngừng suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của website, chi phí lưu trữ ebook, vận hành hệ thống và hỗ trợ nhân sự đang ngày càng trở thành gánh nặng cho chúng mình. Dù chúng mình luôn nỗ lực giữ vững tôn chỉ duy trì website hoàn toàn miễn phí, nhưng để có thể tiếp tục phục vụ các bạn với chất lượng tốt nhất, chúng mình rất mong nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.
Mọi sự đóng góp, dù nhỏ hay lớn, đều là nguồn động viên to lớn giúp chúng mình tiếp tục duy trì website hoàn toàn miễn phí tới cộng đồng, cung cấp những tài liệu hữu ích đến với tất cả mọi người.
► Mọi thông tin ủng hộ xin gửi về: http://ebookvie.com/giup-do-chung-minh/
Sách eBook cùng tác giả
Lịch sử
Sách eBook cùng chủ đề
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội
Văn Hoá - Xã Hội