Cuốn sách “Vui Vẻ Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong” của Osho khám phá khái niệm về hạnh phúc từ góc nhìn tâm linh và tâm thức của mỗi người. Tác giả cho rằng hạnh phúc không phải là kết quả của thành công, tham vọng, tiền bạc, quyền lực hay danh vọng bên ngoài, mà thực sự nó đến từ bên trong.
Osho nói rằng mỗi người có khả năng tạo ra hạnh phúc từ chính ý thức của mình. Trạng thái ý thức của bạn, liệu bạn đang sống trong thức tỉnh hay ngủ say, sẽ ảnh hưởng đến cách bạn trải nghiệm hạnh phúc. Nếu bạn chỉ sống trong trạng thái vô ý thức, bạn có thể đạt được sự sướng thoái mái mà không cần phải nỗ lực.
Tuy nhiên, để thực sự trải nghiệm hạnh phúc sâu sắc và ý nghĩa, Osho khuyên rằng mỗi người cần tỉnh thức và nhận ra ý nghĩa của cuộc sống. Hạnh phúc thực sự đến từ việc hiểu biết bản thân, sống đúng với giá trị và ý nghĩa của mình, và cảm nhận sự kỳ diệu và vẻ đẹp trong từng khoảnh khắc.
—
Trước hết để tôi kể cho bạn một giai thoại nhỏ:
“Bác sĩ của tôi nói mãi rằng tôi phải tới gặp ông,” bệnh nhân nói với nhà tâm thần. “Trời biết tại sao – tôi có gia đình hạnh phúc, an ninh trong nghề nghiệp, nhiều bạn bè, chẳng lo âu gì…”
“Hừm,” nhà tâm thần nói, lần giở cuốn sổ của mình, “thế bao lâu ông đã như thế này rồi?”
Hạnh phúc là điều không thể nào tin được. Dường như là con người không thể nào hạnh phúc được. Nếu bạn nói về suy nhược, buồn rầu, khổ sở của mình, mọi người đều tin điều đó; điều đó dường như là tự nhiên. Nếu bạn nói về hạnh phúc của mình, chẳng ai tin bạn – điều đó dường như phi tự nhiên.
Sigmund Freud, sau bốn mươi năm nghiên cứu về tâm trí con người – làm việc với hàng nghìn người, quan sát hàng nghìn tâm trí rối loạn – đã đi tới kết luận hạnh phúc là hư huyễn: Con người không thể nào hạnh phúc được. Nhiều nhất, chúng ta có thể làm mọi thứ thoải mái thêm một chút, có vậy thôi. Nhiều nhất chúng ta có thể giảm bớt bất hạnh đi một chút, có vậy thôi, nhưng hạnh phúc sao? Con người không thể hạnh phúc được.
Điều này có vẻ rất bi quan… nhưng nếu bạn nhìn vào nhân loại, điều đó dường như đích xác đang xảy ra đấy; điều đó dường như là sự kiện. Chỉ con người mới bất hạnh. Cái gì đó sâu bên dưới đã đi sai.
Tôi nói điều này với bạn theo thẩm quyền riêng của tôi: Con người có thể hạnh phúc, hạnh phúc còn nhiều hơn chim chóc, hạnh phúc nhiều hơn cây cối, hạnh phúc nhiều hơn các vì sao – bởi vì con người có cái gì đó mà không cây cối, không chim chóc, không vì sao nào có được. Con người có ý thức.
Nhưng khi bạn có ý thức, hai phương án thành có thể: Hoặc là bạn có thể trở nên hạnh phúc hoặc bạn có thể trở nên bất hạnh. Thế thì đấy là chọn lựa của bạn. Cây cối đơn giản hạnh phúc bởi vì chúng không thể nào bất hạnh được. Hạnh phúc của chúng không phải là tự do của chúng; chúng phải hạnh phúc thôi. Chúng không biết cách bất hạnh; không có phương án nào cho chúng cả. Chim chóc líu lo trong cây cối và hạnh phúc không phải bởi vì chúng đã chọn hạnh phúc – chúng đơn giản hạnh phúc bởi vì chúng không biết cách nào khác để hiện hữu. Hạnh phúc của chúng là vô ý thức; nó đơn giản tự nhiên.
Con người có thể cực kì hạnh phúc và cực kì bất hạnh – và họ được tự do chọn lựa. Tự do này là nguy cơ; tự do này là rất nguy hiểm bởi vì bạn trở nên có trách nhiệm. Và cái gì đó đã xảy ra với tự do này, cái gì đó đã đi sai. Con người bằng cách nào đó đứng lộn đầu.
Mọi người đang tìm kiếm thiền. Thiền được cần tới chỉ bởi vì bạn đã không chọn là hạnh phúc. Nếu bạn chọn là hạnh phúc, không cần thiền gì cả. Thiền là thuốc: Nếu bạn ốm thế thì thuốc được cần tới. Một khi bạn đã bắt đầu chọn hạnh phúc, một khi bạn đã quyết định rằng bạn sẽ là hạnh phúc; thế thì chẳng cần thiền. Thế thì thiền bắt đầu xảy ra theo cách riêng của nó.
Có nhiều tôn giáo thế bởi vì nhiều người thế đang bất hạnh. Người hạnh phúc không cần tôn giáo; người hạnh phúc không cần đền chùa, không cần nhà thờ – bởi vì với người hạnh phúc toàn thể vũ trụ là đền chùa rồi, toàn thể sự tồn tại là nhà thờ rồi. Người hạnh phúc không theo đuổi hoạt động tôn giáo bởi vì cả đời người đó mang tính tôn giáo rồi. Bất kì điều gì bạn làm với hạnh phúc đều là lời cầu nguyện – công việc của bạn trở thành tôn thờ; chính việc thở của bạn có huy hoàng mãnh liệt cho nó, có duyên dáng.
Hạnh phúc xảy ra khi bạn khớp với cuộc sống của mình, khi bạn khớp, hài hoà tới mức bất kì cái gì bạn đang làm cũng đều là vui vẻ của bạn. Thế thì bỗng nhiên bạn sẽ đi tới biết rằng thiền đi theo bạn. Nếu bạn yêu công việc bạn đang làm, nếu bạn yêu cách bạn đang sống, thế thì bạn mang tính thiền rồi. Thế thì chẳng cái gì làm sao lãng bạn được. Khi mọi sự làm sao lãng bạn, điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn không thực sự quan tâm tới những điều đó.
Thầy giáo nói mãi với lũ trẻ, “Chú ý vào thầy! Chú ý!” Chúng đang chú ý đấy, nhưng chúng đang chú ý vào cái gì đó khác. Con chim đang hót với tất cả tấm lòng của nó bên ngoài trường và đứa trẻ đang chú ý tới con chim này. Không ai có thể nói nó không chú ý, không ai có thể nói nó không mang tính thiền, không ai có thể nói nó không trong tập trung sâu sắc – nó đang thế đấy! Thực tế, nó hoàn toàn quên mất thầy giáo và phép toán số học mà thầy đang làm trên bảng. Đứa trẻ này hoàn toàn quên lãng tất cả những điều đó, nó hoàn toàn bị cuốn hút bởi con chim và tiếng hót của chim. Nhưng thầy giáo nói, “Chú ý! Con đang làm gì đấy? Đừng bị sao lãng!”
Thực tế, thầy giáo đang làm sao lãng đứa trẻ! Đứa trẻ đang chú ý – điều đó xảy ra tự nhiên. Nghe con chim này, nó hạnh phúc. Thầy giáo đang làm sao lãng nó, thầy giáo nói, “Con không chú ý” – thầy giáo đơn giản nói dối! Đứa trẻ đã chú ý đấy chứ. Con chim hấp dẫn nó nhiều hơn, cho nên nó thể làm gì được? Thầy giáo không được hấp dẫn thế, số học chẳng có hấp dẫn nào.
Chúng ta không được đưa tới đây trên thế gian này để là nhà toán học. Có vài đứa trẻ không quan tâm tới chim chóc; tiếng hót của chim có thể cứ ngày một to hơn và chúng sẽ chú ý lên bảng đen. Thế thì số học là dành cho chúng. Thế thì chúng có việc thiền, trạng thái thiền tự nhiên, khi đi tới toán học.
Chúng ta đã bị sao lãng vào những bận tâm phi tự nhiên: tiền bạc, danh vọng, quyền lực. Nghe chim hót sẽ không cho bạn tiền bạc. Nghe chim hót sẽ không cho bạn quyền lực, danh vọng. Nhìn bướm bay sẽ không giúp gì bạn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Những thứ này không sinh lời – nhưng những thứ này làm cho bạn hạnh phúc.
Con người thực lấy dũng cảm để đi với những cái làm cho mình hạnh phúc. Nếu người đó nghèo, người đó vẫn còn nghèo; người đó không phàn nàn về điều đó, người đó không hằn học. Người đó nói, “Tôi đã chọn cách thức của tôi – tôi đã chọn chim và bướm và hoa. Tôi không thể giàu, được thôi! Tôi giàu bởi vì tôi hạnh phúc.” Nhưng con người đã trở thành lộn ngược.
—-
Tác giả Osho, tên thật là Chandra Mohan Jain, là một nhà thần học, giáo sư và nhà triết học Ấn Độ nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1931 ở Kuchwada, một làng nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Osho được biết đến với tư tưởng và triết lý về sự tự giác, tình yêu, và đặc biệt là với phong cách sống thiền định độc đáo mà ông giáo dục.
Cuộc đời của Osho được đánh dấu bởi sự đổi mới và gây tranh cãi. Ông là một người lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng gặp nhiều tranh cãi vì những ý kiến và hành động gây sốc. Osho đã thành lập cộng đồng Thiền định Rajneeshpuram ở Oregon, Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị buộc tội về các hành vi phạm tội và bị trục xuất khỏi nước này vào những năm 1980.
Sự nghiệp của Osho bao gồm việc viết nhiều sách với chủ đề rộng lớn, từ thiền định, tình yêu, đến vấn đề xã hội và văn hóa. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm “Bhagavad Gita: Talks on the Songs of Kabir” và “The Book of Secrets.” Phong cách viết của Osho thường gây ấn tượng mạnh mẽ và thách thức đối với người đọc.
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990 tại Pune, Ấn Độ. Tuy ông không còn sống nhưng tác phẩm và tư tưởng của Osho vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Cộng đồng và trung tâm thiền định mang tên Osho vẫn tồn tại và thu hút người học và người tìm kiếm sự tự giác.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Vui Vẻ: Hạnh phúc từ bên trong của tác giả Osho