Cuốn sách “Vượt Qua Nghịch Cảnh” là một nguồn cảm hứng quý báu về sự kiên nhẫn, sức mạnh tinh thần và khả năng tái sinh sau những thất bại và khó khăn trong cuộc sống. Dưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu từ cuốn sách:
- “Một trong những điều quan trọng nhất trong việc vượt qua khủng hoảng là tìm ra ý nghĩa và hướng đi mới. Khi chúng ta có một mục tiêu rõ ràng và ý nghĩa trong cuộc sống, chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh để đối mặt với mọi thử thách.”
- “Không phải tất cả mọi người đều sinh ra với khả năng chịu đựng mạnh mẽ. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể rèn luyện sự kiên nhẫn và sức mạnh tinh thần của mình thông qua việc thực hiện những bước nhỏ hướng tới mục tiêu của họ.”
- “Có những người dường như không bao giờ gục ngã dưới áp lực và thách thức. Họ biết cách tìm ra cơ hội trong mọi tình huống và sử dụng nó để trở nên mạnh mẽ hơn.”
- “Để khởi động lại nghề nghiệp một cách hiệu quả sau một thất bại, bạn cần phải tự tin vào khả năng của mình và không ngừng tìm kiếm cơ hội mới.”
- “Hãy nhớ rằng mọi thất bại đều là một bài học. Hãy học từ những sai lầm của bạn và tiến lên với niềm tin vào khả năng của mình.”
—
Khoảng thời gian đầu khi mới bước vào nghề tôi là phóng viên của một tạp chí quốc gia – ở đó có một người đàn ông mà tôi sẽ gọi là Claus Schmidt. Ông ấy hơn 50 tuổi, và trong ấn tượng của tôi, ông là một phóng viên kiểu mẫu: đôi khi hơi thô lỗ, nhưng luôn tò mò tìm hiểu về mọi việc và tràn đầy sức sống, thỉnh thoảng ông cũng hài hước một cách “nhạt nhẽo”. Ông viết nên những câu chuyện thu hút trên trang bìa một cách tinh tế và nhanh chóng mà tôi ước mình cũng có thể làm được. Chính bởi vậy, tôi rất ngạc nhiên khi biết ông chưa bao giờ được đề bạt lên chức thư ký tòa soạn.
Nhưng những người biết rõ về Claus hơn tôi không chỉ coi ông là một phóng viên vĩ đại mà còn là một “người sống sót” kỳ diệu, một người đã phải trải qua nhiều cay đắng trong một môi trường khắc nghiệt. Ông đã làm việc tại đây và chứng kiến ít nhất ba lần thay đổi ban lãnh đạo tạp chí, trong khi hầu hết những người bạn và đồng nghiệp tốt nhất của ông đều ra đi. Tại quê nhà, hai người con của ông không may phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, còn người con thứ ba thì thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Bất chấp mọi chuyện hoặc có thể chính vì tất cả những điều này – ông quanh quẩn tại tòa soạn ngày này qua ngày khác, đưa ra lời khuyên cho những phóng viên trẻ, nói về những cuốn tiểu thuyết mà mình đang viết – luôn chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra với tương lai của bản thân.
Tại sao một số người trải qua rất nhiều đau khổ nhưng họ vẫn kiên cường không chùn bước? Claus Schmidt có thể đã phản ứng theo một cách hoàn toàn khác. Tất cả chúng ta đều từng thấy điều này xảy ra: Một người dường như không thể lấy lại tinh thần sau khi bị sa thải; một người khác thường xuyên bị trầm cảm, phải tạm nghỉ vài năm sau khi ly hôn. Câu hỏi mà tất cả chúng ta muốn biết câu trả lời là: Tại sao? Chính xác thì sức mạnh nào giúp con người có thể hồi phục và vượt qua nghịch cảnh?
Đó là một câu hỏi luôn tồn tại trong tâm trí tôi từ hồi tiểu học, khi lần đầu tiên tôi học về những người sống sót sau vụ diệt chủng Holocaust. Ở trường đại học, sau đó là trong quá trình nghiên cứu của tôi với tư cách là một học giả chuyên nghiệp tại Viện và Hiệp hội Phân tâm học Boston, tôi cũng quay lại tìm hiểu vấn đề này. Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, tôi đã xem xét vấn đề theo một hướng mới, và có vẻ như khủng bố, chiến tranh và thoái trong những tháng gần đây đã khiến việc hiểu biết về khả năng phục hồi trở nên quan trọng suy hơn bao giờ hết. Tôi đã xem xét cả về bản chất của khả năng phục hồi của mỗi cá nhân và điều gì khiến một số tổ chức nói chung lại có ý chí kiên cường hơn những tổ chức khác. Tại sao một số người và một số công ty chịu khuất phục trước áp lực? Và điều gì khiến những người khác có thể phục hồi trở lại sau khi suy sụp?
Những khám phá của tôi đã cho tôi biết thêm nhiều điều về khả năng phục hồi, mặc dù đây là một chủ đề mà chắc chắn không ai có thể hiểu được tường tận. Thật vậy, khả năng phục hồi là một trong những câu đố lớn của nhân loại, cũng giống như sự sáng tạo hay bản năng tôn giáo. Nhưng khi sàng lọc về những nghiên cứu tâm lý và các câu chuyện về khả năng phục hồi mà tôi đã nghe, tôi đã hiểu rõ hơn cả mặt tâm trí và tình cảm của những người như Claus Schmidt, và do đó, tôi cũng tiến sâu để hiểu hơn về tâm hồn con người.
Các lý thuyết về khả năng phục hồi
Khả năng phục hồi là một chủ đề nóng trong kinh doanh những ngày này. Cách đây không lâu, tôi đã nói chuyện với một đối tác cấp cao tại một công ty tư vấn nổi tiếng về cách để lựa chọn được những nhà quản trị kinh doanh tài giỏi nhất. Daniel Savageau (tên đã được thay đổi), đã đưa ra một danh sách dài những phẩm chất mà anh ta tìm kiếm ở người được tuyển dụng: trí thông minh, tham vọng, tính chính trực, khả năng phân tích,… “Thế còn khả năng phục hồi thì sao?”, tôi hỏi. “Chà, điều này đang rất được quan tâm, anh ta nói. “Đó là từ thông dụng mới. Các ứng viên thậm chí còn nói với chúng tôi rằng họ rất kiên cường và tự nguyện cung cấp thông tin cũng như tham gia vào các bài kiểm tra khả năng phục hồi. Nhưng thành thật mà nói, họ còn quá trẻ để biết liệu mình có thật sự kiên cường hay không. Khả năng phục hồi là thứ bạn chỉ có thể nhận ra sau những vấp ngã trong cuộc sống” “Nhưng nếu có thể, ông có muốn kiểm tra điều đó không?”, tôi hỏi. “Khả năng phục hồi có phải yếu tố quan trọng trong kinh doanh không?”
Savageau im lặng trong giây lát. Ông gần 50 tuổi và thành công trong cả sự nghiệp lẫn cuộc sống nhiều cá nhân. Tuy nhiên, ông cũng đã phải trải qua gian nan trước khi đạt đến đỉnh cao. Là một người Canada gốc Pháp nghèo khổ ở Woonsocket, đảo Rhode, ông mồ côi cha từ năm lên 6 tuổi. Ông may mắn giành được học bổng bóng đá nhưng hai lần bị đuổi khỏi Đại học Boston vì uống rượu. Vào độ tuổi 20, cuộc sống của ông hoàn toàn bị đảo lộn, kết hôn, ly hôn, tái hôn và tự mình nuôi dạy năm người con. Trong thời gian đó, ông chăm chỉ lao động và kiếm được rất nhiều tiền nhưng rồi lại để mất trắng, tận hai lần, trước khi thành lập công ty tư vấn mà ông đang điều hành. “Vâng, khả năng phục hồi thực sự quan trọng” Savageau lên tiếng. “Thật lòng mà nói, nó có lẽ quan trọng hơn bất kỳ phẩm chất nào khác mà chúng ta đang tìm kiếm. Trong quá trình viết bài báo cáo này, tôi cũng được nghe rất nhiều người bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Savageau.
Chẳng hạn như Dean Becker, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tổ chức nghiên cứu học tập thích ứng (Adaptiv Learning Systems), một công ty bốn năm tuổi ở King of Prussia, Pennsylvania, chuyên phát triển và cung cấp các chương trình về đào tạo khả năng phục hồi, cho biết: “Hơn cả giáo dục, kinh nghiệm hay sự rèn luyện, khả năng phục hồi của một cá nhân sẽ quyết định ai là người thành công và ai sẽ thất bại. Điều đó đúng với các bệnh nhân ở khoa điều trị ung thư, đúng ở Thế vận hội Olympic, và đúng trong cả lĩnh vực kinh doanh
Ngày nay, có rất nhiều học thuyết được đưa ra xung quanh việc điều gì tạo nên khả năng phục hồi của mỗi người. Khi nhìn vào các nạn nhân của Holocaust, Maurice Vanderpol, cựu Chủ tịch của Viện và Hiệp hội Phân tâm học Boston, nhận thấy đa số những người sống sót khỏe mạnh ở trại tập trung có một thứ đặc biệt mà ông gọi là “tấm khiên nhựa”. Tấm khiên này được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả khiếu hài hước. Thường thì khiếu hài hước đã luôn được đề cao, nhưng khi nghiên cứu về khả năng phục hồi, nó lại mang ý nghĩa then chốt. Ngoài ra có những yếu tố cốt lõi khác giúp hình thành khiên bảo vệ, bao gồm khả năng kết nối với người khác và việc xây dựng một hàng rào tâm lý để bảo vệ những người sống sót, ngăn họ có những hành động gây tổn thương đến bản thân và những người xung quanh. Những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra các yếu tố khác nhau có liên quan đến khả năng phục hồi. Viện Nghiên cứu, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Minneapolis, tập trung vào khả năng phục hồi và tuổi trẻ, nhận thấy những đứa trẻ có ý chí kiên cường sở hữu năng lực kỳ lạ mà có thể thu hút người lớn đến giúp đỡ chúng. Song, cũng có một nghiên cứu khác cho thấy những thanh thiếu niên sống tại nội đô với ý chí kiên cường thường có những tài năng nổi trội như chơi thể thao giỏi, giúp thu hút người khác đến với họ.
Đa số những lý thuyết đầu tiên về khả năng phục hồi đều nhấn mạnh rằng khả năng phục hồi, ý chí kiên cường có được là do di truyền. Những ý kiến này cho rằng một số người bẩm sinh đã mang trong mình ý chí kiên cường. Tất nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp như vậy, song ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy khả năng phục hồi là thứ mà cho dù là trẻ em, những người sống sót tại trại tập trung hay các doanh nghiệp vừa thoát khỏi bờ vực phá sản đều có thể học được. Ví dụ, George Vaillant, Giám đốc Nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành tại Trường Y Harvard ở Boston, nhận xét rằng trong các nhóm đối tượng khác nhau được nghiên cứu trong khoảng 60 năm, một số người đã trở nên kiên cường mạnh mẽ hơn một cách rõ rệt trong suốt cuộc đời của họ. Các nhà tâm lý học khác cho rằng những người kém sức bền sẽ dễ dàng học hỏi các kỹ năng vượt khó hơn so với những người có ý chí kiên cường ngay từ đầu.
Hầu hết các lý thuyết về khả năng phục hồi mà tôi đề cập đến trong nghiên cứu của mình đều là những tri thức hữu ích. Nhưng tôi cũng nhận thấy chúng có ba điểm giống nhau. Chúng đều cho rằng những người có ý chí kiên cường sẽ có ba đặc điểm sau: kiên định chấp nhận thực tế; một niềm tin sâu sắc, thường được củng cố bởi những giá trị vững chắc rằng cuộc sống có ý nghĩa to lớn; và khả năng thích ứng phi thường. Bạn có thể vượt qua khó khăn chỉ với một hoặc hai phẩm chất này, nhưng bạn sẽ chỉ thực sự mạnh mẽ kiên cường khi có cả ba điều trên. Ba đặc điểm này cũng đúng đối với các thoái. Hãy xem xét lần lượt từng trường hợp để có cái nhìn rõ hơn.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Vượt Qua Nghịch Cảnh thuộc seri Trí Tuệ Cảm Xúc của HBR
Lưu ý: Sách tuy định dạng PDF nhưng đã được chỉnh sửa để đọc trên tất cả các thiết bị Kindle, Kobo, Boox… Nói chung máy đọc sách nào cũng chạy ngon nhé