Học Cách Học là một cuốn sách rất giá trị và đáng đọc của Barbara Oakley, Terrence Sejnowski, Alistair Mcconville. Cuốn sách không chỉ dành cho các bạn học sinh, sinh viên mà ngay cả người lớn của chúng ta cũng có thể áp dụng rất tốt.
Cuốn sách dù viết về phương pháp học, cách thức vận hành của não bộ nhưng rất thú vị, lôi cuốn và dễ hiểu. Lý do vì tác giả đã đưa ra rất nhiều phép ẩn dụ sinh động, trực quan, khiến việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là cuốn sách thứ ba mình chia sẻ và đóng gói nằm trong chuỗi những cuốn sách về phương pháp học tập. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu nhé.
Để học hiệu quả
Như mình đã chia sẻ rất nhiều từ trước đó, khi chúng ta bắt đầu đọc một cuốn sách nào đó, bao gồm cả sách giáo khoa, sách tham khảo hay những dòng sách cung cấp kiến thức, kỹ năng thì việc đầu tiên là chúng ta sẽ nên đọc lướt.
Đọc lướt tất cả những hình ảnh, tiêu đề, ghi chú, các mục in đậm của chương sách đó để giúp não bộ định hình mọi thứ trước khi đi vào chi tiết.
Đồng thời nếu ở cuối mỗi chương có một trả lời câu hỏi thì chúng ta hãy đọc thật kỹ để tìm ra được mục tiêu của mình khi đọc. Tránh trường hợp đọc mà không suy nghĩ.
Tiếp theo chúng ta cần nắm được rằng não bộ của chúng ta sẽ có hai chế độ quan trọng. Đó chính là chế độ tập trung và chế độ phân tán. Nếu chế độ tập trung tập trung vào việc giải quyết vấn đề thì chế độ phân tán sẽ cho chúng ta những góc nhìn mới.
Cả hai chế độ này đều quan trọng như nhau. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cũng cần có những giây phút được thả lỏng, nghỉ ngơi và giải trí sau một khoảng thời gian tập trung cao độ.
Ngược lại với sự tập trung đó chính là sự chỉ hoãn. Chúng ta thường do dự, không quyết liệt làm những việc quan trọng. Chính điều này đã khiến chúng ta phải trả những cái giá rất đắt trong công việc và cuộc sống.
Để vượt qua được sự trì hoãn, chúng ta chỉ có thể ứng dụng kỹ thuật Pomodoro. Tập trung cao độ để làm một việc gì đó trong 25 phút và cho bản thân giải lao trong 5 phút. Chúng ta có thể lặp đi lặp lại quy trình này khoảng 3 lần rồi nghỉ một khoảng thời gian dài hơi hơn.
Điều duy nhất lưu ý ở đây đó chính là trong quá trình chúng ta tập trung thì hãy loại bỏ hết toàn bộ những yếu tố gây sao nhãng như điện thoại, máy tính, iPad, tiếng ồn… thứ duy nhất mà chúng ta cần tập trung vào là công việc mà chúng ta cần phải giải quyết tại thời điểm đó mà thôi.
Thêm một phương pháp nữa rất thú vị để bạn có thể đọc tốt đó chính là: xem hình ảnh, đọc kỹ nội dung và chủ động hồi tưởng. Trong đó việc chủ động hồi tưởng là việc quan trọng nhất. Chúng ta sẽ chủ động hồi tưởng thông qua việc phác thảo ra những nội dung quan trọng bằng giấy sau khi đọc xong.
Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng cách làm sơ đồ hóa như mình đã chia sẻ trước đó để có thể hệ thống hóa kiến thức và hồi tưởng lại những điều quan trọng mà bạn đã đọc hoặc học.
Điều cuối cùng trong phần này mà mình muốn nói tới đó chính là tính mềm dẻo của não bộ. Đây là một nghiên cứu rất tuyệt vời cho bất cứ ai đang mong muốn thay đổi. Cho dù chúng ta đang ở đâu, làm việc trong bất cứ một lĩnh vực nào thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể tìm ra được phương hướng cho mình bằng việc thay đổi cấu trúc não bộ.
Sự thay đổi cấu trúc não bộ này đến từ việc học tập và thực hành thường xuyên. Chúng ta càng thực hành bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng làm tốt lên bấy nhiêu. Bởi vì quá trình đó sẽ tạo ra rất nhiều những liên kết não bộ, giúp chúng ta hình thành nên những kỹ năng vượt trội cho riêng mình.
Đây là sự khác biệt giữa chuyên gia và những người thường. Hãy nhớ tới con số 10.000 giờ thực hành có chủ đích mà mình đã nói tới. Nó có đủ sức để thay đổi cấu trúc não bộ của bất cứ ai.
Hiểu sâu về não bộ
Đây là phần vô cùng quan trọng tuy nhiên lại không được quan tâm đúng mức. Chúng ta thường sử dụng não bộ của mình để vận hành và xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống, nhưng ít người dành thời gian để tập trung nghiên cứu, đào sâu và sử dụng não bộ của mình hiệu quả.
Để não bộ có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả thì việc đầu tiên là chúng ta phải ngủ đủ giấc. Bởi khi chúng ta ngủ đủ giấc thì không những não bộ có thời gian để quét đi những chất độc ra khỏi cơ thể mà nó còn giúp ta củng cố kiến thức hiệu quả.
Rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em không được ngủ đủ giấc trong thời đại hiện nay. Lý do là bởi các em phải đi học thêm quá nhiều, không có thời gian để ghi nhớ và thấm nhuần kiến thức đã học. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng lực làm việc của não bộ của các em ấy nữa.
Vậy nên nếu cha mẹ muốn con học thật giỏi, nhớ được những kiến thức một cách sâu sắc và hệ thống thì việc đầu tiên là phải cho con ngủ đủ sức theo đúng độ tuổi của mình. Càng nhỏ thì thời gian ngủ phải càng nhiều. Còn với người lớn thì thời gian ngủ ít nhất là bảy đến tám tiếng đồng hồ.
Một lưu ý quan trọng ở đây đó chính là không học một cách nhồi nhét, bởi vì hiệu quả ghi nhớ sẽ rất thấp. Thay vì chúng ta dành cả ngày cuối tuần để học ngoại ngữ thì hãy phân bổ nó thành 30 phút một ngày trong tuần. Chính điều này sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng ghi nhớ và củng cố kiến thức một cách tối ưu.
Để nói về khả năng ghi nhớ thì chúng ta cũng có hai hệ thống trí nhớ. Đó là chị nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn. Trong đó trí nhớ làm việc là những gì mà chúng ta đang chú tâm nghĩ tới ngay tại thời điểm hiện tại, và trí nhớ này chỉ có thể chứa được tối đa bốn mẫu thông tin.
Trí nhớ này sẽ không lưu lại lâu ở trong tâm trí, nếu muốn kiến thức của chúng ta còn mãi thì phải tìm cách để nó được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn.
Trí nhớ dài hạn thì có sức chứa vô tận, nhưng sức chứa này sẽ cần thời gian luyện tập và mài giũa. Biết những gì đã học trở thành hình ảnh để lưu trữ trong cung điện ký ức.
Có năm mẹo ghi nhớ của Nelson Dellish khá thú vị mà bạn có thể áp dụng.
- Thứ nhất là tập trung vào điều cần nhớ.
- Thứ hai là thực hành ghi nhớ.
- Thứ ba là biến nó thành bức ảnh.
- Thứ tư là lưu giữ những kiến thức mới bằng việc liên hệ điều đã biết. phần này giống như mình đã chia sẻ trước đó. Chúng ta hãy kết hợp với việc suy ngẫm, quan sát và liên hệ với những trải nghiệm mà bản thân đã trải qua. Chính điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng khắc ghi những kiến thức mới trong tâm trí.
- Cuối cùng đó chính là chủ động hồi tưởng. Tuần này mình cũng đã chia sẻ với các anh chị em thông qua việc đóng gói, sơ đồ hóa và chia sẻ lại những bài học mà chúng ta tâm đắc bằng ngôn ngữ của chính mình.
Một phần rất quan trọng và chúng ta cần phải lưu ý ở đây đó chính là tránh đa nhiệm. Bởi vì nếu chúng ta liên tục chuyển đổi các nhiệm vụ thì sẽ khiến cho não bộ trở nên căng thẳng, bị oải và mệt mỏi. Trí nhớ làm việc sẽ đạt năng suất thấp khi phải liên tục ghi nhớ nhiều mẫu thông tin cùng một lúc.
Những chiến lược học tập hiệu quả
Để có thể học tập một cách hiệu quả và đạt được những kết quả tốt nhất thì việc đầu tiên là chúng ta cần có tinh thần chủ động học tập. Bằng việc tạo ra những cái chuỗi liên kết thông qua việc xen kẽ và chủ động hồi tưởng.
Xen kẽ ở đây là chúng ta sẽ xen kẽ các nhiệm vụ với nhau để kích thích quá trình hứng thú và sáng tạo của não bộ. Chẳng hạn việc đọc 30 phút một quyển sách rồi chuyển sang cuốn sách tiếp theo trong một thể loại khác nhau sẽ kích thích sự sáng tạo và hứng thú của não bộ. Giúp cho quá trình đọc của chúng ta trở nên hiệu quả và năng suất hơn.
Tiếp đó chúng ta cần phải suy ngẫm về cách học phù hợp với bản thân của mình. Mỗi người sẽ có một phong cách học tập khác nhau. Có người thì sẽ thích học tập ở nơi ồn ào, có người sẽ thích học tập ở nơi cực kỳ yên tĩnh. Có người thì thích vừa học vừa nghe nhạc, nhưng có người chỉ có thể tập trung học khi mà không có bất cứ tiếng động nào ảnh hưởng.
Một phần rất thú vị ở đây mà chúng ta cần nắm được đó chính là hãy thường xuyên học ở những nơi khác nhau để não bộ của chúng ta được kích thích và làm quen. Đồng thời cố gắng kích hoạt nhiều giác quan nhất có thể trong quá trình học tập. Điều này sẽ khiến cho não bộ của chúng ta ghi nhớ hiệu quả hơn.
Tương tự như việc giải quyết những vấn đề quan trọng thì học tập cũng như vậy, hãy ăn ngay “con ếch khó nuốt” từ đầu buổi học. Nhiệm vụ khó nhằn này sẽ giúp bạn tập trung cao độ để giải quyết, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và năng lượng của bản thân. Giúp bạn gia tăng năng suất và đạt được những kết quả then chốt.
Một phương pháp nữa mà bạn cũng có thể áp dụng từ Cal Newport mà tác giả chia sẻ đó chính là tạo ra cho bản thân những khung giờ để nghỉ ngơi thoải mái. Cal Newport dành toàn bộ thời gian buổi tối để nghỉ ngơi và làm những việc mình thích. Còn thời gian trong ngày thì anh ấy sẽ dành toàn bộ quyền lực cho công việc. Nhờ đó sự tập trung mà anh ấy đạt được là rất lớn.
Song song với công việc thì chúng ta cũng cần phải có những khoảng thời gian để giải trí hiệu quả. Tác giả có chia sẻ về những trò chơi hành động, nó sẽ giúp cho chúng ta duy trì sự tập trung và phát triển tầm nhìn. Tuy nhiên nó cần có mức độ hợp lý, tránh việc sa đà vào mà không thoát ra được.
Tiếp đó chúng ta cũng có thể học những thứ mới mẻ, khác với đam mê thường ngày của mình để tránh việc tư duy lối mòn. Điều này sẽ kích thích sự hứng thú và sáng tạo của não bộ rất hiệu quả.
Cuối cùng đó chính là tâm thế của chúng ta khi làm bài kiểm tra hoặc đối diện với những kỳ thi.
- Điều đầu tiên chính là hãy ghi chú bằng tay, cách này giúp chúng ta phát huy hiệu quả giữa bàn tay và khối óc.
- Thứ hai là lên danh sách những thứ cần thiết để đảm bảo quá trình thi cử diễn ra suôn sẻ.
- Thứ ba ai bắt đầu từ cái khó để kích thích não bộ tư duy sâu và tập trung cao độ.
- Thứ tư đã làm chủ cảm xúc của mình bằng cách diễn giải nó theo hướng có lợi cho bản thân.
- Thứ năm đó là hít thở sâu.
- Và cuối cùng là phải luôn ngủ đủ giấc.
Hy vọng bài chia sẻ này giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích vì não bộ cũng như những phương pháp học tập thú vị. Giúp cho quá trình thay đổi, chuyển hóa và phát triển bản thân của bạn và các bé con đạt được những thành tựu vượt trội trong năm mới 2025 này.
Bài viết được chia sẻ trên trang cá nhân Lê Nghĩa
Cuốn sách cùng thể loại hoặc tác giả mà bạn nên xem:
-
eBook Học Cách Học
Tác giả: Alistair Mcconville, Barbara OakleyTóm tắt & Review (Đánh Giá) cuốn sách Học Cách Học của tác giả Barbara Oakley, Terrence Joseph Sejnowski, Alistair Mcconville do Liên Hương dịch Cuốn sách “Học Cách Học” (Learning How to Learn) của tác giả Barbara Oakley, Terrence Joseph Sejnowski và Alistair McConville, được dịch bởi Liên Hương, là một tài liệu quý …