Cuốn sách “Dám Khác Biệt” đặt ra câu hỏi quan trọng về việc làm thế nào để nổi trội và khác biệt trong cuộc sống, và cung cấp các phương pháp và cách tiếp cận mới để thay đổi. Tác giả nhấn mạnh việc thay đổi cách tư duy là chìa khóa để cải thiện cuộc sống.
Mặc dù các lời khuyên như tư duy tích cực, mường tượng giấc mơ, và hình dung bản thân thành triệu phú có vẻ hợp lý, nhưng trong thực tế, chúng thường không đem lại kết quả như mong đợi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập trung liên tục vào suy nghĩ tích cực có thể không hiệu quả, và việc tạo ra những bản thân hoàn hảo trong tưởng tượng cũng không giúp ích trong thực tế.
Thay vào đó, cuốn sách “Dám Khác Biệt” khuyến khích độc giả thực hiện hành động để thay đổi. Tác giả thách thức độc giả phá vỡ cái vỏ bọc, thay đổi hành vi và thử nghiệm những điều mới mẻ. Điều này nhấn mạnh rằng việc thay đổi thực sự đòi hỏi hành động, không chỉ là việc suy nghĩ hoặc mường tượng.
Trong tựa sách này, độc giả được yêu cầu tham gia vào quá trình đọc thông qua việc “làm hỏng” một số phần của cuốn sách, thể hiện sự tương tác và tham gia tích cực trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Điều này thú vị và khuyến khích độc giả không chỉ đọc passively mà còn tham gia tích cực vào quá trình học.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Dám Khác Biệt của tác giả Richard Wiseman
—
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠNH PHÚC
Gặp thiên tài đáng mến William James, làm đảo lộn thế giới, học cách tạo ra niềm vui theo ý muốn và ghé thăm nhà máy vui vẻ.
“Hành động tạo nên sự khởi đầu”
Faust, Johann Wolfgang von Goethe
1. Ý TƯỞNG ĐƠN GIẢN LÀM MỌI THỨ ĐỔI THAY
Giáo sư tâm lý học người Đức, Wilhelm Wundt, sinh năm 1879, từng tiến hành thí nghiệm đầu tiên về tâm lý học trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu lịch sử này được tiến hành trong một căn phòng nhỏ tại Đại học Leipzig và hé lộ tất cả những gì bạn cần biết về cách thức các nhà khoa học thời nữ hoàng Victoria tiếp cận trí óc con người.
Wundt đã có thể ăn mừng sự ra đời của tâm lý học thực nghiệm bằng cách nghiên cứu bất cứ chủ đề hấp dẫn nào mà ông chọn. Ví dụ như nguyên nhân khiến người ta yêu nhau, tin vào Chúa, hoặc đôi khi cảm thấy muốn giết ai đó. Thay vào đó, ngài Wundt “nghiêm túc và không biết mệt mỏi” lựa chọn tiến hành một thí nghiệm kỳ lạ với một quả bóng nhỏ bằng đồng.
Wundt và hai sinh viên tập trung quanh một chiếc bàn nhỏ và nối một cái đồng hồ bấm giờ, một công tắc và một thanh kim loại đứng được thiết kế cẩn thận lại với nhau. Một quả bóng bằng đồng được đặt cân bằng trên thanh kim loại và một sinh viên đặt tay cách công tắc vài milimet. Vài giây sau, quả bóng tự động rơi khỏi thanh kim loại và đồng hồ bấm giờ bắt đầu hoạt động. Sinh viên đó đập tay xuống công tắc ngay lúc anh ta nghe thấy tiếng quả bóng đồng đập xuống bàn, khiến đồng hồ lập tức dừng lại. cẩn thận ghi chép thông số hiển thị trên đồng hồ vào sổ ghi chép, Wundt đã tạo ra dữ liệu đầu tiên của tâm lý học.
Sẽ rất thú vị khi nghĩ rằng sau khoảng một ngày thả bóng, Wundt sẽ đóng sổ ghi chép, báo cáo kết quả tìm được và chuyển sang thứ khác hay ho hơn. Tuyệt, nhưng không phải vậy. Thực ra, ông đã dành vài năm tiếp theo để quan sát hàng trăm người phản ứng với bài kiểm tra này. Theo đúng cách thức mà các nhà vật lý học cố gắng tìm ra bản chất của vấn đề, Wundt và nhóm của ông đã cố gắng khám phá những khối cơ bản cấu thành nên ý thức. Một vài người tham gia được yêu cầu bấm công tắc tại thời điểm đầu tiên nghe tiếng quả bóng đập xuống bàn, trong khi những người khác được yêu cầu phản ứng khi hoàn toàn nhận ra được âm thanh đó. Người tham gia kịch bản đầu tiên được yêu cầu tập trung chú ý vào quả bóng, trong khi những người tham gia vào kịch bản thứ hai được yêu cầu tập trung nhiều hơn vào suy nghĩ của mình. Khi việc thực hiện được hoàn thành đúng cách, Wundt tin rằng phản ứng đầu tiên sẽ đại diện cho một phản xạ đơn giản trong khi cái thứ hai sẽ có thêm một quyết định có ý thức. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những người tham gia phải chật vật một lúc để nhận thấy rõ sự khác biệt được cho là tinh tế giữa hai điều kiện, và vì vậy phải tiến hành thử hơn mười nghìn lần trước khi có được một thí nghiệm đạt yêu cầu.
Sau khi kiểm tra cẩn thận hàng loạt dữ liệu về thí nghiệm thả quả bóng đồng, Wundt kết luận rằng phản ứng theo phản xạ mất trung bình một phần mười giây và để lại cho những người tham gia một ký ức mờ nhạt về tiếng quả bóng rơi. Ngược lại, việc nghe âm thanh đó một cách có ý thức tạo ra thời gian phản ứng trung bình là hai phần mười giây và tạo ra một trải nghiệm rõ ràng hơn về tác động của quả bóng.
Giải quyết xong bí ẩn của phản ứng phản xạ, Wundt dành phần còn lại của sự nghiệp để tiến hành hàng trăm nghiên cứu tương tự. Cách tiếp cận của ông chứng tỏ sức ảnh hưởng đáng ngạc nhiên và gần như mọi học giả khác ở thế kỷ XIX nghiên cứu qua các vấn đề về trí óc theo dấu chân của Wundt. Trong những phòng thí nghiệm tâm lý học trên khắp châu Âu, các nhà nghiên cứu hầu như không thể tự mình ý thức được âm thanh của quả bóng đồng rơi trên bàn.
Qua đến Mỹ, William James, một nhà triết học và tâm lý học trẻ, không đồng ý với điều này.
William James là người đặc biệt nhất. Ông sinh năm 1842 tại New York, cha của ông là một người giàu có, giao thiệp giỏi, lập dị, một nhà triết học tôn giáo phiến diện từng hy sinh bản thân để dạy dỗ năm đứa con của mình. Kết quả là phần lớn tuổi thơ của James là tiếp nhận sự giảng dạy tại nhà, ghé thăm các phòng trưng bày nghệ thuật bảo tàng hàng đầu châu Âu và kề vai sát cánh với những người như Henry Thoreau, Alfred Tennyson và Horace Greeley. Anh trai của James, Henry, muốn nổi tiếng trong vai trò là một tiểu thuyết gia, và chị của ông, Alice, là người chuyên viết hồi ký.
Được dạy dỗ về hội hoạ từ nhỏ, James từ bỏ nghệ thuật khi bước sang tuổi hai mươi. Thay vào đó, ông tham gia nghiên cứu hoá học và giải phẫu học tại Trường Y Harvard. Năm 1872, Charles Eliot, bạn của gia đình ông và đồng thời là hiệu trưởng trường Harvard, đã chiêu mộ James tới dạy các khoá học về sinh lý học của động vật có xương sống. James nhanh chóng thấy bản thân bị lôi cuốn vào các bí mật về tâm lý con người và đã thành lập một khoá giảng dạy tâm lý học đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1875. Về sau, ông bình luận rằng “Bài giảng đầu tiên về tâm lý học mà tôi từng nghe chính là bài đầu tiên mà tôi giảng dạy.”
Kinh ngạc với nghiên cứu ông đã coi là tầm thường của Wundt, James tin chắc rằng nghiên cứu tâm lý phải liên quan tới cuộc sống con người. Bỏ qua những quả bóng đồng và thời gian phản ứng, James tập trung chú ý tới nhiều vấn đề thú vị và thực tế hơn, như việc tin vào Chúa liệu có đúng đắn, lý do đáng để sống là gì và tự do có thực sự tồn tại.
Cách tiếp cận trí óc con người không phải là điểm khác biệt duy nhất giữa Wundt và James. Wundt là người hình thức và bảo thủ, các bài giảng của ông luôn nghiêm túc và trang trọng, cách viết của ông khó hiểu và khoa trương. James thì “bình dân” và khiêm tốn, thường tập đi bộ quanh sân “… với mũ vải, gậy ba-toong, áo choàng và quần ca-rô đỏ”. Ông thường làm cho cuộc trò chuyện sôi động bằng những trò đùa và những câu chuyện bên lề vui vẻ đến mức sinh viên thường cho rằng ông cần phải nghiêm túc hơn. Ông thường có cách diễn đạt dân dã, dễ gần và hài hước. (“Chỉ cần một con gián tội nghiệp cảm thấy những nỗi đau của tình yêu đơn phương thì thế giới này không còn đạo đức nữa”).
James và Wundt cũng bộc lộ cách thức làm việc hoàn toàn khác nhau. Wundt thường chiêu mộ một nhóm lớn các sinh viên để tiến hành các nghiên cứu được ông kiểm soát cẩn thận. Trong ngày làm việc đầu tiên tại phòng nghiên cứu của Wundt, mỗi sinh viên mới được nhận sẽ xếp hàng và Wundt sẽ bước xuống, trao cho mỗi người một bản mô tả nghiên cứu mà họ phải tiến hành. Một khi nghiên cứu hoàn thành, ông sẽ xử sự như thẩm phán và bồi thẩm đoàn, bất kỳ sinh viên nào có kết quả báo cáo không hỗ trợ được cho các học thuyết của ông sẽ có nguy cơ bị đánh trượt. Ngược lại, James yêu thích việc khuyến khích các ý týởng tự do, ghét áp đặt ý tưởng của mình lên sinh viên và từng phàn nàn rằng ông vừa thấy một đồng nghiệp “sơn lớp phủ véc-ni cuối lên học sinh của ông ta”.
Hai nhà tư tưởng lớn không giấu giếm sự mâu thuẫn họ dành cho nhau. James khai thác các cụm từ thơ mộng, khiến một số nhà bình luận cho rằng các nghiên cứu tâm lý học của ông được viết như tiểu thuyết, trong khi anh trai Henry của ông lại viết tiểu thuyết như một nhà tâm lý học. Tuy nhiên, Wundt vẫn không thấy ấn tượng và khi được yêu cầu bình luận về nghiên cứu của James, ông trả lời: “Nó rất ấn tượng, nhưng không phải tâm lý học.” Đáp lại, James than phiền việc Wundt thay đổi học thuyết của mình từ cuốn sách này sang cuốn sách khác, rằng “Thật không may là ông ta sẽ không bao giờ có một trận Waterloo[1]… xẻ ông ta như một con giun và từng khúc bò lổn nhổn… bạn không thể hạ được ông ta.”
Sự kiên trì của James đã thành công. Mở bất kỳ một cuốn sách giáo trình tâm lý học hiện đại nào ra bạn sẽ đánh vật để tìm được dù chỉ là một dòng tham khảo ngắn ngủi về Wundt hoặc thí nghiệm quả bóng đồng của ông. Ngược lại, quan điểm của James vẫn được trích dẫn rộng rãi và ông vẫn được xem như cha để của ngành tâm lý học hiện đại. Được công bố lần đầu vào năm 1890, kiệt tác hai tập của James là Principles of Psychology (Các nguyên lý của tâm lý học) đã được một nhà sử học hàng đầu mô tả là “tri thức nhất, khiêu khích nhất, đồng thời là cuốn sách về tâm lý nhiều thông tin nhất từ trước tới nay”. Đồng thời cả hai tập sách vẫn được xem là tài liệu bắt buộc phải đọc đối với các sinh viên ngành nghiên cứu hành vi ngày nay.
James có lẽ đã chiến thắng chính mình khi tìm ra điều bí ẩn và căn bản trong hiện tượng mà hầu hết mọi người đều có xu hướng ngộ nhận. Năm 1892, ông đã suy nghĩ về tầm quan trọng của cách tiếp cận này để hiểu được tâm trí con người và cung cấp một số ví dụ về kiểu hiện tượng đã thu hút sự chú ý của ông:
Tại sao khi hài lòng chúng ta cười mà không phải là cau có? Tại sao chúng ta không thể nói trước đám đông như khi chúng ta nói chuyện với một người bạn? Tại sao một cô gái đặc biệt có thể làm đảo lộn sự nhanh nhạy của chúng ta? Một người bình thường chỉ có thể nói, “Tất nhiên chúng ta sẽ mỉm cười, tất nhiên trái tim của chúng ta sẽ đập nhanh khi thấy đám đông, tất nhiên là chúng ta yêu cô gái đó, tâm hồn đẹp đẽ được che phủ vẻ ngoài hoàn hảo, quá chắc chắn và rõ ràng là để được yêu đời đời kiếp kiếp!”
Đây chính xác là kiểu tư duy đã chỉ dẫn James tạo ra học thuyết gây tranh cãi nhất của ông và giúp ta hiểu về trí óc của con người.
Về cảm xúc
Tới cuối những năm 1880, James hướng sự chú ý tới mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi. Đây có vẻ là một đề tài xa lạ đối với một nhà triết học và tâm lý học nổi tiếng thế giới.
Thông thường một số sự kiện và suy nghĩ nhất định khiến bạn có cảm xúc và chính điều này ảnh hưởng tới hành vi của bạn. Ví dụ, bạn thấy mình đột nhiên đi bộ dọc theo một con phố tối vào đêm muộn, hoặc được gọi đến văn phòng của sếp và được tăng lương, hoặc đột nhiên nhớ lại thời điểm bạn mới năm tuổi và rơi xuống cầu thang. Những tác nhân kích thích này khiến bạn trải qua những cảm xúc nhất định. Có thể một con phố tối khiến bạn lo lắng, lương tăng khiến bạn vui vẻ và ký ức về việc rơi xuống cầu thang khiến bạn khó chịu. Cuối cùng, những cảm xúc này ảnh hưởng tới hành vi của bạn. cảm thấy sợ hãi có thể khiến bạn đổ mồ hôi, vui vẻ khiến bạn mỉm cười và cảm giác khó chịu có thể khiến bạn khóc. Nhìn từ góc độ này, sự kết nối giữa việc bạn cảm thấy thế nào và cách thức mà bạn hành động trở nên đơn giản như không có gì đáng ngạc nhiên. Bí ẩn đã được giải quyết, đóng hồ sơ.
Hành vi và cảm xúc
Thông thường cảm xúc gây nên hành vi:
Sợ hãi => Đổ mồ hôi
Hạnh phúc => Cười
Buồn => Khóc.
Tuy nhiên, thí nghiệm trước đó của James với hiện tượng tâm lý tưởng chừng như đơn giản khiến ông nhận thấy rằng kiến thức phổ thông thường sai lầm vô cùng. Để lấy ví dụ, hãy xem xét nghiên cứu về ký ức của James. Trong nhiều năm, những nhà triết học xa rời thực tế cho rằng trí nhớ hoạt động rất giống với cơ bắp, hãy tin rằng bạn dùng nó càng nhiều, nó càng trở nên tốt hơn. James băn khoăn liệu điều này có chính xác. Để tìm câu trả lời, ông dành tám ngày tính toán khoảng thời gian chính mình đã dùng để học thuộc lòng 158 dòng đầu tiên trong bài thơ Satyr của Victor Hugo và khám phá ra rằng nhiệm vụ này khiến ông mất khoảng năm mươi giây mỗi dòng. Sau đó, để luyện tập thêm trí nhớ, ông dành hai mươi phút mỗi ngày trong ba mươi ngày tiếp theo để ghi nhớ toàn bộ cuốn đầu của tập sử thi Paradise Lost (Thiên đường đã mất) của Milton. Nếu học thuyết “bạn dùng nó càng nhiều, nó càng mạnh” là chính xác, James đưa ra giả thuyết rằng ông chắc hẳn có thể thử lại với Satyr và học 158 dòng tiếp theo với ít thời gian hơn. Trong thực tế, khi ông cố gắng học một phần khác của bài thơ này, ông khám phá ra rằng ông mất nhiều thời gian hơn trước đây. Giả thuyết “trí nhớ giống cơ bắp” đã sai.
James muốn khám phá xem liệu có một giải pháp thay thế cho lý thuyết thông thường về cảm xúc và bắt đầu cuộc điều tra về trí óc bằng cách suy nghĩ về cách thức chúng ta đi đến kết luận người khác cảm thấy thế nào.
Hãy nhìn bức ảnh ở trên và cố gắng tưởng tượng xem hai người trong ảnh đang cảm thấy thế nào. Bây giờ hãy làm tương tự với những người trong bức ảnh dưới đây.
Phần lớn mọi người đều thấy rằng bài tập này dễ. Hầu hết mọi người cho rằng cặp đôi trong bức ảnh đầu tiên có lẽ đang có khoảng thời gian vui vẻ, và có vẻ họ sẽ được trải nghiệm hạnh phúc với chỉ một chút sức hấp dẫn. Bức ảnh thứ hai gợi ra phản ứng khá khác biệt, hầu hết cho rằng nhóm này có lẽ đang lo lắng và băn khoăn, rằng ít nhất một trong số họ có biểu hiện cần được nghỉ ngơi thoải mái.
Bài tập đơn giản này dựa trên một thí nghiệm được tiến hành lần đầu tiên bởi Charles Darwin, nhà tự nhiên học huyền thoại vào giữa những năm 1800. Darwin từng xuất bản 22 cuốn sách trong đời mình, bao gồm cả cuốn On the origin of species by means of natural selection (Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên), hoặc The Preservation of favoured races in the struggle for life (Sự duy tri các giống loài ưa thích trong cuộc vật lộn giành sự sống), và cuốn The formation of vegetable mould through the action of worms, with observations on their habits (Sự hình thành khuôn mẫu thực vật thông qua hoạt động của loài sâu, với các quan sát về thói quen của chúng) ít được biết đến hơn. Năm 1872, Darwin cho ra mắt một bài chuyên đề về cảm xúc có tên là Biểu hiện cảm xúc ở con người và động vật và mô tả lần tiến hành nghiên cứu tâm lý học về cảm xúc đầu tiên.
Guillaume-Benjamin-Amand Duchenne, nhà vật lý học người Pháp, từng tiến hành những lần chích điện đau đớn lên các cơ mặt của một tình nguyện viên để nghiên cứu giải phẫu khuôn mặt. Khi Darwin nhìn những bức ảnh về công việc của Duchenne, ông đã rất ấn tượng vì việc Duchenne có thể kết hợp cảm xúc với những biểu cảm của tình nguyện viên dễ dàng như vậy. Bị thu hút vì điều đó, Darwin cho bạn mình xem một vài bức ảnh và nhờ họ nói xem tình nguyện viên đó đang biểu hiện cảm xúc gì. Bạn bè của Darwin cũng đáng tin cậy và dễ dàng kết hợp một số biểu cảm nhất định với các cảm xúc cụ thể. Điều này chứng mình rằng việc biết người khác đang cảm thấy như thế nào dựa trên sự hiểu biết về biểu cảm trên khuôn mặt của họ, đôi khi được cố định trong não của chúng ta.
James đã đọc về thí nghiệm của Darwin và sử dụng nó làm nền tảng cho học thuyết mới về cảm xúc của mình. Darwin đã chỉ ra rằng con người cực kỳ giỏi trong việc nhận biết người khác đang cảm thấy thế nào từ biểu cảm khuôn mặt. James băn khoăn liệu cơ chế đó có hoạt động một cách chính xác trong cách thức biểu thị cảm xúc của bản thân, ông cho rằng cùng một cách thức mà bạn nhìn biểu cảm trên mặt người khác và rút ra cảm xúc của họ, bạn cũng có thể theo dõi biểu cảm của chính mình và quyết định bạn sẽ trải nghiệm cảm xúc nào.
Ban đầu, James cho rằng một cảm xúc bất kỳ hoàn toàn là kết quả việc con người quan sát hành vi của chính mình. Nhìn từ góc độ này, con người không bao giờ cười vì họ hạnh phúc, mà luôn cảm thấy hạnh phúc vì họ đang cười (hoặc, sử dụng một cách thi vị hơn để giải thích học thuyết cấp tiến của ông: “Bạn không chạy trốn con gấu vì bạn sợ nó, mà bạn trở nên sợ hãi vì bạn chạy trốn nó”). James phân biệt rõ ràng giữa hành vi theo bản năng của cơ thể khi đối mặt với tác nhân kích thích – liệu nó sẽ kéo tay bạn khỏi ngọn lửa, cười trước một tṛ đùa, hoặc quay ngoắt lại khi thấy một con gấu – và não của chúng ta quan sát những động thái đó, rồi chỉ trong giây lát sau, tạo ra cảm xúc. Bạn thấy con gấu, cơ thể của bạn phản ứng theo cách bỏ chạy và não của bạn quyết định “Tôi sợ”. Những phiên bản hiện đại hơn về học thuyết của James ví mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi như con phố hai chiều, rằng mọi người đều cười vì họ hạnh phúc, nhưng cũng trở nên hạnh phúc hơn khi họ cười.
James không bao giờ chính thức thử nghiệm học thuyết của mình vì ông cho rằng thí nghiệm luôn buồn chán và không thoả mãn về mặt trí tuệ (“Cứ nghĩ đến công cụ bằng đồng và thứ tâm lý học công thức đại số là tôi lại thấy chán”). Tuy nhiên, ông lại là người rất thực tế và không lãng phí chút thời gian nào để tìm kiếm mối liên quan thực tiễn khả thi trong các ý tưởng của mình.
Khái niệm về hành vi tạo ra cảm xúc cho thấy con người có khả năng tạo ra cảm xúc bất kỳ mà họ mong muốn, đơn giản bằng cách hành động như thể họ đang trải nghiệm cảm xúc đó. Hoặc như James từng ví von về nó: “Nếu bạn muốn có một phẩm chất nào đó, hãy cư xử như thể bạn đã có nó.” Tôi coi lời tuyên bố đơn giản mà mạnh mẽ này là nguyên lý Như thể – As If (xem sơ đồ sau).
Hành vi và cảm xúc
Tư duy thông thường cho rằng chuỗi quan hệ nhân quả là:
Bạn thấy vui vẻ => Bạn cười
Bạn thấy sợ hãi => Bạn bỏ chạy
Học thuyết Như thể cho thấy sự đối lập:
Bạn cười => Bạn thấy hạnh phúc
Bạn bỏ chạy => Bạn thấy sợ hãi
Khía cạnh này trong học thuyết của James kích thích ông hơn bao giờ hết. Trong một bài phát biểu trước công chúng, ông mô tả năng lượng tiềm tàng của ý tưởng này là “sấm sét được đóng chai”, và hăng hái nhấn mạnh:”… con đường chủ động tối cao hướng tới sự vui vẻ… là ngồi thẳng một cách vui vẻ, nhìn xung quanh một cách vui vẻ, hành động và nói chuyện như thể niềm vui đã ở đó… Để đấu tranh với cảm giác xấu, chỉ cần gắn sự chú ý của ta lên nó và giữ thật chặt trong tâm…”
Học thuyết của James vấp phải sự phê phán của một số đồng nghiệp. Wilhelm Wundt thì thẳng thắn lên án ý tưởng này. James bảo vệ lập trường của mình, nhưng học thuyết này có vẻ quá cực đoan đối với nhiều đồng nghiệp “cổ hủ” của ông và nó nhanh chóng bị chuyển xuống ngăn hồ sơ được đánh dấu “Đi trước thời đại quá xa”.
Và nó nằm ở đó hơn 60 năm.
2. KIỂM TRA MỘT HỌC THUYẾT
Cuối những năm I960, James Laird, một học giả trẻ tuổi, đang theo học để lấy học vị tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng tại Đại học Rochester. Trong một buổi đào tạo tại đó, Laird được yêu cầu phỏng vấn một bệnh nhân trong khi người theo dõi bệnh nhân đó đang quan sát qua kính một chiều. Tại một thời điểm trong buổi phỏng vấn, một nụ cười khá bất thường trải rộng trên khuôn mặt bệnh nhân đó. Laird bị thu hút bởi nụ cười đó và tự hỏi người bệnh đó cảm thấy gì khi làm một hành động biểu cảm kỳ lạ như vậy trên mặt.
Khi Laird lái xe về nhà sau cuộc phỏng vấn, ông hình dung lại buổi gặp gỡ và trở nên thích thú với nụ cười đó. ông thậm chí còn làm cho mặt mình biểu cảm tương tự như vậy để khám phá xem cảm giác thế nào. ông bất ngờ phát hiện ra rằng nụ cười đó ngay lập tức khiến ông hạnh phúc hơn. Bị trí tò mò kích thích, ông thử cau mày và đột nhiên cảm thấy buồn. Những khoảnh khắc kỳ lạ đó trong suốt khoảng thời gian lái xe về nhà đã thay đổi toàn bộ sự nghiệp của ông. Khi về đến nhà lúc buổi đêm, Laird đi thẳng tới giá sách để tìm kiếm thông tin về tâm lý học cảm xúc. Và tình cờ, cuốn sách đầu tiên ông cầm lên là Các nguyên lý tâm lý học của William James.
Laird đọc học thuyết bị lãng quên từ lâu của James và nhận ra rằng nó có thể giải thích nguyên nhân vì sao nụ cười trong xe khiến ông cảm thấy hạnh phúc hơn. Ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng học thuyết này bị giới hạn trong những cuốn sách lịch sử và chưa bao giờ thực sự được kiểm tra. Để làm việc này, Laird mời một nhóm tình nguyện viên vào phòng thí nghiệm, yêu cầu họ cười hoặc cau có và sau đó nói về cảm nhận của họ. Theo như James nói, những người mỉm cười sẽ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn những người phải làm khuôn mặt cau có.
Tuy nhiên, lo ngại các tình nguyện viên có xu hướng nói điều mà ông muốn nghe, Laird muốn tìm một cách khiến mọi người mỉm cười hoặc cau có trong khi che giấu bản chất thật sự của thí nghiệm này. Cuối cùng, ông nảy ra một câu chuyện để che giấu một cách thông minh.
Ông nói với những người tình nguyện rằng họ sẽ tham gia vào một bài kiểm tra nghiên cứu về hoạt động của điện trên cơ mặt và đặt các cực điện lên chỗ lông mày, ở khoé miệng và góc hàm của người tham gia. Sau đó, ông giải thích rằng những thay đổi về cảm xúc của họ có thể ảnh hưởng đến thí nghiệm, cho nên, để loại trừ các lỗi có thể xảy ra, họ sẽ được yêu cầu báo cáo cảm xúc của mình khi thí nghiệm được tiến hành.
Các điện cực là giả, nhưng câu chuyện che giấu thông minh này cho phép Laird bí mật thao tác khuôn mặt các tình nguyện viên thành cười hoặc cau có. Để tạo một biểu cảm tức giận, những người tham gia được yêu cầu kéo hai điện cực ở hai bên lông mày xuống sát vào nhau và co các điện cực ở hàm bằng cách nghiến răng. Đối với biểu cảm hạnh phúc, họ được yêu cầu kéo dãn các điện cực ở khoé miệng ra phía sau.
Sau khi đã tạo dáng khuôn mặt theo tư thế được yêu cầu, những người tham gia được cho xem một danh sách các loại cảm xúc (như giận dữ, lo lắng, vui vẻ và hối hận) và được yêu cầu đánh giá mức độ mối cảm xúc mà họ trải qua. Kết quả rất đáng ghi nhận. Đúng như dự đoán của James tại thời điểm chuyển giao của thế kỷ trước, những người tham gia cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều khi họ khiến mặt mình cười và tức giận hơn khi họ cau có.
Sau cuộc nghiên cứu, Laird phỏng vấn những người tham gia và hỏi xem họ có biết tại sao lại trải qua nhiều cảm xúc khác nhau trong cuộc nghiên cứu không. Chỉ có một số ít quy trạng thái cảm xúc mới được phát hiện cho các biểu cảm bị kiểm soát, trong khi số còn lại không giải thích được sự thay đổi. Tại một trong số các cuộc phỏng vấn đó, một người tham gia từng biến đổi khuôn mặt thành cau có giải thích: “Tôi chả có tâm trạng tức giận chút nào, nhưng tôi thấy các suy nghĩ của mình hướng tới những thứ khiến tôi tức giận, tôi nghĩ nó thật là ngu ngốc. Tôi biết mình đang ở trong một thí nghiệm và tôi biết mình chả có lý do gì để cảm thấy như vậy, nhưng tôi đã mất kiểm soát”.
Làm thế nào để hạnh phúc ngay lập tức?
Vào thời điểm chuyển giao của thế kỷ trước, Constantin Stanislavski, giám đốc nhà hát người Nga đã cách mạng hoá nghệ thuật kịch bằng cách tạo ra phương pháp trình diễn. Một phần quan trọng trong cách thức tiếp cận bao gồm việc khuyến khích diễn viên trải nghiệm cảm xúc thật trên sân khấu bằng cách kiểm soát hành vi của họ. Phương pháp này thường được gọi là “chữ Nếu ma thuật” (“nếu tôi thực sự trải nghiệm cảm giác này, tôi sẽ cư xử thế nào?”), nó đã được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Marlon Brando, Warren Beatty và Robert De Niro sử dụng. Phương pháp tương tự được sử dụng trong các thí nghiệm trong phòng nghiên cứu để khám phá nguyên lý Như thể. Thử tưởng tượng bạn đang tham gia nghiên cứu kiểm tra nguyên lý Như thể. ở đầu bài kiểm tra, bạn được yêu cầu đánh giá mức độ vui vẻ bạn cảm thấy trong thang điểm giữa “một” (bạn cảm thấy thế nào nếu bạn vừa ngã xuống lỗ cống) và “mười” (bạn cảm thấy thế nào nếu nhìn thấy kẻ thù xấu xa nhất của bạn bị như vậy).
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu phải cười mỉm. Tuy nhiên, có nhiều cách để thể hiện vui vẻ hơn là buộc khuôn mặt phải thực hiện một nụ cười thoáng qua vô cảm. Thay vào đó, bạn sẽ phải làm theo các hướng dẫn sau.
1) Ngồi trước gương.
2) Thả lỏng các cơ ở trán và má để miệng của bạn nhẹ nhàng hạ xuống, há ra. Trong giới khoa học, biểu cảm trên mặt bạn lúc này được gọi là “tự nhiên”, và hành động như một cái khung rỗng.
3) Co các múi cơ gần khoé miệng bằng cách kéo chúng hướng về phía tai. Làm cho nụ cười rộng hết mức có thể và cố gắng đảm bảo rằng sự vận động của má tạo nên các nếp nhăn quanh mắt. Cuối cùng, nhẹ nhàng mở rộng các cơ lông mày lên phía trên và giữ trạng thái biểu cảm này trong khoảng hai mươi giây.
4) Trở về trạng thái bình thường và nghĩ xem bạn cảm thấy thế nào.
Bạn có cảm thấy vui vẻ hơn lúc bắt đầu không? Bạn sẽ cho số mấy về cảm xúc mới trong thang điểm từ “một đến mười” với cái lỗ cống này?
Phần lớn mọi người nói rằng bài tập khiến họ hạnh phúc hơn. Như William James đã dự đoán từ hơn một thế kỷ trước, vài giây thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt có tác động lớn tới cảm giác của bạn.
Để thúc đẩy mức độ vui vẻ, bạn hãy kết hợp kiểu cười này vào thói quen hàng ngày. Tạo ra một cách thức thú vị để nhắc nhở bản thân thực hiện bằng cách vẽ hai bức chân dung tự hoạ với một nụ cười lớn. Một bức trong đó phải được vẽ trên giấy khổ A4 và bức còn lại trên một tờ giấy nhỏ khoảng 13 cm2. Các bức chân dung cần hài hước và vui nhộn hết mức có thể. Cuối cùng, đặt bức lớn ở đâu đó nổi bật trong nhà bạn và bức nhỏ hơn trong ví hoặc túi xách và sử dụng chúng như một gợi ý để giúp bạn ghi nhớ việc mỉm cười.
Để đảm bảo tính chân thật của tác động đáng kể này, các nhà khoa học khác cố gắng tái tạo kết quả đột phá của Laird. Thay vì phải liên tục đặt điện cực giả lên mặt người khác, mỗi phòng nghiên cứu lại tự sáng tác một câu chuyện riêng của mình.
Lấy cảm hứng từ những thợ ảnh, những người thường khiến người khác cười bằng cách yêu cầu họ nói “cheese”, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã yêu cầu những người tham gia phát âm âm “ee” (trong từ “easy”) nhiều lần để làm cho mặt họ nở nụ cười, hoặc âm “eu” (trong “yule”) để tạo ra biểu cảm gần với chán ghét.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Washington thì gắn một cái đế đựng bóng đánh gôn vào hai đầu lông mày của những người tham gia và yêu cầu họ thực hiện một trong hai kiểu biến đổi khuôn mặt. Một nhóm tham gia được yêu cầu làm cho những miếng đế gôn đó chạm vào nhau bằng cách co lông mày xuống chụm vào nhau, từ đó tạo ra biểu cảm mặt buồn. Những người trong nhóm khác được yêu cầu giữ cho các miếng đệm không chạm nhau, từ đó tạo ra biểu cảm tự nhiên hơn.
Trong một nghiên cứu có lẽ là nổi tiếng nhất, các nhà nghiên cứu ở Đức nói với những người tham gia rằng họ đang tìm hiểu cách thức mới để dạy viết cho những người bị liệt từ cổ trở xuống. Một nửa số người tham gia được yêu cầu giữ một cây bút chì nằm ngang giữa hai hàm răng (khiến mặt họ cười) trong khi nửa còn lại được yêu cầu giữ bút chì bằng môi (làm mặt họ trở nên cau có).
Những người tham gia lặp đi lặp lại âm “ee”, giữ những miếng đế gôn cách nhau, hoặc giữ bút chì giữa hai hàm răng đột nhiên cảm thấy hạnh phúc hơn hẳn. Một lần nữa, nghiên cứu này cho thấy tính chân thật trong các kết quả của Laird và rằng học thuyết của ông là đúng. Hành vi của bạn có ảnh hưởng đến cảm giác. Hơn nữa, kết quả cho thấy cảm xúc có thể được tạo ra theo ý muốn, theo như nguyên lý Như thể dự đoán.
Được khích lệ bởi kết quả này, các nhà nghiên cứu tiến hành khám phá ảnh hưởng của nguyên lý này trên cơ thể và não bộ.
Cơ thể và não bộ
Paul Ekman, tại Đại học California, đã dành sự nghiệp của mình để nghiên cứu biểu cảm và cảm xúc trên khuôn mặt. Trong suốt cả sự nghiệp đặc biệt của mình, ông đã đưa ra hướng dẫn hoàn chính nhất về biểu cảm khuôn mặt (một bài luận dài 500 trang nói về cách thức mà 43 múi cơ trên mặt kết hợp để tạo ra hàng ngàn biểu cảm), tư vấn cho các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới về những cách tốt nhất để xác định liệu một người có đang nói thật từ biểu cảm trên khuôn mặt họ, và giúp tạo ra chương trình truyền hình Lie to Me (Nói dối tôi) tại Mỹ.
Lúc bắt đầu sự nghiệp, Ekman bị thu hút khi nghe quan điểm cho rằng việc thay đổi biểu cảm khuôn mặt con người có thể khiến họ thư giãn hoặc tức giận và muốn khám phá cách thức mà nguyên lý Như thể ảnh hưởng tới cơ thể con người. Những kết quả đáng ghi nhận của ông vinh danh sức mạnh trong học thuyết của James.
Những gì mà Ekman làm là mời các tình nguyện viên vào phòng thí nghiệm, ở đó ông kết nối cơ thể họ vào một thiết bị liên tục giám sát nhịp tim và nhiệt độ da. Sau đó, ông yêu cầu mỗi người thực hiện hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ đầu tiên được thiết kế để làm cho họ thật sự cảm thấy tức giận. Người tham gia sẽ suy nghĩ về một sự kiện trong đời từng khiến họ cảm thấy tức giận và tái hiện sự kiện đó trong đầu chân thực nhất có thể. Ngay lập tức, họ tạo ra biểu cảm của khuôn mặt tức giận (lông mày nhíu lại, mí mắt nâng lên, môi trên và môi dưới ép lại với nhau). Bằng cách lựa chọn các sự kiện và biểu cảm khuôn mặt khác nhau, quá trình này được lặp lại với nhiều cảm xúc, bao gồm sợ hãi, buồn bã, hạnh phúc, ngạc nhiên và chán ghét.
Hiển nhiên, những ký ức cảm xúc chân thật đã gây ra một số hình thái nhất định tới sinh lý của người tham gia, ví dụ như sợ hãi tạo ra nhịp tim cao và nhiệt độ da thấp và hạnh phúc gây nên nhịp tim thấp cùng với nhiệt độ da cao. Đáng kể nhất chính là hình thái tương tự cũng xuất hiện khi người ta có biểu cảm khuôn mặt. Khi họ có biểu cảm sợ hãi trên mặt, nhịp tim tăng vọt và nhiệt độ da giảm. Khi khuôn mặt họ nở nụ cười, nhịp tim giảm và nhiệt độ da tăng.
Tò mò khám phá xem liệu cơ chế này có “gắn chặt” với tâm lý con người, Ekman và nhóm nghiên cứu đã làm một chuyến đi khắp thế giới và thử lại nghiên cứu của mình với các cư dân trên một hòn đảo xa xôi ở phía tây Indonesia. Kết quả giống với những gì họ tìm được tại phương Tây cho thấy nguyên lý Như thể không phải là sản phẩm của văn hoá phương Tây mà là thứ sản phẩm đã ăn sâu vào quá khứ tiến hoá của chúng ta.
Phát hiện của Ekman cho thấy việc cư xử như thể bạn đang trải nghiệm một cảm xúc không chỉ ảnh hưởng tới cảm giác, mà còn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới cơ thể bạn.
Mới đây, bằng cách sử dụng công nghệ mói nhất, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục thí nghiệm này để khám phá ra các ảnh hưởng của nguyên lý Như thể tới não bộ.
Nếu bạn tách đầu mình ra và kiểm tra khu vực bộ não gần đầu xương sống nhất, bạn sẽ thấy hai mầu mô có hình quả hạnh ở hai bên của tuỷ sống. Chúng được gọi là “hạch hạnh nhân – amygdala” (đặt tên theo tiếng La tinh của “quả hạnh”). Chúng tạo thành một phần rất nhỏ, nhưng kết nối chặt chẽ tới não bộ, đóng vai trò quan trọng trong gần như mọi khía cạnh cuộc sống hàng ngày của bạn. Hạch hạnh nhân là trung tâm trải nghiệm cảm xúc, đặc biệt là nỗi sợ hãi.
Gần đây, vai trò chủ chốt của quả hạnh khiếp đảm đó đối với nỗi sợ hãi đã được các nhà khoa học minh hoạ khi nghiên cứu một bệnh nhân đáng chú ý được gọi là “SM”. SM bị bệnh Urbach-VViethe, một bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp gây thoái hoá hạch hạnh nhân. Sau khi phỏng vấn SM, các nhà khoa học để ý rằng cô mô tả nhiều sự việc trong đời mình mà đáng lẽ ra cô phải cảm thấy sợ hãi, nhưng lại không như vậy. Có lẽ câu chuyện ấn tượng nhất của SM là lần không may bị tấn công tại công viên. Kẻ tấn công kề dao vào cổ và đe doạ sẽ đâm cô. SM nói rằng lúc đó cô không cảm thấy sợ hãi mà thay vào đó là để ý một nhà thờ kế bên và cực kỳ bình tĩnh nói: “Nếu mày định giết tao, mày sẽ phải bước qua những thiên thần của Chúa trước.” Bối rối, kẻ tấn công đột nhiên buông tha cô.
Bị hấp dẫn, các nhà khoa học tìm cách làm SM sợ. Họ đưa cô đến một tiệm thú nuôi kỳ lạ và yêu cầu cô tiếp xúc với rắn và nhện. SM không phản ứng gì và đã bị buộc phải ngừng mọi tiếp xúc với những con vật nguy hiểm hơn. Tiếp theo, họ đưa cô tới một căn nhà được cho là bị nguyền rủa và cho cô xem nhiều đoạn phim rùng rợn. Một lần nữa cũng chẳng có gì. Điều này chứng minh rằng hạch hanh nhân có đầy đủ chức năng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra sự sợ hãi.
Vài năm trước, các nhà khoa học quyết định tiến hành thử nghiệm lần cuối giả thuyết của James bằng cách đưa những người tham gia vào máy quét não và yêu cầu họ biểu thị sự sợ hãi trên khuôn mặt. Không giống với các nghiên cứu tâm lý được tiến hành trong nhiều thập kỷ trước đó, những người tham gia không phải nói với những người thực hiện về cảm xúc của họ. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu chỉ nhìn chằm chằm vào bên trong bộ não của những người tham gia và thấy một hạch hạnh nhân hoạt động mạnh và có thể kết luận rằng những người tham gia thực tế đã cảm thấy sự sợ hãi. Bằng cách đó, các nhà nghiên cứu thu được bằng chứng cuối cùng về việc hành vi Như thể tác động trực tiếp tới não bạn.
Nguyên lý Như thể được sử dụng để tạo ra niềm vui trong các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới, và có năng lực tác động trực tiếp lên cơ thể và não người. Nhưng hiệu quả này có tác dụng trong thực tế hay không? Liệu có thể sử dụng nó để khiến cho toàn bộ một quốc gia cảm thấy vui hơn? Đã đến lúc phải xem xét.
Dự án khoa học về niềm vui
Tôi từng tiến hành rất nhiều thí nghiệm trong suốt sự nghiệp. Những thí nghiệm này được thực hiện trên hàng chục nghìn người tham gia và đã kiểm tra nhiều vấn đề khác nhau gồm tâm lý nói dối, vết thương bị ảnh hưởng như thế nào khi hung thủ xuất hiện và liệu người ta có thể chỉ ra sự khác biệt giữa rượu đắt và rẻ tiền không (không thể).
Vài năm trước, tôi cũng từng sắp xếp tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn về hạnh phúc trên toàn nước Anh với hàng nghìn người tham gia. Các nhà tâm lý học sử dụng mọi phương pháp để làm tăng hạnh phúc và tôi muốn biết phương pháp nào hiệu quả nhất. Ngoài ra, do một nghiên cứu khác cho thấy hạnh phúc có thể lan ra một tập thể như một loại bệnh truyền nhiễm, với việc mọi người “nắm bắt” tâm trạng từ một người khác, tôi tự hỏi liệu hàng nghìn người hạnh phúc hơn có thể làm chất xúc tác để khiến toàn bộ đất nước này phấn chấn!
Trước khi bắt đầu nghiên cứu đó, tôi thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ để đo lường tâm trạng của đất nước. Mọi người được yêu cầu đánh giá mức độ vui vẻ của mình với thang điểm bảy, từ “một” tương ứng với “chả vui vẻ chút nào” đến bảy “rất vui vẻ”. 45% dân số tự thưởng cho mình điểm năm, sáu hoặc bảy.
Nghiên cứu này được thông báo trên truyền thông quốc gia. Những người quan tâm tham gia được yêu cầu ghé thăm Website của dự án và đánh giá mức độ hạnh phúc của họ. Hơn 26.000 người đã trả lời. Tất cả những người tham gia được ngẫu nhiên gán vào các nhóm nhỏ và yêu cầu tiến hành nhiều bài tập được thiết kế để khiến họ hạnh phúc hơn. Một số nhóm sử dụng các bài tập phổ biến nhất “nghĩ rằng mình hạnh phúc” như tạo ra một cảm giác biết ơn hoặc tái tạo các ký ức hạnh phúc, trong khi những người tham gia tại các nhóm khác được yêu cầu làm theo lời khuyên của James và mỉm cười vài giây mỗi ngày.
Một tuần sau, những người tham dự quay lại Website và đánh giá lại mức độ hạnh phúc của họ. Khi nói đến việc làm tăng hạnh phúc, những bài tập thay đổi khuôn mặt xếp hạng đầu. Một bằng chứng rõ ràng cho thấy nguyên lý Như thể có thể tạo ra cảm xúc bên ngoài phòng thí nghiệm và những cảm xúc này kéo dài và mạnh mẽ.
Sau cuộc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành một lần thăm dò hạnh phúc khác trên toàn quốc. Mọi người lại được yêu cầu đánh giá mức độ hạnh phúc theo thang điểm bảy và lần này tăng lên 52%. Giả sử đất nước có 60 triệu người, 7% tăng lên này tương đương với 4 triệu người nói rằng họ cảm thấy hạnh phúc hơn sau cuộc nghiên cứu. Sự gia tăng này có phải do dự án của chúng tôi? Không thể biết chắc được, nhưng chẳng hề có thể thay đổi rõ rệt ở các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của đất nước này, giống như ánh mặt trời đột nhiên nhiều hơn, mưa ít hơn, hoặc những câu chuyện tin tức cụ thể đầy phấn khởi, cho nên chúng tôi thích nghĩ rằng William James đã giúp làm cả đất nước hạnh phúc hơn.
3. GIÁ TRỊ CỦA SỰ VUI ĐÙA
William James không chỉ suy đoán rằng mỉm cười khiến bạn hạnh phúc hơn, mà tất cả các khía cạnh của hành vi, bao gồm cách mọi người di chuyển và nói chuyện sẽ ảnh hưởng tới cảm giác của họ. Để tìm hiểu xem liệu ông có đúng hay không, các nhà tâm lý học bắt đầu chứng minh cho suy luận đó.
Nghiên cứu cho thấy, với cùng một cách thức, có rất ít biểu cảm khuôn mặt cơ bản nên chỉ có sáu kiểu phong cách đi lại cơ bản. Ví dụ như những người đi nhanh có những bước dài, lúc đi hơi nảy lên và để tay của họ vung ra trước và sau.
Ngược lại, những người đi chậm có xu hướng bước các bước nhỏ và hai vai chùng xuống. Việc này cũng cho thấy mọi người kết hợp mỗi kiểu đi bộ với tâm trạng khác nhau, những người đi nhanh được coi là vui vẻ và người đi chậm là buồn bã.
Sara Snodgrass, nhà tâm lý học tại Đại học Florida Atlantic, muốn khám phá xem liệu việc thay đổi cách thức đi bộ có ảnh hưởng tới cảm xúc của con người hay không. Trong khi giả vờ tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của vận động cơ thể lên nhịp tim, Snodgrass yêu cầu mọi người đi bộ ba phút theo một trong hai cách. Một nửa số người tham gia được yêu cầu sải bước dài, vung tay và giữ đầu ngẩng cao. Ngược lại, những người khác được yêu cầu đi bước nhỏ, từ từ và lê bước chân, đồng thời nhìn xuống chân. Sau khi diễn phiên bản đời thực Những kiểu đi bộ ngu ngốc của Monty Pythơn, mọi người bắt đầu đánh giá cảm giác hạnh phúc của mình. Các kết quả lại cho thấy sức mạnh của nguyên lý Như thế, những người sải bước dài cảm thấy hạnh phúc hơn hẳn những người được yêu cầu đi lê chân.
Nguyên lý Như thể còn có thể giúp mọi người lại gần nhau hơn sau một lúc gặp mặt. Tại Đại học Heidelberg, Sabine Koch bị thu hút bởi tác động của sự di chuyển lên trí óc và nghiên cứu của bà về tâm lý học khiêu vũ cho thấy mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ di chuyển một cách mềm mại và kém hạnh phúc khi họ thực hiện những bước đi thẳng và cứng nhắc. Thấy rằng việc thuyết phục mọi người liên hệ với “con linh dương” bên trong họ trong cuộc sống thường ngày không dễ dàng gì, Koch chuyển hướng chú ý của mình sang một thói quen thực tế hơn: bắt tay.
Koch huấn luyện một nhóm thực hiện thí nghiệm bắt tay người khác theo một trong hai cách. Một số học cách bắt tay một cách mềm mại, trong khi những người khác được hướng dẫn những động tác cứng nhắc hơn. Sau đó, đội bắt tay dũng cảm và xuất sắc này bắt tay gần 50 người tham gia. Sau mỗi lần bắt tay, Koch hỏi người tham gia xem họ thấy thế nào. Kết quả rất đáng ghi nhận. So sánh với những người nhận những cái bắt tay cứng nhắc, những người được bắt tay một cách mềm mại thấy hạnh phúc hơn, cảm thấy gần gũi về mặt tâm lý hơn với những người tham gia thí nghiệm và đánh giá những người tham gia thí nghiệm dễ thương và cởi mở hơn. Cách bắt tay mềm mại khiến những người tham gia cư xử theo cách hướng tới hạnh phúc, và ngược lại, nó khiến mọi người đều cảm thấy tốt hơn và nghĩ nhiều hơn về người mà họ vừa gặp.
Cách bắt tay
Nghiên cứu của Sablne Koch có thể giúp tạo ra biểu cảm tích cực. Koch huấn luyện các nhà nghiên cứu thực hiện ba lần bắt tay “mềm mại” và ba lần “mạnh mẽ”, và thấy rằng những lần bắt tay có ảnh hưởng rất khác nhau tới mọi người. Để thực hiện một trong những cái bắt tay “mềm mại” của Koch, bạn hãy nắm tay ai đó và di chuyển tay bạn lên và xuống một cách chậm rãi và liền mạch. Ngược lại, bắt tay “mạnh mẽ” sẽ bao gồm việc bạn đột nhiên hạ tay xuống, giữ ở đó một nhịp và sau đó nhanh chóng nâng tay lên. Ban đầu, những cử động này có vẻ giả tạo và kỳ lạ; tuy nhiên, chúng sẽ trở nên tự nhiên và vô thức hơn khi được luyện tập. Tập trung cố gắng tạo ra cử động tay “mềm mại” chính xác nhất có thể. Một khi bạn tự tin vào các kỹ năng bắt tay kiểu Koch mới của mình, hãy sử dụng chúng trong đời thường để tạo nên các cử động tay mềm mại và theo đó tạo ra biểu cảm tốt.
Một nghiên cứu khác đã kiểm chứng xem liệu những từ bạn nói và cách mà bạn nói có ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn hay không.
Cuối những năm 1960, Emmett Velten, nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ muốn tìm ra một cách nhanh chóng và dễ dàng để tạo ra niềm vui trong phòng thí nghiệm.
Velten tự hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người nói như thể họ hạnh phúc hoặc tự tin? Để tìm câu trả lời, ông tập hợp một nhóm người tình nguyện, chia ngẫu nhiên những người này thành hai nhóm và đưa cho mỗi nhóm một xấp thẻ.
Nhóm đầu tiên, thẻ trên cùng của xấp giải thích rằng họ sẽ xem một loạt những lời tuyên bố và họ phải đọc to từng lời.
Thẻ tiếp theo chứa lời tuyên bố đầu tiên: “Hôm nay không tốt hơn mà cũng không tồi hơn bất kỳ ngày nào khác”. Những người tham gia đọc to lời tuyên bố theo hướng dẫn và sau đó bỏ qua thẻ này, tiếp tục tuyên bố thứ hai: “Dù vậy, hôm nay tôi cảm thấy khá tốt”. Chậm mà chắc, những người tham gia đọc hết cả sáu mươi thẻ, với những lời tuyên bố ngày càng tích cực.
Những người ở nhóm thứ hai được yêu cầu đọc một loạt tuyên bố được lược bỏ phần tích cực khi phát biểu và thay phiên nhau đọc to hàng loạt các sự việc khác nhau, như “Đôi khi Sao Thổ nằm trong sự giao hội [2], nằm ở phía bên kia Mặt Trời so với Trái Đất và không thể quan sát được”, “Dịch vụ Orlent Express di chuyển giữa Paris và Istanbul” và “Viên kim cương Hy Vọng được chuyển từ Nam Phi về London qua dịch vụ bưu điện thông thường”.
Cuối cùng, Velten yêu cầu tất cả những người tham gia đánh giá mức độ vui vẻ của mình. Những người nói các câu tích cực về bản thân có tâm trạng rất tốt. Ngược lại, những người nghĩ về Sao Thổ, Orient Express và kim cương Hy Vọng th́ì lại rất tệ.
Được khích lệ bởi kết quả của Velten, các nhà tâm lý học khác nhanh chóng áp dụng quy trình này và ngày nay nó được dùng để tạo niềm vui cho những người tham gia thí nghiệm trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc đọc những câu đơn lẻ không phải là tất cả. Trong một nghiên cứu khác, Elaine Hatfield của Đại học Hawaii và đồng nghiệp của bà yêu cầu một nhóm người tham gia đọc một đoạn văn ngắn mô tả kịch bản, trong đó những người bạn của họ bất ngờ tổ chức bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời. Ngược lại, nhóm khác đọc một đoạn mô tả cách mà họ biết được một thành viên trong gia đình bị chẩn đoán mắc bệnh. Việc đọc hai đoạn văn khác nhau đã ảnh hưởng tới tâm trạng của những người tham gia, những người được nghe cảm nhận về khoảng thời gian hạnh phúc có tâm trạng tốt hơn nhiều so với những người nghe về bệnh tật trong gia đình. Việc yêu cầu người tham gia nói như thể họ đang trong tâm trạng tốt hoặc xấu có sức ảnh hưởng thực sự lên cảm xúc của họ.
Nguyên lý Như thể không chỉ bao gồm việc buộc khuôn mặt của bạn mỉm cười mà còn áp dụng cho gần như mọi khía cạnh trong cách cư xử hàng ngày của bạn, gồm cả cách bạn đi lại và những từ bạn nói.
Nhờ có sự khích lệ từ những khám phá này, các học giả nhanh chóng tìm kiếm những cách thức khác để sử dụng nguyên lý Như thế làm con người vui vẻ ngay lập tức.
Nói chuyện vui vẻ
Bạn có thể tự kể chuyện và làm mình hạnh phúc hơn? Hãy tìm hiểu bằng cách tiến hành hai bài tập sau.
Đầu tiên, bạn tự đọc to một trong những tuyên bố sau. cố gắng phát âm thuyết phục nhất có thể như thể bạn đang nói một cách tự nhiên những lời này với một người bạn. Không được làm vội vàng, mà hãy nói chậm rãi và dừng một chút trước khi chuyển sang câu tiếp theo. Ban đầu mọi người đều thấy việc này kỳ lạ, nhưng rồi sẽ nhanh chóng quen với nó.
1) Hôm nay tồi thấy mình cực kỳ khoẻ khoắn.
2) Tôi nghĩ rằng tôi có thể thành công trong nhiều việc.
3) Tôi vui vì hầu hết mọi người đều rất thân thiện với tôi.
4) Tôi biết rằng nếu tôi chú tâm vào thứ gì đó, nó sẽ thường trở nên tốt hơn.
5) Ngay bây giờ tôi đang cảm thấy rất hăng hái.
6) Hiện giờ tôi Như thể tràn đầy năng lượng và thích thú với những điều mình làm.
7) Hôm nay tôi cảm thấy làm việc rất hiệu quả.
8) Lúc này tôi rất lạc quan và hy vọng mình sẽ hoà hợp với những người tôi gặp.
9) Hôm nay tôi cảm thấy bản thân và thế giới rất tuyệt.
10) Lúc này, tôi cảm thấy đặc biệt sáng tạo và tháo vát.
11) Tôi chắc chắn rằng hầu hết bạn bè sẽ luôn bên tôi trong tương lai.
12) Tôi thấy cuộc đời mình được kiểm soát tốt.
13) Tôi có tâm trạng rất tuyệt và muốn ai đó chơi một bản nhạc tuyệt vời.
14) Tôi thích điều này và tôi thực sự cảm thấy mình tuyệt vời.
15) Cảm giác y như ngày đó khi tôi sẵn sàng tiến bước!
Bây giờ bạn cảm thấy thế nào? Đối với hầu hết mọi người, quá trình này làm tăng lên hạnh phúc.
Giờ hãy thử đọc to đoạn văn sau. Hãy cố gắng đọc các từ một cách tự nhiên và hào hứng. Tưởng tượng bạn đang nói chuyện qua điện thoại với một người bạn cũng sẽ có ích đấy. Hãy ứng biến linh hoạt và có thể thái độ tích cực của riêng bạn.
Đó là một ngày tuyệt vời. Ngày sinh nhật của tôi và bạn sẽ không biết được điều gì đã đến đâu. Lúc đầu, tôi được mời đến nhà một người bạn vào tối đó và khi tôi đến, cậu ta đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho tôi! Thật tuyệt. Gần như mọi người tôi biết đều ở đó và vài người còn rất cố gắng góp vui cho bữa tiệc nữa. Họ làm cho tôi một chiếc bánh sinh nhật, mua cho tôi những món quà và còn hát bài “Chúc mừng sinh nhật” nữa.
Tôi sẽ nhớ mãi ngày hôm đó và tôi thật may mắn vì có những người bạn như vậy.