Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ “Khám phá những ghi chép bí mật trong suốt hai mươi lăm năm công tác của đặc vụ John E Douglas tại Đơn vị Hỗ trợ Điều tra thuộc Cục Điều tra Liên bang (FBI), nơi ông sử dụng kiến thức tâm lý để đào sâu vào tâm trí của những kẻ giết người hàng loạt và bọn tội phạm khét tiếng nhất đất nước.
Với những tình tiết rùng rợn, Kẻ săn suy nghĩ đưa chúng ta trở lại hiện trường của một số vụ án khủng khiếp và đầy thách thức – những cơn ác mộng đen tối nhất trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng ta.
Trong sự nghiệp hai mươi lăm năm của mình tại Đơn vị Hỗ trợ Điều tra, đặc vụ John Douglas đã trở thành một nhân vật huyền thoại trong việc thực thi pháp luật, theo đuổi một số kẻ giết người hàng loạt khét tiếng và tàn bạo nhất thời đại chúng ta: gã đàn ông săn gái mại dâm, kẻ giết trẻ em ở Atlanta, kẻ giết người bên bờ sông Green River tại Seattle – một vụ án gần như khiến Douglas phải trả giá bằng cuộc đời mình.
Là hình mẫu cho Jack Crawford trong tiểu thuyết “Sự im lặng của bầy cừu”, Douglas đã đối đầu, phỏng vấn và nghiên cứu vô số kẻ giết người và sát thủ hàng loạt, bao gồm Charles Manson, Ted Bundy, và Ed Gein. Sử dụng tài năng kỳ lạ của mình để trở thành kẻ săn mồi và con mồi, Douglas kiểm tra hiện trường từng vụ án, làm sống lại hành động của cả kẻ giết người và cả, nạn nhân, vẽ ra chân dung của chúng, mô tả thói quen của chúng và dự đoán hành động tiếp theo của chúng.”
► Các sách này cũng hay lắm nè:
********
Cuốn sách “Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ” là một tác phẩm rất đáng đọc để hiểu rõ vai trò của một nhân viên FBI thuộc cơ quan Khoa học hành vi. Ngoài việc sử dụng các chứng cứ pháp y và bằng chứng từ hiện trường, suy đoán động cơ và phác hoạ bảng mô tả nhân dạng của kẻ phạm tội là một phương pháp giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với kẻ phạm tội. Cuốn sách cũng chia sẻ các biện pháp thương thuyết của đặc vụ Douglas, mang lại những kiến thức hữu ích không chỉ trong việc xác định danh tính tội phạm mà còn có thể áp dụng trong một số tình huống thương thuyết khác. Đây thực sự là một cuốn sách mà bạn nên đọc nếu muốn tìm hiểu về tâm lý tội phạm hoặc có nguyện vọng gia nhập FBI. Mặc dù có thể đã có một số thay đổi theo thời gian, nhưng những yếu tố cốt lõi cần có để trở thành một người thực thi tư pháp vẫn còn giữ giá trị.
Cuốn sách mang đến một cái nhìn khách quan về hành trình trở thành một chuyên viên xác định nhân dạng tội phạm trong FBI của tác giả. Nội dung của cuốn sách khám phá từ giai đoạn thanh thiếu niên của tác giả cho đến khi ông về hưu và trở thành giảng viên cũng như cố vấn cho học viện đào tạo. Để giúp bạn dễ dàng hình dung hơn, cuốn sách này bao gồm khoảng 60% là hồi ký cuộc đời của tác giả và 30% là các vụ án được ghi chép dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cuốn sách có thể đã trải qua quá trình kiểm duyệt và giản lược để bảo vệ tính “mật thư”, dẫn đến việc nội dung trở nên phức tạp và không rõ ràng. Đọc cuốn sách để trải nghiệm là điều khuyến khích, nhưng không nên sử dụng nó để nghiên cứu với mục đích trở thành một “chuyên gia”.
Cuốn sách trinh thám này khám phá vai trò quan trọng của nhóm phác hoạ chân dung kẻ tội phạm trong cơ quan đặc vụ FBI. Nhờ có họ, nhiều vụ án đáng sợ và trọng yếu đã được phá giải, giúp tìm ra mô hình của tội phạm. Ngoài ra, cuốn sách cũng tiết lộ nhiều phương pháp thẩm vấn, ép buộc hung thủ phải thú nhận tội, hoặc tiết lộ danh tính trước tòa.
********
Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ lấy bối cảnh ở nước Mỹ vào cuối những năm 70. Vào thời điểm ấy, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của những vụ giết người hàng loạt tăng nhanh đến chóng mặt Edmund Kemper, Jack the Ripper, Ted Bundy đều là những tên giết người hàng loạt máu lạnh và man rợn nổi tiếng trong lịch sử loài người. Chắc hẳn hầu hết các bạn ai cũng sẽ thấy ghê tởm và khinh bỉ chúng. Thế nhưng, đã bao giờ các bạn thắc mắc vì sao chúng lại làm vậy? Tâm thần, hay rối loạn nhân cách, hay đơn giản vì chúng… thích?
Hai đặc vụ FBI tên Holden Ford và Bill Tench đã bắt tay vào điều tra nguyên nhân dẫn đến hành vi của những kẻ ấy để có thể phá được những vụ án còn đang bỏ dở. Để làm được điều này, họ phải gặp mặt đối mặt với những tên tội phạm bị kết tội và trò chuyện với chúng. Muốn đi sâu được vào tâm trí của những kẻ này, họ đã phải lắng nghe những câu chuyện, những luồng suy nghĩ dị thường và có phần ghê tởm của chúng.
Điều mà mình rất thích ở Mindhunter đó chính là cuốn sách phác họa cho chúng ta thấy những bước phát triển đầu tiên của tâm lý tội phạm học, những bước dù bập bẹ và có phần chưa chính xác nhưng đã đặt nền móng cho cả một hệ thống nghiên cứu tội phạm hiện nay. Nhịp chuyện chậm nhưng rất biết cách kích thích người xem với những vụ án giết người dã man và những câu nói rùng mình của những tên giết người hàng loạt. Chính vì yếu tố này mà mình đánh giá Mindhunter là một trong những cuốn sách dark nhất mà mình từng đọc.
*******
Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ “kể” lại nhiều vụ án giết người có thật trên đất nước Mỹ và không có chi tiết nào được cho là dư thừa xuyên suốt 19 chương. Mỗi chi tiết nhỏ là một mảnh ghép của bức tranh tổng thể, cho người đọc cái nhìn sâu sắc nhất. Qua đó, Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ sẽ đưa độc giả trở lại hiện trường của những vụ án khủng khiếp và đầy thách thức ấy.
Đánh giá cá nhân:
Đầu tiên, mình thực sự ngạc nhiên về việc đã mất bao lâu để đọc xong Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ, cá nhân mình nghĩ rằng có thể lướt qua nó như một số tiểu thuyết khác, chỉ khoảng vài ba ngày. Nhưng không, đây chắc chắn là cuốn sách mà bạn cần phải thưởng thức từ từ, có quá nhiều chi tiết bí ẩn, bất ngờ mà người đọc cần tiếp thu và tập trung vào những gì mình đang đọc để đến được đích.
Điểm thứ hai, mình khá thích thú khi đọc lại một số vụ án trong Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ lần hai. Hoàn toàn bị thu hút bởi quá trình của John Douglas trong việc lập hồ sơ những kẻ giết người hàng loạt dựa trên quá khứ, tội ác và hành động của chúng, hay là suy nghĩ của Douglas về lý do tại sao không có nhiều “nữ giết người hàng loạt”. Trước khi Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ được xuất bản tại Việt nam, một số vụ án trong cuốn sách này đã được dựng thành phim (series phim truyền hình kinh dị tâm lý tội phạm cùng tên trên Netflix), song mình nhận thấy rằng có nhiều tình tiết, trường hợp được sách giải thích chuyên sâu so với trong chương trình, điều này ắt sẽ khiến người đọc cảm thấy thú vị hơn.
Không máu me, kinh dị nhưng một số vụ án như kẻ sát nhân sông Xanh, kẻ giết trẻ em ở Atlanta,… Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ khiến người đọc ám ảnh, rùng mình bởi không chỉ ở nước Mỹ xa xôi, ngay tại Việt Nam, nhiều kẻ ác vẫn đang hoành hành. Mỗi ngày báo chí, thời sự đều đưa các tin tức như cha giết con, chồng giết vợ, dì ghẻ giết con chồng, nạn ấu dâm, v.v.. Vậy điều gì đã khiến họ rơi vào vực thẳm của sự suy đồi? Do phim ảnh bạo lực? Do cách nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ? Hay vốn dĩ do bản tính ích kỷ của con người? Các nhà tâm lý học tội phạm nói chung và John Douglas nói riêng dành cả cuộc đời họ để tìm câu trả lời, vẽ lên chân dung và thậm chí sẵn sàng bước sâu vào thế giới tâm hồn đầy méo mó của những tên sát nhân tàn bạo. Những quá khứ bi thương, nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần hiện hiện lên qua từng lời kể. Đến khi nghe xong, nó để lại một vết sẹo mãi hiện hữu và hằn sâu trong tâm trí mỗi độc giả, khiến ta cứ ám ảnh mãi.
****
Cuốn này dày thực sự, 400+ trang, và trải nghiệm đọc nó cũng khá nhiều cung bậc cảm xúc lên xuống. Khi nhìn tựa đề sách bản Việt ” Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ”, mình đã nghĩ cuốn sách này sẽ tập trung nói về đơn vị điều tra về serial killers, cụ thể là đi sâu phân tích về các cụ án mạng nổi tiếng từ trước tới nay dưới góc nhìn của FBI. Nhưng đọc xong rồi mới hiểu, thì ra cuốn sách này chủ yếu là một cuốn autobiography của chính tác giả – John Douglas về hành trình của ông từ một nhân viên điều tra bình thường, sau đó được vào FBI và cuối cùng trở thành đầu não của Đơn vị hỗ trợ điều tra – mô tả nhân dạng của tổ chức FBI.
Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ được viết theo thứ tự thời gian từ lúc ông mới bước vào nghề, và các vụ án được ông kể trong sách có vẻ như chỉ để làm nền cho hành trình ông kể về sự nghiệp của mình thôi. Cho nên phần đầu khoảng 1/3 sách thì mình đọc thấy khá chán vì chưa có vụ án nào đặc sắc, và với tư cách là người duy nhất trong FBI chuyên về Phân tích tâm lí học tội phạm – chuyên viên mô tả nhân dạng tội phạm, ông chưa nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ và sự tin cậy từ nhiều người. Mình đọc mà bỏ lên bỏ xuống tận mấy lần mới ráng lết đọc tiếp được :v Mãi tới nửa cuốn sách, khi tổ của ông lớn mạnh dần, các vụ án với tình tiết nghiêm trọng tăng dần, cuốn sách mới bắt đầu bánh cuốn đọc không ngừng được luôn. Nhưng cuốn sách này căn bản không phải fiction, nên nếu đọc liền mạch thì sẽ rất mau ngán vì giọng văn tự thuật của tác giả không có gì thay đổi nhiều, recommend mọi người thấy chán thì nên ngưng đi đọc cái khác, sau đó hẵng quay lại đọc tiếp thì mới thấy được cái hay của cuốn sách.
Đọc xong cuốn Mindhunter: Kẻ Săn Suy Nghĩ này nhớ lại bộ series Mindhunter coi mấy năm trước, giờ mới có một cái nhìn rõ ràng hơn về bộ phim này, chắc hôm nào luyện lại quá :v Anh Holden Ford dựa trên hình tượng của tác giả John Douglas đẹp trai