Cuốn sách “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường” là một bản hùng ca về cuộc đời và sự nghiệp của Edward Thorp – một thiên tài toán học, nhà đầu tư huyền thoại và là người tiên phong trong lĩnh vực đầu tư định lượng.
Sách không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện thành công của Thorp mà còn đi sâu vào phân tích tư duy, phương pháp và chiến lược đầu tư của ông. Qua đó, người đọc có thể học hỏi được nhiều bài học giá trị về cách quản lý vốn, phương pháp đầu tư và tâm lý giao dịch – ba yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong đầu tư.
Điểm nổi bật của cuốn sách:
- Câu chuyện hấp dẫn: Cuốn sách dẫn dắt người đọc qua từng giai đoạn trong cuộc đời của Thorp, từ những ngày thơ ấu cho đến khi ông trở thành một nhà đầu tư huyền thoại.
- Bài học giá trị: Sách cung cấp cho người đọc nhiều bài học hữu ích về đầu tư, quản lý vốn và tâm lý giao dịch.
- Tư duy độc đáo: Cuốn sách giúp người đọc hiểu được tư duy phi thường của Thorp – tư duy đã giúp ông đánh bại mọi thị trường mà ông tham gia.
Nội dung nổi bật trong sách:
- Phương pháp đếm bài: Thorp đã phát minh ra phương pháp đếm bài giúp người chơi có thể đánh bại nhà cái trong các trò chơi casino. Phương pháp này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cờ bạc.
- Quỹ đầu tư định lượng: Thorp là người tiên phong trong lĩnh vực đầu tư định lượng. Ông đã áp dụng các phương pháp toán học và thống kê vào đầu tư tài chính để tạo ra lợi nhuận vượt trội.
- Tâm lý giao dịch: Cuốn sách cũng đề cập đến tầm quan trọng của tâm lý giao dịch trong đầu tư. Thorp luôn giữ cho mình một tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo và kỷ luật để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.
“Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường” là một cuốn sách ý nghĩa dành cho tất cả những ai quan tâm đến đầu tư tài chính. Cuốn sách không chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức và kỹ năng đầu tư cần thiết mà còn truyền cảm hứng cho họ theo đuổi đam mê và chinh phục thành công. Mời các bạn đón đọc Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường của tác giả Edward O. Thorp.
► Các sách này cũng hay lắm nè:
—
LỜI GIỚI THIỆU
Đây là câu chuyện về cuộc hành trình cá nhân của tôi qua những thế giới khoa học, cờ bạc và thị trường chứng khoán. Đó là về cách tôi quản lý rủi ro và gặt hái phần thưởng ở Las Vegas, phố Wall và cuộc sống.
Cuốn sách đầu tiên của tôi mang tên Beat the Dealer (tạm dịch là Đánh bại nhà cái, xuất bản vào năm 1962, tái bản và bổ sung vào năm 1966), làm nên cuộc cách mạng ở trò chơi blackjack tại sòng bạc nhờ giới thiệu hệ thống chiến thắng hợp lệ đầu tiên cho một trò chơi cá cược. Dựa trên quy tắc toán học và tính toán máy tính, cuốn sách gieo mầm cho hàng trăm nghìn tay đếm bài tương lai tại các cơ sở đánh bạc, kích hoạt những thay đổi không thành công ở các quy tắc và cuộc tranh đấu mê say giữa người chơi và sòng bạc cho đến ngày nay.
Tôi cũng tìm cách đánh bại các trò chơi cá cược khác. Tôi kết hợp cùng Claude Shannon là cha đẻ của lý thuyết thông tin, phát minh ra thiết bị mang trên người đầu tiên vào năm 1961 nhằm lắp đặt hệ thống vật lý có chức năng dự đoán những con số trong trò roulette. Cuối cùng, cả một ngành công nghiệp sòng bạc hoảng loạn đã nhờ cậy cơ quan lập pháp Nevada nghiêm cấm tất cả các thiết bị như vậy. Việc phát minh hệ thống đếm bài khác cho baccarat của tôi buộc các sòng bạc ở Las Vegas phải loại bốn cửa phụ ra khỏi bố trí của bàn chơi.
Hệ thống định lượng đầu tiên khai thác chứng quyền (warrant) và bảo đảm có thể chuyển đổi (convertible hedging) được trình bày trong cuốn Beat the Market (xuất bản năm 1967, Random House) là phát súng mở đầu trong cuộc cách mạng chứng khoán phái sinh trên phố Wall. Đây là quyển sách tôi đồng sáng tác (cùng Sheen T.Kassouf). Vào năm 1969, tôi sử dụng những ý tưởng này để bắt đầu quỹ đầu tư định lượng thành công đầu tiên mang tên Princeton Newport Partners. Đi sâu vào quyền chọn, chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi và các chứng khoán phái sinh khác, đây là tiền bối cho lớp nhà khoa học tên lửa và quân đoàn tiến sĩ gia nhập phố Wall. Họ ứng dụng toán học, thống kê, kinh tế lượng và công nghệ đồng nhất (technology ubiquitous) trong việc phát triển những sản phẩm đầu tư mới và quản lý tài sản.
A Man for All Markets – Người đàn ông đánh bại mọi thị trường cho bạn thấy cách tư duy của tôi về cá cược, đầu tư, rủi ro, quản lý tiền, và xây dựng sự giàu có. Dọc hành trình, bạn sẽ gặp những nhân vật thú vị từ tay đếm bài blackjack đến chuyên gia đầu tư, từ ngôi sao màn bạc đến người đoạt giải Nobel. Rồi bạn sẽ tìm hiểu về quyền chọn và các chứng khoán phái sinh khác, các quỹ phòng hộ, và lý do tại sao một cách thức tiếp cận đầu tư đơn giản lại đánh bại hầu hết các nhà đầu tư trong dài hạn kể cả chuyên gia đi chăng nữa.
Dù hiện nay, lý thuyết và thực hành của những trò chơi cá cược và đầu tư thường nặng về mặt toán học, ở đây tôi viết cho mọi tầng lớp độc giả nói chung. Quyển sách sẽ bao hàm những công thức số học cơ bản vừa đủ để hiểu và áp dụng các khái niệm.
Trong quá trình phân tích các trò chơi cá cược và quan trọng hơn là cuộc cách mạng định lượng đối với lý thuyết và thực hành đầu tư các công cụ tài chính, tôi hy vọng tài khoản của mình sẽ cung cấp một quan điểm độc đáo và làm giàu thêm cách tiếp cận đầu tư của bạn.
Trên hết, tôi hy vọng bạn thích hành trình này.
—
Chương 1: YÊU THÍCH VIỆC HỌC HỎI
KÝ ỨC ĐẦU ĐỜI CỦA TÔI là đứng cùng bố mẹ ngoài thềm cửa trên những bậc gỗ mòn cũ và bụi bặm nhất. Đó là một ngày ảm đạm ở Chicago vào tháng 12 năm 1934, khi tôi được hai tuổi bốn tháng. Trời giá rét, ngay cả khi tôi được trang bị nguyên cây đồ mùa đông – chiếc quần ấm và áo khoác có mũ trùm đầu. Khô khốc và trụi lá, những cái cây khẳng khiu trên mặt đất phủ đầy tuyết. Từ trong nhà, một người phụ nữ nói chuyện với bố mẹ tôi, “Không được, chúng tôi không cho gia đình có trẻ con thuê.” Gương mặt họ chùng xuống rồi họ quay đi. Tôi đã làm gì sai? Tại sao tôi lại là vấn đề? Hình ảnh này từ sâu thẳm cuộc Đại khủng hoảng đeo bám tôi suốt cuộc đời.
Tôi cũng nhớ lại cảnh lúc tôi 2,5 tuổi, và được ẵm đến vị bác sĩ gia
đình quý hóa của chúng tôi, ông Dailey. Bố mẹ tôi thấp thỏm lo âu vì tôi
không nói được một từ nào. Điều gì sai? Ông bác sĩ mỉm cười và yêu cầu
tôi chỉ vào quả bóng trên bàn làm việc. Tôi làm theo, và ông ấy bảo tôi nhặt cây bút chì. Sau khi tôi hoàn thành xong công việc này và thêm vài nhiệm vụ nữa, ông trấn an, “Đừng lo lắng, cậu bé sẽ nói khi nó sẵn sàng.” Chúng tôi rời đi, bố mẹ tôi thực sự đã bớt căng thẳng và bối rối.
Sau đó, chiến dịch giúp tôi nói chuyện được tăng cường. Khoảng độ sinh nhật ba tuổi của tôi, mẹ và hai người bạn của bà, dì Charlotte và Estelle, đưa tôi theo cùng tới cửa hàng bách hóa nổi tiếng của Chicago, Montgomery. Khi chúng tôi ngồi trên băng ghế gần thang máy, hai người phụ nữ và một người đàn ông bước ra. Dì Charlotte, cố mớm lời để tôi mở miệng, dì hỏi “Những người đó đi đâu rồi?” Tôi đáp rành mạch từng chữ một, “Người đàn ông sẽ mua sắm vài thứ và hai người phụ nữ vào phòng tắm để đi tè”. Hai dì Charlotte và Estelle đỏ cả mặt khi đề cập đến chuyện đi tè. Tôi còn quá nhỏ để hiểu ngại ngùng là thế nào, tôi thấy sự khác thường nhưng không hiểu tại sao họ phản ứng như vậy. Tôi cũng bối rối bởi cảm giác mình đã gây ra sự ngạc nhiên cho mọi người khi chuyển đổi đột ngột từ trạng thái câm lặng sang trạng thái bắt đâu nói được.
Từ đó, tôi hầu như nói chuyện nguyên cả câu hoàn chỉnh, thỏa lòng bố mẹ tôi và bạn bè của họ, những người cố hút tôi vào câu hỏi và thường nhận lại những câu trả lời đầy bất ngờ.
Bố tôi bắt đầu lên kế hoạch để xem những gì tôi có thể học. Sinh ra ở Iowa vào năm 1898, bố của tôi, Oakley Glenn Thorp, là con thứ, cùng người anh trai hơn hai tuổi và cô em gái kém hai tuổi. Khi ông lên sáu thì gia đình tan vỡ. Ông nội tôi đã đưa bố và anh trai của ông đến định cư ở tiểu bang Washington. Mẹ và chị ông vẫn ở lại Iowa. Năm 1915, ông tôi mất vì bệnh cúm, ba năm trước khi đại dịch cúm hoành hành vào giai đoạn 1918-1919, đã giết chết khoảng 20 đến 40 triệu người dân trên toàn thế giới. Hai cậu bé sống với chú đến năm 1917. Sau đó cha tôi, ở tuổi 18, lên đường sang Pháp tham gia Thế chiến thứ nhất, nằm trong Lực lượng Viễn chinh Mỹ. Ông đã chiến đấu với bộ binh trong các chiến hào, từ một binh nhì leo lên trung sĩ, và được trao giải Sao Đóng, Sao Bạc và hai Trái tim Tím (Purple Hearts) cho sự anh dũng tại mặt trận Château-Thierry, Belleau Wood và Chiến trận sông Marne. Khi còn rất nhỏ, tôi nhớ đã ngồi trên đùi bố vào một buổi chiều ẩm thấp, lần mò vết sẹo từ mảnh bom còn hằn trên ngực ông và những nhát cắt nhỏ ở mấy đầu ngón tay.
Chiến tranh kết thúc, sau khi giải ngũ khỏi quân đội, cha tôi đăng kí học tại Oklahoma A&M. Ông đã theo học được khoảng một năm rưỡi trước khi phải từ bỏ vì không đủ học phí, nhưng niềm khao khát và quý trọng học thức của ông luôn âm ỉ và ăn sâu vào chúng tôi, cùng với hy vọng thầm lặng rằng tôi sẽ đạt được thành công vẻ vang hơn ông nhiều lần. Cảm nhận được điều này nên tôi đã đón nhận những nỗ lực mà ông dạy dỗ tôi với ước mong chúng sẽ mang bố con tôi gắn bó với nhau hơn.
Ngay khi tôi bắt đầu biết nói, ông cho tôi làm quen với các con số.
Tôi nhanh chóng đếm được từ 1 đến 100, rồi đến 1000. Tiếp theo, tôi học cách tăng đơn vị bất kỳ số nào bằng cách cộng thêm một để được số tiếp theo, có nghĩa là tôi có thể đếm mãi mãi nếu tôi chỉ biết mặt số. Tôi sớm học cách đếm đến hàng triệu. Người lớn dường như nghĩ rằng đây là một con số to bự nên tôi ngồi xuống nhẩm đếm vào một buổi sáng. Tôi biết rồi thì mình cũng có thể đến đích nhưng tôi không biết phải mất bao lâu. Bắt tay vào, tôi chọn một cuốn catalog của Sears với kích thước như một cuốn danh bạ điện thoại lớn của thành phố vì có vẻ nó có nhiều thứ để đếm nhất. Các trang lấp đầy hình ảnh các mặt hàng với chữ cái A, B, c…, mà tôi nhớ chúng xuất hiện dưới dạng chữ đen trong vòng tròn màu trắng. Tôi bắt đầu từ đầu trang catalog và đếm tất cả các chữ cái được khoanh tròn, một đơn vị cho mỗi mục, từ trang này đến trang khác. Sau vài giờ tôi ngủ thiếp đi khi cán mốc khoảng 32.576. Mẹ tôi kể lại khi tỉnh giấc, tôi tiếp tục với “32.577…”
Một đặc điểm cho thấy vào khoảng thời gian này tôi có xu hướng không chấp nhận bất cứ điêu gì được khuyên bảo cho đến khi chính tôi kiểm nghiệm nó. Điều này đã dẫn đến những hậu quả. Khi tôi ba tuổi, mẹ tôi bảo tôi đừng đụng vào bếp lò đang nóng vì nó sẽ làm tôi bỏng. Tôi đã đưa ngón tay của mình lại gần để cảm nhận được hơi nóng, sau đó ấn tay vào bếp. Kết quả là tôi bị bỏng. Và chuyện đó đã không bao giờ lặp lại. Một lần khác, tôi nhận cảnh báo rằng trứng tươi sẽ vỡ nếu chúng bị nứt nhẹ dù là một chút. Tò mò về ý nghĩa của “một chút”, tôi chậm rãi dồn sức lên quả trứng cho đến khi nó nứt, rồi tập tành với một quả khác, chỉ dừng ngay khi nó sắp vỡ, để xem thử dự liệu của tôi đến đâu. Ngay từ ban đầu, tôi yêu thích việc học hỏi thông qua thí nghiệm và khám phá cách thế giới tôi sống vận hành.
Sau khi dạy tôi đếm, dự án tiếp theo của bố dành cho tôi là đọc. Chúng tôi bắt đầu với See Spot, See Sport Run và See Jane. Tôi bối rối và lạc hướng trong vài ngày; sau đó tôi nhận thấy các nhóm chữ cái đại diện cho những từ chúng ta nói. Trong vài tuần tiếp theo, tôi đã ngốn sạch những cuốn sách đơn giản dành cho người mới bắt đầu và phát triển một lượng từ vựng nhỏ. Bây giờ nó trở nên thú vị. Tôi thấy chữ in ở khắp mọi nơi và nhận thấy nếu tôi có thể tìm ra cách phát âm, tôi có thể nhận mặt chữ và biết nghĩa của chúng. Phát âm đến một cách tự nhiên, và tôi học cách đọc vang tiếng để câu chữ được rành rọt. Tiếp theo là quá trình đảo ngược – nghe từ và đọc các chữ cái cấu thành từ đó – đánh vần. Khi lên năm, tôi đọc ở cấp độ của một đứa trẻ mười tuổi, nuốt chửng tất cả những gì tôi có thể tìm thấy.
Nhịp sống gia đình chúng tôi cũng thay đổi sau đó, với sự ra đời của em trai tôi. Cha tôi, may mắn có được việc làm giữa cuộc Đại suy thoái, làm việc thêm giờ để hỗ trợ gia đình. Mẹ tôi hoàn toàn bận bịu với em bé mới sinh và thậm chí còn dồn tâm lực vào em hơn nữa khi sáu tháng tuổi, em trai tôi bị viêm phổi suýt chết. Điều này khiến tôi tự do sống với bản năng của mình hơn và đáp lại bằng cách khám phá những thế giới vô tận, cả thực tại và tưởng tượng, được tìm thấy trong những cuốn sách mà cha cho tôi.
Trong vài năm tiếp theo tôi đọc những quyển sách như Gulliver phiêu lưu ký, Đảo giấu vàng (Treasure Island), và Stanley và Livingstone ở châu Phi. Sau cuộc truy tìm tám tháng gian nan và nguy hiểm, Stanley, người Châu Âu duy nhất tại Trung Phi, tìm thấy mỏ đá của mình. Tôi thực sự rùng mình trước lối nói giảm nhẹ lạ thường của ông: “Tiến sĩ Livingstone”, tôi giả sử, và tôi bàn về sự hùng vĩ của Thác Victoria trên sông Zambezi với cha tôi, người bảo đảm với tôi rằng họ đã vượt Thác Niagara của chúng tôi.
Gulliver du ký là một niềm yêu thích đặc biệt, với Lilliputian nhỏ bé, những người Brobdingnagian khổng lồ, những chú ngựa biết nói, và cuối cùng là một Laputa bí ẩn, một hòn đảo bay trên bầu trời nhờ sự hỗ trợ bởi các lực hấp dẫn. Tôi hào hứng với những hình ảnh sinh động mình tạo dựng trong tâm trí và những ý tưởng diệu kỳ thúc đẩy tôi tưởng tượng những điều kỳ diệu khác có thể xảy ra. Ở thời điểm đó, tôi không hiểu roxmacj cho bao công lao giải thích của bố tôi
Từ câu chuyện của tác giả Malory – King Arthur and the knights of the Round Table, tôi đã học về anh hùng và ác nhân, lãng mạn, công lý và báo ứng. Tôi ngưỡng mộ những vị anh hùng, qua khả năng phi thường và tài thao lược, đã đạt được những điều vĩ đại. Với tính cách hướng nội và thích suy tư, có lẽ tôi đã lấy đó làm cảm hứng soi rọi vào tương lai, bằng cách sử dụng trí óc của mình để vượt qua những rào cản thách thức trí tuệ, thay vì dùng thân thể để chiến đấu. Cuốn sách giúp thiết lập các giá trị cuộc đời về tính công bằng, sân chơi bình đẳng cho mọi người, và đối xử với kẻ khác như thể cách bản thân mong muốn được đối xử.
Những lời nói và những cuộc phiêu lưu phần lớn nằm trong đầu tôi; tôi không thực sự được cùng ai đó thảo luận về chúng, ngoại trừ đôi khi với người bố đã mệt rã sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần. Điều này dẫn đến cách phát âm độc đáo. Ví dụ, trong vài năm, tôi nghĩ misled (miss- LED) được phát âm thành MYE-zzled, và trong nhiều năm sau khi tôi nhìn thấy từ này trên mặt báo tôi sẽ khựng lại một nhịp vì tôi phải ngẫm trong đầu chuyện sửa phát âm của mình.
Khi tôi đang đọc hoặc chỉ suy nghĩ, tôi tập trung cao độ đến mức đánh mất tất cả nhận thức về môi trường xung quanh. Mẹ tôi gọi, tôi không hề phản ứng lại. Chắc mẩm tôi cố tình làm lơ bà, tiếng gọi to dần biến thành tiếng hét, sau đó mẹ sẽ mang gương mặt phẫn nộ đến ngay trước mặt tôi. Chỉ khi bà xuất hiện trong tầm mắt thì tôi mái hoàn hồn. Bà từng có một thời gian khó nhọc để quyết định xem con trai mình bướng bỉnh và hành xử lỗ mãng hay thực sự không nhận thức được thế giới xung quanh như lời nó khẳng định.
Mặc dù chúng tôi nghèo, bố mẹ tôi đề cao giá trị của những cuốn sách và gắng mua nó cho tôi khi có dịp. Bố tôi đưa ra nhiều lựa chọn thách thức. Kết quả là giai đoạn 5 – 7 tuổi, tôi mang theo bên mình những cuốn sách dành cho người lớn khiến cho những người xa lạ luôn ngờ vực liệu tôi có thực sự biết trong những cuốn sách đó viết gì không. Vì lẽ đó một người đàn ông đã cho tôi bài kiểm tra và khiến tôi lúng túng.
Bố mẹ tôi bắt đầu kết thân với gia đình Kesters, họ sống trên một trang trại ở Crete, tiểu bang Illinois, cách nhà tôi khoảng 45 dặm. Họ mời chúng tôi ra ngoài hai tuần trong mỗi đợt hè, bắt đầu từ năm 1937 khi tôi bước sang năm tuổi. Đó là những ngày đặc biệt và cũng là thứ tôi mong đợi nhất trong năm. Đối với một cậu bé thành thị ở vùng ngoại ô Chicago, thật thú vị làm sao khi xem nhện nước lướt từ từ trên bề mặt con lạch nhỏ, chơi trò trốn tìm ở những cánh đồng ngô cao vút, bắt bướm và ép khô chúng rồi gắn lên bảng, và cuốc bộ qua những cánh đồng, giữa những cây dương và vườn cây ăn quả. Người con trai lớn nhất của gia đình Kesters, anh Marvin vạm vỡ tuổi đôi mươi, sẽ đặt tôi lên trên vai và đi vòng vòng. Mẹ tôi, cùng với những phụ nữ trong gia đình, Edna Mae – chị gái xinh xắn của anh Marvin, mẹ của họ và cô May – cô của họ, sẽ đóng hộp rất nhiều trái cây và rau củ. Ở tầng hầm nhà chúng tôi, bố đã đóng sẵn giá đựng cho những hũ ngô, đào và mơ mà chúng tôi mang về.
Tiếp đến, các lớp thạch trái cây, mứt, và bảo quản trong hũ thủy tinh với một lớp parafin trên bề mặt. Món ăn dồi dào này sẽ giúp chúng tôi gặt hái thành công trong năm tới.
Bố tôi phụ giúp Marvin và bố của anh ấy là lão già Kester những công việc ở trang trại, và đôi khi dắt tôi theo cùng. Vào một buổi chiều nắng ấm trong quãng thời gian hai tuần tại nơi này, bố đưa tôi đi mua dụng cụ ở cửa hàng địa phương. Lúc đó tôi vừa tròn sáu tuổi, cao và gầy với mái tóc gợn sóng màu nâu, hơi rám nắng, mặc chiếc quần ngắn cũn, để lộ mắt cá chân và đôi giày quần vợt có dây buộc bị sổ chỉ. Tôi cầm theo cuốn Child’s History of England của Charles Dickens.
Charles John Huffam Dickens là một nhà văn vĩ đại của Anh với nhiều tác phẩm kinh điển trong lịch sử văn học thế giới cũng là tác giả trường phái hiện thực lớn nhất của nước Anh thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông chủ yếu dành cho thiếu nhi và mang tính chất hiện thực – chú thích của người dịch.
Một người lạ đang nói chuyện với bố tôi, chắc mẩm quyển sách nặng nề viết cho trình độ lớp mười, ông ta nhún vai rồi bảo bố tôi: “Thằng bé không thể đọc cuốn sách này.” Cha tôi trả lời tự hào, “Thẳng bé đọc sách rồi đấy. Hãy hỏi nó một câu và anh sẽ thấy.”
Với điệu cười thách thức người đàn ông đó tiếp lời, “Được rồi, cậu bé, hãy đọc tên tất cả các vị vua và nữ hoàng Anh Quốc theo trình tự thời gian và cho ta biết số năm họ cai trị’’ Mặt bố tôi sạm đi, nhưng với tôi điều này dường như chỉ là một yêu cầu thông thường khác. Tôi lùng sục trong bộ nhớ của mình xem những thông tin có lưu ở đấy không.
Tôi ngẫm và sau đó thuật lại, “Alfred Đại đế, bắt đầu trị vì năm 871, kết thúc năm 901, Ed-ward the Elder, bắt đầu trị vì năm 901, kết thúc 925,”… danh sách kéo dài khoảng 50 người cai trị và dừng lại ở “Victoria, bắt đầu trị vì năm 1837 và nó không nói khi nào bà thoái vị”, nụ cười của người đàn ông tắt ngấm từ lâu. Ông lẳng lặng đưa tôi cuốn sách. Đôi mắt bố tôi thì sáng ngời lên.
Bố tôi là một người đàn ông u sầu và cô đơn, ông không biểu lộ cảm xúc của mình và cũng hiếm khi ôm ấp chúng tôi, nhưng tôi yêu ông ấy. Tôi cảm thấy người lạ kia đang biên tôi thành cục tạ kéo tinh thần bố tôi xuống và tôi nhận ra mình đã ngăn cho sự việc này tiếp diễn. Mỗi khi tôi nhớ về niềm hạnh phúc của bố mình vào lúc đấy, nguồn cảm xúc tự hào của tôi luôn không ngừng tuôn chảy.
Trí nhớ phi thường về thời thơ ấu của tôi còn mãi đến khi tôi lên chín mười tuổi, sau đó nhạt dần thành ký ức, nó giúp ích nhiều cho những thứ tôi quan tâm và với những ngoại lệ, nhưng không ấn tượng đặc biệt với thứ khác. Tôi vẫn còn nhớ những thông tin từ thời điểm này như số điện thoại của tôi (hạt Lackawanna 1123) và địa chỉ (3627 North Oriole, 7600 W, 3600 N) Ở Chicago và dân số bảy chữ số của Chicago (3.376.438), được trích dẫn trong bản đồ năm 1930 của Rand McNally Atlas và Gazetteer vẫn còn nằm trên giá sách của tôi.
Rand McNally là một công ty xuất bản và công nghệ Mỹ cung cấp bản đồ, phần mềm và phần cứng cho các thị trường điện tử tiêu dùng, giao thông thương mại và giáo dục – chú thích của người dịch.
Trong khoảng thời gian từ ba đến năm tuổi, tôi đã học cộng, trừ, nhân chia con số ở bất kỳ đơn vị nào. Tôi cũng đã học phiên bản Mỹ của các tiếp đầu ngữ, hàng triệu, tỷ, nghìn tỷ… cho đến mười lũy thừa sáu mươi (1060). Tôi nhận thấy mình có thể thêm các dãy số một cách nhanh chóng khi nhìn hoặc nghe chúng. Một ngày nọ, lúc lên năm hay sáu tuổi, tôi ở trong cửa hàng tạp hóa gần nhà với mẹ và nghe thấy người chủ báo giá hóa đơn cho khách hàng trên bàn tính. Khi ông báo kết quả tôi bảo sai và đưa cho ông con số của mình. Ông ta cười sảng khoái, cộng lại dãy số và thấy tôi đúng. Để khen ngợi tôi, ông đã thưởng cho một cây kem ốc quế. Sau đó mỗi khi có dịp ghé ngang cửa hàng, tôi đều kiểm tra phép tính của ông ấy. Trong những lần hiếm hoi chúng tôi không đồng tình, tôi thường đúng và lại được thưởng một cây kem ốc quế khác.
Bố tôi dạy tôi cách tính căn bậc hai của một con số. Tôi học và viết ra bằng bút chì và giấy cũng như nhẩm tính câu trả lời trong đầu. Sau đó, tôi học tính căn bậc ba.
Trước khi xuất hiện ghi chép vào sách vở, tri thức loài người được ghi nhớ và truyền dạy các thế hệ sau bằng lời kể; nhưng khi kỹ năng này không cần thiết, nó đã bị suy giảm. Tương tự như vậy, trong thời đại của chúng ta với sự phổ biến của máy tính và máy tính cẩm tay, khả năng tính nhẩm phần lớn đã biến mất. Tuy nhiên, một người học công thức số học ở trường có thể học nhẩm tính một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.
Kỹ năng này, đặc biệt đối với nhẩm tính gần đúng, vẫn còn nguyên giá trị, cụ thể là để đánh giá các tuyên bố định lượng mà ta đối mặt liên tục. Ví dụ, khi nghe tin tức kinh doanh trên đường đến văn phòng vào một sáng nọ, tôi nghe phóng viên nói: “Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones [DJIA] giảm chín điểm xuống còn 11.075 điểm vì lo ngại về thông tin tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát”. Tôi nhẩm tính chỉ số DJIA điển hình (một sai lệch chuẩn) bắt đầu thay đổi từ phiên đóng cửa trước, một giờ sau khi mở cửa, vào khoảng 0,6% hay khoảng 66 điểm. Khả năng chuyển dịch “ít nhất” chín điểm như tường thuật từ phóng viên hay nhỏ hơn một phần bảy số này (66 điểm), là khoảng 90%, do đó động thái trên thị trường (trái ngược với báo cáo) rất yên ổn và hầu như không cho thấy bất kỳ phản ứng sợ hãi nào. Không có gì phải lo lắng. Phép tính đơn giản cho phép tôi phân tách sự cường điệu khỏi thực tế đang diễn ra trên thị trường.
Một lần khác, một nhà quản lý quỹ tương hỗ (mutualfund manager) nổi tiếng và được trọng vọng cho biết, kể từ khi Warren Buffett tiếp quản Berkshire Hathaway khiến lợi nhuận sau thuế của công ty đạt lãi kép 23- 24% mỗi năm. Sau đó ông nói, “Những con số này sẽ không thể đạt được trong 10 năm tới vì như thế ông ta sẽ sở hữu cả thế giới”. Tôi nhanh chóng nhận ra nhận định này đã bị phóng đại hoặc tính sai. Một phép nhẩm tính nhanh cho thấy 1 đô la tăng trưởng trong vòng 10 năm với lãi kép 24% một năm cho tôi kết quả nhỉnh hơn 8 đô la (máy tính cho ra con số 8,59 đô la). Vì lúc này, Berkshire đã có vốn hóa khoảng 100 tỷ đô la, tỷ lệ tăng trưởng này sẽ đưa giá trị vốn hóa của công ty chạm mức 859 tỷ đô la. Con số này cách xa ước đoán của tôi là 400 nghìn tỷ đô la cho tổng giá trị thị trường hiện tại của thị trường chứng khoán thế giới.
Tức là Buffett sau mười năm nếu có 859 tỉ USD với lãi kép 24%/năm thì cũng không sở hữu cả thế giới như tay giám đốc quản lý quỹ hỗ tương đã nói – chú thích của người dịch.
Ý niệm về một giá trị thị trường cho cả thế giới làm tôi nhớ tới một dấu hiệu trên cửa văn phòng Khoa Vật lý Đại học California-Irvine. Đó là: “hỡi người dân trái đất, ta là Thượng đế. Các ngươi có 30 ngày rời bỏ trái đất. Ta có một người muốn mua cả trái đất này.”
Ngay sau khi lên năm tuổi, tôi bắt đầu đi học mẫu giáo ở Dever Grammar School, tây bắc Chicago. Khi đi học, tôi thấy không hiểu vì sao mọi thứ chúng tôi được yêu cầu đều dễ dàng đến vậy. Một ngày nọ giáo viên của chúng tôi giao cho cả lớp những tờ giấy trắng tinh và bảo chúng tôi vẽ một bản phác thảo con ngựa từ bức tranh cô cho. Tôi chấm những điểm nhỏ lên bức tranh và dùng thước để đo khoảng cách từ điểm này đến điểm tiếp theo. Sau đó, tôi sao chép các điểm chấm lên trên tờ giấy của mình, sử dụng thước đo để khoảng cách giữa chúng giống như trong bức tranh và dùng mắt thường ước lượng góc cạnh sao cho phù hợp. Tiếp theo, tôi kết nối những điểm mới thật trơn tru, nối các đường cong khéo léo nhất có thể. Kết quả là một bản phác thảo giống với bức tranh ban đầu.
Bố đã dạy cho tôi phương pháp này và cả cách sử dụng nó để vẽ một hình được phóng to hay thu nhỏ. Ví dụ, để kích thước to gấp đôi, chỉ cần gấp đôi khoảng cách giữa các dấu chấm trên bức vẽ ban đầu, giữ nguyên vị trí tương đối giữa các góc khi đặt các dấu chấm mới. Để nhân ba lần kích thước, nhân khoảng cách giữa các điểm chấm lên ba lần,… Tôi gọi những đứa trẻ kia lại, cho chúng thấy thành quả của mình và cách làm cụ thể, và chúng bắt đầu làm theo. Tất cả chúng tôi nộp lại bản sao nhờ áp dụng phương pháp của tôi thay vì phải phác tay như giáo viên mong đợi, và cô ấy không vui.
Vài ngày sau, khi giáo viên phải rời phòng trong vài phút. Chúng tôi được yêu cầu tự chơi đùa với vài khối gỗ rỗng khổng lồ (đối với chúng tôi) có kích thước bằng bàn chân. Tôi chắc mẩm sẽ hay ho khi xây dựng một bức tường thành vĩ đại vì vậy tôi tụ họp những đứa trẻ khác và chúng tôi nhanh tay xếp thành một bậc thang lớn từ những khối gỗ. Thật không may, dự án của tôi hoàn toàn bị “chết từ trong trứng” khi cô giáo đã quay lại lớp học.
Giọt nước làm tràn ly là vài ngày sau đó, khi tôi ngồi lên một trong những chiếc ghế nhỏ ở trường dành cho trẻ năm tuổi và phát hiện ra một trong hai thanh chống lưng đã bị gãy. Một mảnh vỡ sắc nhọn rơi trên chỗ ngồi do bị tách ra từ phần còn lại của thanh chống, vì vậy toàn bộ phần lưng bầy giờ chỉ được hỗ trợ một cách yếu ớt bởi thanh còn lại. Nguy hiểm ngay trước mắt và cần hành động gì đó. Tôi tìm thấy một cái cưa nhỏ và lặng lẽ cắt phăng hai thanh chống để chúng ngang bằng với mặt ghế, gọn gàng biến nó thành một cái ghế đầu hoàn hảo. Lúc này, giáo viên đưa tôi đến phòng hiệu trưởng và cha mẹ tôi đã được mời tham dự một cuộc họp nghiêm trọng.
Ngài Hiệu trưởng phỏng vấn tôi và ngay lập tức đề nghị tôi được chuyển lên lớp một. Sau vài ngày trong lớp học mới của mình, tôi thấy được một điều rõ ràng rằng bài học ở đó cũng quá ư dễ dàng. Tôi phải làm gì đây? Một cuộc họp phụ huynh và giáo viên nữa lại diễn ra. Hiệu trưởng đề nghị cho tôi nhảy cóc bậc học lần nữa lên lớp hai. Nhưng tôi thì mới vừa đủ tuổi cho lớp mẫu giáo: Trung bình tôi nhỏ hơn 1,5 tuổi so với các bạn học lớp một của mình. Bố mẹ tôi đã cảm thấy bỏ qua một bậc nữa sẽ khiến tôi gặp bất lợi về mặt xã hội, cảm xúc và thể chất. Nhìn lại mười hai năm học trước khi vào đại học, tôi thuộc vào nhóm thấp bé nhất và luôn là người nhỏ tuổi nhất trong lớp của mình, tôi nghĩ rằng họ đã đúng.
Gia đình chúng tôi luôn phải sống chật vật với đồng lương ít ỏi của bố tôi vào thời kì khủng hoảng, nên việc theo học tại một trường tư thục cấp tiến không bao giờ là một lựa chọn của bố tôi dành cho tôi. Chúng tôi đã rất may mắn vì ông tìm được công việc làm nhân viên bảo vệ ở ngân hàng Harris Trust và Savings. Huy chương chiến trận của ông trong Thế chiến thứ nhất có lẽ đã mang lại lợi thế cho ông có công việc đó.
Cuộc suy thoái len lỏi từng ngóc ngách trong cuộc sống chúng tôi. Chi tiêu hạn hẹp trong đồng lương 25 đô la một tuần, chúng tôi không bao giờ phí phạm thức ăn, và chúng tôi mặc quần áo của mình cho đến khi chúng rách bươm. Những món đồ được tôi coi như báu vật là máy đánh chữ Smith Corona mà bố tôi giành được trong một cuộc thi viết và ống nhòm quân đội ông sử dụng trong Thế chiến thứ nhất. Cả hai thứ trở thành một phần trong bộ SƯU tập tài sản nhỏ bé của tôi và theo tôi suốt 30 năm tiếp theo. Trong quãng đời còn lại của mình, tôi luôn gặp những người sống sót qua thời kỳ suy thoái, những người vẫn tiếp tục ăn dè tiết kiệm, dù việc này không còn hợp lý và có xu hướng không hiệu quả về mặt kinh tế – tài chính.