Cuốn sách “Nụ Hôn Lạnh Lẽo” bắt đầu với cảnh sát Amelia Sachs đang trong cuộc truy đuổi kẻ giết người trong một cửa hàng bách hóa ở Brooklyn. Trong quá trình đuổi theo, cô phải giúp đỡ một người đàn ông gặp sự cố với thang máy, khiến cho kẻ giết người có cơ hội trốn thoát.
Sự tình cờ này đưa thám tử pháp y Lincoln Rhyme và đồng đội Amelia Sachs vào cuộc điều tra một loạt vụ án giết người. Họ phải đối mặt với một kẻ giết người tài ba, biến những vật dụng hàng ngày thành vũ khí tàn độc.
Trong khi số lượng nạn nhân tăng lên, Sachs và Rhyme phải nhanh chóng tìm ra danh tính của kẻ sát nhân và giải mã bí mật đằng sau “Nụ Hôn Lạnh Lẽo”. Cuốn sách này mang đến câu chuyện hồi hộp, kịch tính và đầy bí ẩn khi họ phải đối mặt với một tên sát nhân tâm thần đầy nguy hiểm.
—
Cuốn sách “Nụ Hôn Lạnh Lẽo” của tác giả Jeffery Deaver là một tác phẩm văn học đầy hấp dẫn và ly kỳ. Tác giả đã tạo ra một câu chuyện đầy bí ẩn và đầy xúc cảm, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào nội dung của cuốn sách này, tóm tắt từng chi tiết quan trọng để hiểu rõ hơn về câu chuyện và những thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt.
Cuốn sách bắt đầu với việc giới thiệu về nhân vật chính, một cô gái trẻ tên là Sarah, người đã mất đi người yêu của mình trong một tai nạn giao thông. Sarah đau khổ và đau buồn, cô không thể tin vào sự thật rằng người yêu của mình đã ra đi mãi mãi. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu trở nên phức tạp hơn khi Sarah nhận được một lá thư từ người yêu cũ, và điều đó đã thay đổi cuộc đời của cô mãi mãi.
Trong quá trình tìm hiểu về người yêu cũ của mình và những bí mật đằng sau cái chết của anh, Sarah đã phát hiện ra rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng là như vậy. Cô đã bắt đầu hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ với người yêu cũ, nhưng cũng phải đối mặt với những sự thật đau lòng và đau khổ. Cuốn sách đi sâu vào tâm trí của Sarah, khi cô phải đối mặt với những quyết định khó khăn và những thử thách đầy cam go.
Jeffery Deaver đã viết ra một câu chuyện đầy kịch tính và gây cấn, khiến người đọc không thể dừng lại cho đến khi đọc hết từng trang sách. Những tình tiết trong cuốn sách được xây dựng một cách logic và hợp lý, khiến cho câu chuyện trở nên thực tế và đầy thuyết phục. Tác giả đã tạo ra những nhân vật sống động và đa chiều, khiến cho độc giả có thể đồng cảm và hiểu được tâm trạng của họ.
Ngoài ra, “Nụ Hôn Lạnh Lẽo” cũng là một cuốn sách mang đến những thông điệp sâu sắc về tình yêu, sự hy sinh và lòng dũng cảm. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa yếu tố tâm lý và hành động, tạo nên một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và ý nghĩa. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn là một bài học về cuộc sống và tình yêu.
Tác giả Jeffery Deaver, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1950, là một tác giả người Mỹ đa tài. Trước khi theo đuổi sự nghiệp văn chương, ông đã có quãng thời gian làm nhà báo, luật sư và ca sĩ hát nhạc dân gian.
Deaver nổi tiếng với việc sáng tác hàng loạt tiểu thuyết trinh thám và ly kỳ. Các tác phẩm của ông đã được bán ở hơn một trăm nước và dịch ra hơn hai mươi lăm thứ tiếng khác nhau, cho thấy sức hút và sự phổ biến của ông trên thị trường toàn cầu.
Những tác phẩm của Jeffery Deaver thường mang tính ly kỳ cao, với những cốt truyện phức tạp, những góc khuất bí ẩn và những kịch tính bất ngờ. Ông được đánh giá cao với khả năng xây dựng những câu chuyện đầy kịch tính và khó lường, thu hút độc giả từ khắp nơi trên thế giới.
—
Những điều tình cờ mà Lincoln Rhyme, Amelia Sachs cùng các cộng sự vướng phải trong tác phẩm này không đơn giản chỉ là ngẫu nhiên, đằng sau nó ẩn giấu những âm mưu tinh vi, che phủ tội ác đẫm máu?
Mở đầu tác phẩm, Jeffery Deaver đã mang đến một sự khác lạ, Nhà hình sự học tài ba lỗi lạc Lincoln Rhyme nay đã nghỉ hưu, không còn làm cố vấn cho NYPD, anh rời khỏi ngành và thỉnh thoảng đi dạy học. Amelia Sachs vẫn bận rộn với những vụ án của mình.
Và đó cũng là một ngày bận rộn, cô truy đuổi theo nghi phạm số 40, kẻ đã gây nên một vụ án kinh hoàng cho một chàng trai hai mươi chín tuổi người Manhattan, người đã phải chịu đựng, bị đánh tới chết và khoắng sạch tài sản trên đường tới một câu lạc bộ sau giờ làm. Câu lạc bộ đó có tên 40 Độ Bắc, nó cũng chính là vĩ độ của khu East Village, nơi câu lạc bộ đó toạ lạc, và cũng được lấy làm biệt hiệu cho kẻ sát nhân. Nhưng ở đó, Amelia đã mất dấu nghi phạm số 40 vì một lý do bất ngờ, tai nạn tồi tệ gây nên cái chết của một người đã xảy ra tại một cầu thang cuốn trong trung tâm mua sắm, ngay nơi Amelia thấy nghi phạm số 40. Tiếp đó là những tai nạn liên hoàn liên quan đến những thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, kẻ sát nhân đó có một thú vui là đứng ở một vị trí thuận lợi để ngắm nhìn nạn nhân của mình quằn quại đến chết trong tuyệt vọng… Tiếp sau đó là những bản tuyên ngôn ngạo nghễ của hung thủ, chế giễu lực lượng cảnh sát, hắn nhân danh Kẻ Bảo Hộ Loài Người, hứa hẹn sẽ đem lại những cái chết kinh hoàng nhằm vào những người đang sử dụng những thiết bị thông minh, hiện đại. Một cuộc tàn sát mà hắn đã đặt tên: Nụ hôn lạnh lẽo.
Lincoln Rhyme, Amelia Sachs và các cộng sự dù mỗi người một nơi, nay tập hợp lại cùng chung sức chạy đua với thời gian để ngăn chặn lại tội ác. Tác giả đưa người đọc đến với những pha rượt đuổi, đấu trí hồi hộp, kịch tính, những màn suy luận phân tích chứng cứ, hiện trường, cũng như vận dụng khoa học công nghệ. Câu chuyện trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của Nick – người yêu cũ của Amelia, một cựu cảnh sát đã trở về sau chục năm ngồi tù vì một vụ cướp…
Lincoln, Amelia và các cộng sự đã gặp nhiều khó khăn vì trí thông minh của hung thủ, để rồi chân tướng hung thủ, cũng như bản chất của sự việc dần dần được sáng tỏ từ những mảnh ghép tưởng rằng chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên.
Trong tác phẩm này, Jeffery Deaver lại một lần nữa đưa người đọc đến với những bất ngờ nối tiếp bất ngờ, những cú twist cho đến tận cuối cùng. Sau mỗi vụ án, tác giả lại có một ghi chép liệt kê lại đầy đủ về hiện trường, hung thủ, những dữ kiện liên quan để người đọc dễ nắm bắt, dễ hình dung hơn. Cùng với đó là những câu văn, lời thoại hóm hỉnh của tác giả, làm cho người đọc bớt cảm giác khô khan, quá tải khi đọc một tác phẩm khá dày dặn, theo suốt một quá trình phá án kỳ công.
Cùng với đó, tác phẩm cũng mang đến với người đọc một thông điệp về mặt trái của các thiết bị thông minh, những giá trị nhân văn sâu sắc, những mảnh đời nằm trong góc tối, chịu sự miệt thị, phỉ báng…
“Kẻ thù nằm ngay sau cánh cổng, chính sự phung phí, dại dột, tội lỗi của chúng ta là những gì ta phải biết tự chấp nhận.”
——————————
Mức độ yêu thích: 8/10.
Tuy còn đâu đó một vài lỗi chính tả. Khúc đầu không nhanh, nhưng càng về sau, mạch truyện càng cuốn, dồn dập khiến người đọc khó lòng gấp sách lại vì tò mò về những diễn biến tiếp theo.
Một tác phẩm đáng đọc của Jeffery Deaver.
Dương Linh
***
Thỉnh thoảng người ta cũng ăn may.
Amelia Sachs đang lái chiếc xe Ford Torino màu đỏ như máu động mạch của cô dọc theo dải mua sắm của đường Henry khu Brooklyn, lơ đãng để ý tránh người qua đường và xe cộ thì nhìn thấy nghi phạm.
Khả năng điều này xảy ra là bao nhiêu cơ chứ?
May cho cô là nghi phạm số 40 có bề ngoài không được bình thường cho lắm. Cao và gầy nhẳng, hắn ta nổi bần bật giữa đám đông. Tuy vậy, chỉ một đặc điểm đó thôi cũng khó lòng khiến bạn bị chú ý đến giữa dòng người đông đúc ở đây. Nhưng vào cái đêm mà hắn đánh nạn nhân của mình đến chết, hai tuần trước, một nhân chứng khai báo là hắn đã mặc một chiếc áo khoác thể thao kẻ caro màu xanh lục nhạt và đội mũ bóng chày đội Braves. Sachs đã thực hiện theo đúng quy trình – dù không ích gì – đăng thông tin lên hệ thống và tiếp tục với các nghi phạm khác trong vụ điều tra… cũng như các vụ điều tra khác; các thanh tra tổ Trọng Án có rất nhiều vụ phải để mắt đến.
Nhưng cách đây một tiếng đồng hồ, một cảnh sát tuần tra của phân khu 84 đang đi tuần gần phố đi bộ Brooklyn Heights, phát hiện thấy một kẻ khả nghi và đã gọi cho Sachs – đội trưởng đội điều tra vụ án này. Vụ giết người diễn ra vào một đêm muộn, ở một công trường hẻo lánh, và rõ ràng là tên tội phạm không hề biết chuyện có người đã nhìn thấy hắn trong bộ đồ đó nên mới cảm thấy an toàn khi khoác lại chúng lên người. Viên sĩ quan tuần tra đã lạc mất dấu hắn trong đám đông nhưng cô vẫn phóng về phía đó, gọi người hỗ trợ, cho dù khu vực này là một vùng ngoại ô rộng lớn với hàng chục nghìn linh hồn ẩn nấp. Khả năng cô tìm được tên 40 này là, cô nhăn nhó nhủ thầm, không khác gì mò kim đáy bể.
Nhưng chết tiệt thật, hắn ở ngay kia, đang sải bước dài trên đường. Cao, gầy đét, áo khoác xanh lục, đội mũ, đầy đủ nhận diện theo mô tả, dù nhìn từ đằng sau thì cô chẳng nhận biết được đội nào đang được tung hô trên vành mũ.
Cô phanh gấp con xe cơ bắp từ những năm 60 trong khu vực đỗ xe buýt, ném tấm biển xác nhận của sở cảnh sát NYPD lên mặt kính chắn gió và bước ra khỏi xe, tránh một người đi xe đạp lao sượt qua người mình như đang muốn tự tử. Anh ta ngoái nhìn lại, không phải để tranh cãi mà theo như cô nghĩ thì là chỉ để ngắm kỹ hơn một cô cựu người mẫu cao ráo, tóc đỏ, tập trung nhìn vào mắt cô và món vũ khí đeo ngang hông quần jean đen của cô.
Bước lên vỉa hè, theo dấu một kẻ sát nhân.
Đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy con mồi. Gã đàn ông cao lênh khênh sải từng bước dài, bàn chân dài nhưng hẹp (cô để ý là hắn đi giày chạy bộ: rất phù hợp để chạy nhanh trên nền xi măng ẩm ướt của tháng Tư – phù hợp hơn nhiều so với đôi bốt da của cô). Một phần trong cô ước gì hắn sẽ cảnh giác hơn – như thế thì hắn sẽ chịu khó ngó nghiêng xung quanh và cô có thể nhìn thấy mặt hắn. Thứ vẫn chưa có nổi một mô tả. Nhưng không, hắn chỉ nặng nề lê bước với điệu bộ kỳ quái đặc trưng, hai cánh tay dài ép chặt hai bên hông, ba-lô khoác hờ một bên quai trên bả vai thuôn xuống.
Cô tự hỏi liệu trong cái ba lô có hung khí không: búa bi, với một đầu tròn, được dùng để mài mép kim loại và đập phẳng đinh tán. Đó chính là đầu mà hắn dùng để giết người chứ không phải đầu kẹp phía bên kia. Kết luận về thứ vũ khí đã hằn xuống xương sọ của Todd Williams đến từ kho cơ sở dữ liệu mà Lincoln Rhyme đã xây dựng cho NYPD và phòng Pháp Y, tên của tập tin là: Tác động của Vũ khí lên cơ thể người. Phần ba: Vết thương do vật tù.
Cơ sở dữ liệu là của Rhyme nhưng Sachs buộc phải tự mình phân tích. Không có Rhyme.
Lòng cô nặng trĩu khi nghĩ đến chuyện đó. Ép bản thân phải tự vượt qua.
Hình dung lại vết thương của nạn nhân. Thật kinh hoàng, điều mà chàng trai hai mươi chín tuổi người Manhattan đã phải chịu đựng, bị đánh tới chết và khoắng sạch tài sản trên đường tới một câu lạc bộ sau giờ làm mang một cái tên cũng cực kỳ khác thường, 40 Độ Bắc, theo như Sachs đã tìm hiểu được thì nó chính là vĩ độ của khu East Village, nơi câu lạc bộ đó tọa lạc.
Giờ thì nghi phạm 40 – biệt danh được lấy từ chính tên của câu lạc bộ – đang qua đường theo đèn xanh. Dáng người thật kỳ cục. Phải cao hơn mét tám vậy nhưng trông hắn ta không thể nặng hơn sáu ba hay sáu tám ký.
Sachs nhìn ra đích đến của hắn và cảnh báo cho Tổng đài để báo với đội hỗ trợ cho cô biết là nghi phạm đang tiến vào một trung tâm mua sắm cao năm tầng ở đường Henry. Cô lao người bám theo hắn.
Bị bám theo ở một khoảng cách an toàn, tên 40 lách qua dòng người mua sắm đông đúc. Con người lúc nào cũng ở trạng thái chuyển động, như nguyên tử chuyển động liên tục, trong thành phố này, các đoàn người, đủ mọi lứa tuổi, giới tính, màu da, kích cỡ. New York có múi giờ riêng và, dù hiện giờ đã quá giờ ăn trưa, các doanh nhân vốn nên ở trong văn phòng và cả các học sinh vốn nên ở trường thì đều đang ở đây, tiêu pha, ăn uống, lang thang, vui chơi, nhắn tin, và tán gẫu.
Và làm phức tạp hóa kế hoạch tóm gọn mục tiêu của Amelia Sachs một cách đáng kể.
40 hướng tới tầng hai. Hắn vẫn kiên định rảo bước qua trung tâm mua sắm sáng trưng, điều có thể thấy ở bất kỳ đâu, Paramus, Austin, hoặc Portland, trông nó tẻ nhạt như vậy đấy. Nơi này đầy mùi dầu ăn và hành tây từ khu ăn uống xen lẫn mùi nước hoa từ các quầy bán hàng gần lối ra vào của trung tâm. Cô bất chợt tự hỏi 40 đang làm gì ở đây, hắn muốn mua cái gì?
Có thể mua sắm không phải là kế hoạch hiện thời của hắn mà chỉ là nhu yếu phẩm; hắn bước vào một cửa hàng Starbucks.
Sachs nép vào sau một cái cột gần thang cuốn, cách lối vào của tiệm cà phê nhượng quyền khoảng sáu mét. Chú ý để tránh khỏi tầm mắt. Cô cần phải bảo đảm rằng hắn sẽ không nghĩ là đang có người theo dõi hắn. Theo biểu hiện của hắn thì có vẻ hắn không mang vũ khí – khi người ta mang theo súng ở cạp quần hay túi quần thì họ có xu hướng bước đi theo một dáng điệu đặc biệt, bất kỳ cảnh sát tuần tra nào cũng biết điều đó, dáng đi cứng ngắc, thận trọng – nhưng điều đó không có nghĩa là hắn không mang súng. Và nếu hắn quay về phía cô và bắt đầu nổ súng thì sao? Sẽ là một vụ thảm sát.
Liếc nhanh vào bên trong cửa hàng, cô thấy hắn đưa tay xuống khu vực đồ ăn và cầm lên hai chiếc sandwich, rồi hiển nhiên là gọi đồ uống. Cũng có thể là hai món đồ uống. Hắn trả tiền và bước ra khỏi tầm mắt cô, chờ cốc cappuccino hoặc mocha. Một thứ xa xỉ. Nếu là cà phê phin thì đã được trao tay ngay rồi.
Hắn sẽ ngồi ăn hay là mang về? Hai chiếc sandwich. Chờ ai đó? Hay một cái để ăn bây giờ còn một cái để dành ăn sau?
Sachs phân vân. Bắt hắn ở chỗ nào mới là tốt nhất? Nên bắt hắn ở ngoài đường, hay trong quán, hay trong khu trung tâm mua sắm này? Phải, cả trung tâm mua sắm và quán Starbucks đều đông nghẹt. Nhưng ngoài đường còn đông hơn. Không có giải pháp nào ổn thỏa cả.
Vài phút sau đó, hắn vẫn ở bên trong. Đến bây giờ thì đồ uống của hắn hẳn đã có rồi nhưng hắn không có vẻ gì là muốn ra về. Cô đoán là hắn đang ăn bữa trưa muộn. Nhưng liệu hắn có đang chờ ai đó không?
Khiến cho một cuộc bắt giữ phức tạp càng thêm bội phần phức tạp.
Cô có cuộc gọi đến.
Mời bạn đón đọc Nụ Hôn Lạnh Lẽo của tác giả Jeffery Deaver & Nguyễn Mai Trang (dịch).