Tóm tắt & Review (Đánh Giá) cuốn sách Siêu Tập Trung của Chris Bailey
Cuốn sách Siêu Tập Trung – Tăng Hiệu Quả Trong Một Thế Giới Đa Đoan của tác giả Chris Bailey mang đến cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của sự tập trung trong cuộc sống hiện đại, nơi mà sự phân tâm trở thành một thách thức lớn. Cuốn sách nhấn mạnh rằng khả năng tập trung là một kỹ năng thiết yếu để đạt được hiệu quả cao trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Chris Bailey không chỉ trình bày lý thuyết về sự chú ý mà còn cung cấp những hướng dẫn thực tiễn giúp độc giả kiểm soát sự chú ý của mình.
Không giống mấy cuốn self-help, Siêu Tập Trung không phải là cuốn sách dạy bạn “thay đổi cuộc đời” theo cách quá khô khan, mà nó hướng đến việc “boost productivity” – giúp bạn tự tạo ra phiên bản tốt hơn của chính mình.
Giống như trong cuốn “NAVAL RAVIKANT: Để Thịnh Vượng Và Hạnh Phúc” có nói: thường thì mấy cuốn sách dạng này chỉ có một vài nội dung chính và phần còn lại là khai triển. Cho nên mình có thể đọc các nội dung chính và phần khai triển nếu như mình thấy quen thuộc quá thì có thể bỏ qua cũng được (riêng mình thì mình đọc hết từng trang, không bỏ sót trang nào trừ một số trang cuối)
Có 1 số cuốn sách cũng liên quan tới đề tài này là “tuần làm việc 4 tiếng” của anh Tim Ferris (theo cảm nhận riêng của mình thì cũng hay lắm, nếu chúng ta áp dụng được thì tuyệt vời) & thói quen nguyên tử.
Cách Tập Trung Để Thành Công
Theo Christ Bailey, “Hyperfocus” không chỉ là việc tập trung mà còn là nghệ thuật lựa chọn, sắp xếp và bảo vệ “không gian chú ý” của mình. Một trong những câu nói ấn tượng nhất trong cuốn sách là: “Buộc bản thân chọn chỉ 3 ý định chính vào đầu mỗi ngày, bạn đạt được nhiều điều!”
Ý của câu nói này rất đơn giản: thay vì để tâm trí mình bị trôi theo vô số thứ cùng một lúc, tại sao không chọn lọc ra 3 mục tiêu trọng yếu để tập trung vào? → ta không bị xao lạc và có thể đạt được kết quả tốt hơn (OKRs)
Bailey cũng nói về trạng thái “siêu tập trung” – một trạng thái mà bạn có thể đạt được khi không để những thứ không quan trọng làm phiền.Trước khi bước vào trạng thái “flow” (một trạng thái mà bạn hoàn toàn cuốn hút vào công việc đến mức thời gian như trôi qua nhanh chóng), thì trước đó, chúng ta cần có một trạng thái tập trung tối đa. Nếu biết cách “điều chỉnh” tâm trí, thì bất kỳ ai cũng có thể tạo ra được khoảnh khắc tập trung cao độ, từ đó làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
Bài Học Rút Ra Từ Cuốn Sách
Một trong những bài học mà mình cảm thấy hay nhất chính là cách phân biệt giữa những thứ cấp bách và quan trọng. Chúng ta thường bị cuốn theo những việc “đắt tiền” về thời gian nhưng không thật sự có ý nghĩa. Bailey nhấn mạnh: “Không quan trọng bạn tập trung sâu đến đâu nếu điều bạn đang tập trung không quan trọng.”
Thường thường mình bị cuốn vào những công việc nhỏ nhặt, quên mất mục tiêu lớn của ngày. Qua đó, cuốn sách đã dạy mình cách “lọc” ra những thứ cần thiết, chỉ tập trung vào những nhiệm vụ mang lại giá trị thực sự.
Bài học tiếp theo mà mình rút ra là việc bảo vệ “không gian chú ý” của chính mình. Bailey nói rằng: “Những người sáng tạo và năng suất nhất thường bảo vệ không gian chú ý của họ một cách nghiêm ngặt.” Điều này khiến mình nhận ra rằng, trong thế giới số đầy rẫy thông tin và cảnh báo từ mạng xã hội, việc giữ gìn một “khoảnh khắc yên tĩnh” để làm việc sáng tạo và tập trung là điều vô cùng quý giá.
Chúng ta cần phải biết cách từ chối những thứ làm gián đoạn, để tâm trí có thể hoạt động theo cách mình mong muốn. Cúng cùi, một bài học mà mình thấy hay đó là tầm quan trọng của “nghỉ ngơi”. Có lúc, chúng ta quá cuồn cuộn với công việc đến mức quên mất rằng nghỉ ngơi cũng chính là một phần không thể thiếu giúp tái tạo năng lượng.
Bailey viết: “Nghỉ ngơi là một trong những điều hiệu quả nhất bạn có thể làm.” Mình đồng ý hoàn toàn với quan điểm này. Đôi khi, chỉ cần một khoảng lặng giữa những giờ làm việc căng thẳng đã đủ để “reset” lại tâm trạng và làm mới năng lượng, giúp ta trở nên sáng tạo hơn.
Góc Nhìn Cá Nhân: Điều Mình Thích Và Chưa Thích
Về điểm mình thích, cách Bailey trình bày thật tự nhiên, không mang phong cách “giảng đường” mà giống như đang kể cho bạn nghe những trải nghiệm cá nhân. Mình cảm thấy như đang trò chuyện cùng một người bạn, vừa vui vẻ vừa sâu sắc. Các ví dụ thực tế và những câu trích dẫn nguyên văn như: “Chúng ta là những gì chúng ta chú ý đến.” và “Không quan trọng nếu bạn làm việc với tốc độ chậm hơn, nếu (miễn là) bạn đang liên tục làm việc theo hướng đúng.” Thực sự tạo cảm hứng và thúc đẩy mình suy nghĩ lại về cách quản lý thời gian.
Tuy nhiên, cũng có lúc mình cảm thấy phần khai triển của một số nội dung hơi nhái giống mấy cuốn khác (hoặc cũng có thể do mình đã đọc nó cũng khác rồi cho nên đọc lại cuồns này thấy quen quen). Có những đoạn, mặc dù rất sâu sắc, nhưng lại thiếu phần “thực hành” cụ thể hơn cho những người mới bắt đầu áp dụng vào cuộc sống. Dù sao, đối với những ai đam mê tìm hiểu về năng suất cá nhân và quản lý sự chú ý, mình tin rằng đây là một cuốn sách “đủ chất” để bạn mài giũa bản thân.
Túm lại, Hyperfocus không chỉ là cuốn sách nói về cách tập trung hiệu quả mà còn là người bạn đồng hành giúp bạn nhận ra rằng, chìa khóa của thành công không phải là làm nhiều việc cùng lúc mà là làm đúng những việc quan trọng nhất.
Nếu bạn đang cảm thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy của công việc hằng ngày, hay đang cần tìm lại sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, thì cuốn sách này chính là “cẩm nang” hữu ích cho bạn.
Dù bạn là nhân viên văn phòng, kỹ sư, hay bất cứ ai đang muốn “nâng cấp” bản thân, hãy thử áp dụng những bí quyết từ cuốn Hyperfocus. Như Bailey đã chia sẻ, “hãy chọn lọc và bảo vệ không gian chú ý của bạn,” vì chỉ khi đó, bạn mới thực sự tỏa sáng với phiên bản tốt nhất của chính mình.Trong thế giới đầy ồn ào này, việc biết cách “lắng nghe” chính mình và tập trung vào những điều thực sự quan trọng chính là cách để đạt được những thành tựu đáng mơ ước.
Mình tin rằng, với một chút điều chỉnh trong cách suy nghĩ và quản lý thời gian, bạn sẽ thấy rằng việc “tập trung cao độ” không hề xa lạ mà thật sự rất khả thi.
Mời các bạn tải đọc sách Siêu Tập Trung của Chris Bailey