Review: Aleph – Jorge Luis Borges

Tác giả:
Nguồn: Nhung Nguyễn
Review: Aleph - Jorge Luis Borges


Đọc xong thấy vẫn … nên phải viết cảm nhận

Đọc quyển này cảm thấy Borges đã lấy cảm hứng từ những cuốn tiểu thuyết trinh thám mà ông thích đọc như là cái kiểu.cách tốt nhất để giấu một chiếc lá là cho nó vào rừng.

Tuyển tập truyện ngắn Aleph bao gồm 17 truyện ngắn của ông. Tập hợp nhiều chủ đề như giấc mơ, mê cung, tôn giáo, vị thần, nhà văn và tác phẩm hư cấu, v.v. Rất khó đọc và có quá nhiều tên người và địa điểm mà mình không hiểu , nên phải dừng lại và tra nhiều. Dù có đọc lại liên tục cũng chỉ có thể hiểu đại khái, từ mê cung quả thực xứng đáng với danh tiếng của quyển này.

Ở dạng tiểu thuyết nhưng nó khám phá những vấn đề triết học phức tạp, sâu sắc, đồng thời khéo léo lồng ghép những vấn đề triết học trừu tượng với đời sống thực tế và nhiều nhân vật khác nhau. Sử dụng sự tái sinh và tạm dừng của thời gian và không gian, sự chuyển tiếp giữa giấc mơ và hiện thực, sự kết nối giữa tưởng tượng và hiện thực, sự cùng tồn tại của cái chết và sự sống, sự gợi ý của các biểu tượng , v.v., ranh giới giữa lịch sử, hiện thực, văn học và triết học được mở ra, tạo nên một thế giới huyền bí và hư cấu, liên tục chuyển đổi giữa hiện thực và hư cấu.

Bốn truyện ngắn mà mình thấy dễ đọc trong quyển này là : Người bất tử, Người chết, Các nhà thần học, Cái zahir . Thích nhất là truyện ngắn đầu quyển “Người bất tử ” khiến người đọc nghĩ rằng “bất tử” là một loại hình phạt, trong những câu chuyện ngàn năm lặp đi lặp lại, sự sống vĩnh cửu sẽ chán ngán, sự sống vĩnh cửu cũng sẽ chán thế gian. Ngoại trừ con người, mọi sinh vật có thể sống mãi mãi bởi vì chúng không biết cái chết là gì và ý thức về sự bất tử là thần thánh, đáng sợ và khó dò.

Con người đang theo đuổi sự sống bất tử và vĩnh hằng nhưng họ không biết rằng chính chúng ta cũng đang ở trong sự sống vĩnh cửu của vũ trụ. Chúng ta chỉ là sự phản chiếu đương thời của hình ảnh phản chiếu không ngừng luân chuyển, thời gian chúng ta tồn tại chỉ như một giọt nước trong đại dương, và sự theo đuổi của chúng ta thực ra là hư vô. Và như câu nói trong Aleph :” Trên thế giới không có gì mới, chỉ có những thứ bị lãng quên”.

Trong thế giới do ông xây dựng, lịch sử là một vòng tròn, trên thế giới không có gì mới, mọi chuyện xảy ra trong quá khứ sẽ xảy ra trong tương lai. Sự thật có cách riêng của nó, dù ta có nói trực tiếp hay phản đối nó, tôn thờ hay thậm chí bị hiểu lầm, hay nó bị đốt cháy như một tà giáo, nó cũng không thể thay đổi số phận bị phát hiện hay bị bỏ rơi. Nghi ngờ và kinh ngạc về sự tò mò của mình về cuộc sống, thế giới và bản thân.Và bất kỳ số phận nào, dù dài và phức tạp đến đâu, thực ra chỉ được phản ánh trong một khoảnh khắc: khoảnh khắc mà con người hoàn toàn nhận ra mình thực sự là ai.

Dù không hiểu hết câu chuyện nhưng lối viết của Borges vẫn có thể khiến người ta cảm thấy choáng váng, ngắn gọn và đẹp đẽ. “Aleph” là một cuốn sách chứa đầy những câu văn ngắn gọn, , mỗi câu đều có rất nhiều điều muốn nói. Khi tìm hiểu thêm thì biết rằng Borges đọc nhiều đến kinh ngạc, phần lớn văn viết của nhà văn khác đều xuất phát từ cuộc sống, nhưng ông lại xuất phát từ sách nên được mệnh danh là “nhà văn trong số các nhà văn”. Đọc rộng rãi luôn luôn là một điều đáng học hỏi. Khi đọc xong mình không dám nói mình đã hiểu được bao nhiêu, chỉ mong lần đọc sau sẽ hiểu rõ hơn.

Nguồn: Nhung Nguyễn

Để lại một bình luận