Review: Truyện hư cấu – Jorge Luis Borges 

Tác giả:
Nguồn: Nhã Linh
Review: Truyện hư cấu - Jorge Luis Borges 


Khi đóng cuốn sách lại, những câu chuyện, câu chữ trong cuốn sách đều nhảy múa xung quanh trong đầu .Nếu đọc chương đầu tiên của cuốn sách này chắc chắn là rất có thể nó sẽ trực tiếp bị người ta từ bỏ .

“Tuyển tập truyện hư cấu” gồm những câu chuyện về trí nhớ, chữ viết, bí mật, v.v., chỉ cần căng não và bước vào thế giới tưởng tượng :)) Từ những thư viện huyền bí cổ xưa đến những trang sách vô tận, ngôn từ của Borges khiến người đọc như mình đắm mình và lạc vào những khả năng vô tận của thời gian dẫn đến vô số tương lai.

Phần 1 gồm 8 truyện ngắn nhỏ trong Khu vườn những lối đi rẽ đôi (1941) mình thích đọc phần 1 thích hơn phần 2 là do mình đọc thấy dễ hơn :)) ‘ Tlon, Uqbar, Orbis Tertius’ ‘ Phế tích vòng tròn’ ‘ Thư viện Babel’ ‘ Đường đến với Al- Mutasim’ là 4 truyện mình thấy khá hay kiểu khái niệm về thời gian và không gian song song. Mấy truyện phần đầu với mình như kiểu muốn nói hiện tại là điều không thể xác định được, tương lai không có thật, kiến thức là hy vọng hiện tại quá khứ không có thật, nó chỉ là ký ức hiện tại. Vòng tuần hoàn vũ trụ này cứ lặp đi lặp lại, không bao giờ kết thúc. Bản thân chúng ta là vũ trụ , vũ trụ của người khác và cũng là vũ trụ của chính mình.

Giống như là mọi lựa chọn trong cuộc sống như một ngã ba đường, sẽ mở rộng những khả năng vô hạn. Như phần truyện cuối “Khu vườn của những lối đi rẽ đôi” cho phép mọi khả năng có thể được viết vào sách, sau đó nó là sự vô tận của sách.

Một số câu trích dẫn hay ở phần 1 mình note lại :

  • “Đối với một trong các vị Ngộ giáo, vũ trụ là khả biển này là một ảo ảnh hay chính xác hơn một sự ngụy biện. Gương với tư cách làm cha là những thứ khả ố bởi nó nhân bội và truyền bá vũ trụ này.”
  • “Đấng toàn năng cũng đang tìm kiếm ai đó và ai đó này cũng tìm ai đó khác siêu việt hơn và cứ như thế cho đến tận cùng hoặc đúng hơn đến vô cùng của thời gian hoặc theo tuần hoàn”
  • “ Những người chấp nhận những giáo điều thì những người này không vươn lên được trạng thái cá thể.”

Phần 2 Tác tạo (1944) hầu hết vẫn sử dụng thời gian và vô cực để tạo nên câu chuyện.Vài truyện mình thích ở phần này:

  • “ Funes toàn ký” kể về một người đàn ông có khả năng ghi nhớ kỳ lạ, anh ta không chỉ nhớ được những kiến thức trong bất kỳ cuốn sách nào mà còn nhớ được cảm giác của kiến thức này, kết cấu của suy nghĩ và các dấu vết khác. Ký ức không chỉ là món quà mà còn là nguồn gốc nỗi đau của anh. Mình nhận ra hóa ra quên cũng là một tài năng của con người.
  • “Phép màu bí mật ” kể về một người đàn ông bị kết án tử hình đã sử dụng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình để kéo dài sự sống thêm một năm nhưng thực tế anh ta vẫn bị bắn vào thời gian quy định bên cạnh đó lòng thương xót của Chúa cũng được thiết kế khéo léo cùng những suy ngẫm về thời gian.
  • ‘Phương Nam’ có lẽ là câu chuyện hay nhất nó ở dạng một cái kết thúc mở về sự tồn tại và cái chết, cái chết của nhân vật chính giống kiểu chủ nghĩa lãng mạn hoặc có thể chỉ là một ảo mộng của anh ta vẫn còn trong phòng bệnh, nhưng vì đó là Borges nên câu chuyện chắc là dẫn đến những khả năng vô hạn hơn .

Kết lại thì các câu chuyện trong “truyện hư cấu” tràn đầy trí tưởng tượng độc đáo của Borges, mỗi câu chuyện giống như một cuộc hành trình xuyên qua một mê cung văn chương kỳ ảo. Những câu chuyện trong cuốn sách này thường mang đến tư duy triết học cho người đọc, thách thức sự hiểu biết của chúng ta về ranh giới giữa hiện thực và hư cấu, đồng thời cho phép chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về thế giới và bản thân.

Cuối cùng mình vẫn không khỏi thắc mắc vì con người chỉ có thể nhìn thấy một phần thế giới nhờ trí thông minh của mình, nên sự hiểu biết của chúng ta về thế giới chỉ đến từ sự trùng hợp ngẫu nhiên? Lịch sử được con người tạo ra và viết nên, vậy phải chăng tất cả chúng ta đều vô tình bị cuốn vào câu chuyện vĩ đại? Nếu cuộc sống đòi hỏi phải quên đi để tiếp tục thì vĩnh cửu là điều gì đây.

Nguồn: Nhã Linh

Để lại một bình luận