Thao tác chính
Thao tác chủ yếu biên tập văn bản trong file html trong calibre là Ctrl + F. Khi đó sẽ xuất hiện 1 bảng sau:
Trong đó, cần chú ý các thông số sau
- Find (tìm): là phần mình bôi đen và muốn thay thế.
- Replace (thay bằng): phần được thay thế sau khi tìm kiếm. Và sửa chữa.
- Mode: Dùng 2 dạng chính là:
- Bình thường (nomal): tìm cái gì thì nó hiện y chang, tức là bôi đen cái gì nó hiện cái đó, xuống dòng thì khoảng trắng……
- Regex: là 1 sự đặc biệt khi thay thế một chuôi các văn bản có chung đặc điểm. (nói sau)
- All text files: Phần này chọn các mục làm việc như hình là chọn tất cả văn bản html. Ngoài ra ‘Current file’ là chỉ trong file đang mở có thể là css hay html.
- Replace all: Thay thế tất tần tật cái gì ở ô 1 thành ô 2 có trong lựa chọn ở ô 4. Theo phương thức của ô 3.
Thay thế dạng bình thường
Sự thay thế dạng này rất an toàn vì tìm cái gì thì nó thấy đúng cái đó không sợ thao tác nhầm, sai cái mình cần tìm.
Và đương nhiên thì lúc thay thế cấu trúc lệnh phải linh hoạt phối hợp với dạng regex rồi, làm sao thì phải tùy vào sự biên tập của các bạn.
Thay thế dạng Regex
Một số lệnh đáng chú ý:
- (.*?) là biểu tượng cho 1 chuỗi mờ có nội dung bất kỳ
- (.) là biểu tượng cho ký tự đầu tiên gặp được sau 1 lệnh
Có nhiều lệnh khác nhưng mình làm ebook cũng không biết hết và cũng không cần phải biết hết.
Lệnh (.*?) sử dụng để edit hàng loạt các mã lệnh khác nhau để làm mục đích mình muốn.
- Ví dụ 1: mình muốn <p class=“block_1”> và <p class=“block_2”> ….. nhiều dạng khác nhau của nhiều file html nó hiện như vậy. Và mình muốn sạch code hơn để làm 1 dạng thụt vào bằng lệnh con text chả hạn. Ở ô tìm mình gõ <p (.*?)> còn ở ô thay thế mình gõ <p class=“text”> Vậy là replace all sẽ đưa tất tần tật loại khác về chỉ 1 loại text.
- Ví dụ 2: muốn loại code rác <span class=“block_1”>văn bản </span>.
Dấu \2 là khối chuỗi ký tự ở ô (.*?) thứ 2 tính từ trái sang. càng nhiều thì \n tương ứng. \1 là cái đầu tiên.
Lệnh (.) rất tuyệt khi dùng để biên tập Dropcap. Chỉ hữu dụng khi các file có dạng “Chương xxx” ở đầu sau đó là xuống text, còn nếu là ảnh, hoặc 1 vài hiển thị khác khi biên tập có thể sảy ra lỗi. Ví dụ <p>(.) thì cái (.) lại là dấu < của 1 lệnh bên trong. Vậy mà chèn drop là lỗi xảy ra. VD với 1 file mình làm drop cap:
Sửa head
Ở file này head h2 là calibre_15.
- Cách 1: Tìm trong CSS đúng nó là được. Sau đó sửa lệnh con trong đó đi
- Cách 2: Có thể thay thế nó luôn về h2 thuần túy, rồi thêm CSS h2 mình đã định dạng ở ngoài qua cấu trúc lệnh.
Ví dụ: h {display: block;font-size: 1.5em;font-weight: bold;line-height: 1.2;text-align: center;margin: 2em 0 2em; text-shadow: 0 0 1px #000; color: #73562D;}
Kết thúc
Remove font thừa có thể gây lỗi hoặc hiển thị xấu:
Thao tác cuối cùng
Rồi save lại là xong ebook rồi.
Tựu Chung
Cách làm vẫn phải do kinh nghiệm, thói quen, sự hiểu về code, và sự thông minh của chính bạn để làm lại trong calibre. Và còn một điều khác là sách ít rác một chút, không thì nản mà cũng chả sửa nổi.
Vì thế nên mình chỉ viết cách làm đơn giản vậy thôi, chứ sửa ntn còn phải do sự sáng tạo của chính bạn. VD như trình bày 1 heading, chèn 1 font vào 1 vị trí, chèn 1 ảnh vào đâu đó… Nhưng nguyên tắc vàng tất cả mọi thứ chỉ có một đó là Hộp hội thoại CTRL + F.
Về phần các lệnh, mình cũng muốn update cho các bạn khỏi phải tìm tòi mệt công. Cái này chỡ mình hiểu sâu hơn và Update sau…..
- Css của ebook là gì? Các cấu trúc lệnh Css cơ bản trong khi làm ebook
- Review: KHI TA RỜI XA – Đừng quên mình dù đã thương người
- Review: Ivanhoe – Hiệp sĩ bị ruồng bỏ nhưng dũng cảm, hào hoa và mã thượng
- Cuộc sống của một người “yêu sách” là thế nào
- Review: Tước Gấm Giấu Đay – Dã sử huyền ảo hay soi mói đội lốt chuyện xưa?