Trong cuốn sách “Bàn cờ lớn”, tác giả Zbigniew Brzezinski cho rằng, cục diện thế giới này giống như một bàn cờ lớn, có những tay chơi với tham vọng bá chủ toàn cầu. Lục địa Á-Âu (Eurasia) chính là chiến trường quyết định sự thành bại của kẻ muốn xưng hùng xưng bá. Và vùng đất mà họ thi triển những nước cờ chiến lược nhất gọi là các trung tâm địa chính trị như Anh, Ukraine, Azebaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia, Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên v/v. “Một thế lực thống trị lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát hai trong số ba khu vực tiên tiến nhất và có năng suất kinh tế cao nhất thế giới. Nhìn lướt qua bản đồ, ta dễ thấy rằng việc kiểm soát được lục địa này gần như sẽ tự động kéo theo sự phụ thuộc sau đó của châu Phi, đưa vùng ngoại biên địa chính trị thuộc Tây Bán cầu và châu Đại Dương nhập vào lục địa trung tâm thế giới. Khoảng 75% cư dân thế giới sống ở lục địa Á-Âu và hầu hết tài sản cùng tài nguyên của thế giới cũng nằm ở đó, cả ở các doanh nghiệp và tài nguyên dưới lòng đất.”
Từ xa xưa, lịch sử loài người đã xuất hiện rất nhiều đế quốc ngoi lên làm bá chủ rồi lại sụp đổ, không có đế chế nào tồn tại vĩnh viễn, đó là quy luật. Và ngày nay, nước Mỹ đang kiêu hãnh đứng trên đỉnh quyền lực đó, một đế chế đến từ bên ngoài lục địa Á-Âu. Nhưng bên cạnh đó, những tay chơi đang có ý đồ lật đổ nước Mỹ là những dân tộc từng có những trang sử khét lẹt như Nga, Trung, Ấn, Pháp, Đức.
Nhưng do đâu mà Chú Sam lại là bá chủ chứ không phải là Gấu Nga, Rồng Hoa, Hổ Ấn? Câu trả lời là: Trước tiên ở sức mạnh quân sự vượt trội và nền kinh tế đứng đầu thế giới. Đồng Dollar Mỹ được giao dịch khắp địa cầu, còn các căn cứ quân sự được bố trí ở tất cả các điểm nóng trên thế giới với quy mô hơn 300.000 quân ở nước ngoài cùng vũ khí tối tân. Chưa hết, người Mỹ còn có “Sức sống về chính trị, linh hoạt trong lý luận, sự năng động về kinh tế và sức hút về mặt văn hóa cũng là những thành tố quyết định”. Có nghĩa là về chính trị nội bộ của Mỹ cho phép sự đa dạng về tư tưởng, cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho những người có sức sáng tạo. Đồng minh của Mỹ cùng tìm đến nhau qua “giá trị chung” thay vì ràng buộc nhau bởi những khuôn khổ lý luận, hệ tư tưởng cứng nhắc, thậm chí là ý chí cùng nhau tiến lên … Thiên đàng XHCN. Buôn bán với người Mỹ thì cởi mở. Và đặc biệt văn hóa Mỹ hấp dẫn các dân tộc khác đến mức khó cưỡng lại. Bởi thế Chú Sam có thể vẫy gọi nhân tài từ khắp nơi trên thế giới và đồng hóa họ bằng văn hóa Mỹ.
Theo truyền thống, tham vọng mở rộng lãnh thổ là động lực chính cho những cuộc chinh phạt và đánh dấu con đường ngoi lên xưng hùng xưng bá. Nhưng ngày nay có những yếu tố khác cũng quyết định đến sức mạnh quốc gia trong đó có kinh tế và công nghệ, nhưng yếu tố địa chính trị thì luôn quan trọng không thể bàn cãi. Những trung tâm chính trị nóng bỏng của thế giới, nơi mà những tay chơi hoặc là đặt “đồ chơi nóng” hoặc là “va chạm nhau” nhiều nhất là Anh, Nhật, Indonesia, Ukraine, Azerbaijan, Bán đảo Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran.
Nước Mỹ chi phối thế giới bằng cách nào? Họ cố gắng áp đặt một luật chơi chung phủ lên mọi mặt cuộc sống trong đó Mỹ dẫn dắt. Mỹ có đủ các quân cờ về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa và công nghệ để chơi sát ván với bất kỳ đối thủ nào. Về kinh tế, Mỹ là ông bầu của WTO, IMF, World Bank và sức mạnh đồng Dollar. Về quân sự, Mỹ cũng là trùm của NATO, AUKUS, QUAD, UKUSA và một loạt các liên minh song phương quan trọng với Nhật, Hàn, Đài Loan, Isarel…. Về Chính trị Mỹ chi phối những tổ chức như APEC, G20, G7 và đặc biệt là chi phối Liên hiệp quốc.
Tuy vậy, Mỹ vẫn có những mối lo trước những nguy cơ và đe dọa có thực. Một Châu Âu thống nhất là con dao hai lưỡi, EU có thể mạnh lên nhưng không được phản lại Mỹ. Nước Nga cần phải Âu hóa, xích lại gần Phương Tây nhưng lại không được trở thành thành viên có quyền ra quyết định ở lục địa già, điều đó nguy hiểm khôn lường y như thời Liên Xô, tốt nhất là NATO vẫn cứ phải mon men lại gần để luôn canh chừng con gấu hung hãn đó, nếu Nga tái chiếm lại Ukraine thì nó hoàn toàn có thể trở lại sức mạnh như một bá chủ thực sự. Sự trỗi dậy của Trung Quốc phải đi cùng với xu hướng dân chủ hóa xã hội và mang trách nhiệm quốc tế nhiều hơn. Phải tìm mọi cách để Đài Loan đứng vững, nếu Trung Quốc đánh chiếm được nó sẽ mở toang cánh cửa để hải quân Trung Quốc có thể tung hoành trên các đại dương. Và khi đó Đại Hán về sau sẽ khó lòng yên phận dưới trật tự do Mỹ sắp đặt. Nguy cơ xung đột Nga-Trung tuy vẫn còn và có lợi cho Mỹ, nhưng nếu tình huống ngược lại là hình thành một liên minh Nga-Trung-Iran xảy ra thì đó thực sự là mối đe dọa. Nhân tố Ấn Độ lại tuyền đi nước đôi, cho dù bị kìm kẹp và luôn bị đe dọa bởi liên minh Trung Quốc-Pakistan, có lúc Ấn Độ muốn tìm đến Mỹ để tạo thế cân bằng nhưng người Ấn không hẳn là thật lòng với Mỹ. Sau chiến tranh lạnh và đặc biệt là các cuộc chiến chống khủng bố, nội bộ nước Mỹ cũng bắt đầu hoài nghi rằng “tại sao mình lại phải làm cảnh sát thế giới chứ ?”.
Một cuốn sách hay nhưng chưa đủ, không chỉ có Zbigniew Brzezinski, vấn đề địa chính trị được phân tích bởi những học giả, các nhà chính trị nổi tiếng khác và chúng ta phải tỉnh táo để gạn lọc những tri thức và lời khuyên, nhất là đặt trong một sự tổng hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực. Như Samuel Hungtinton thì cho rằng những xung đột của loài người là sự va chạm giữa các nền văn minh, và những nơi giao nhau giữa các nền văn minh chính là nơi dễ bùng phát các chiến tranh ủy nhiệm hoặc châm ngòi cho đại chiến. Việt Nam nằm ở vị trí như vậy. Còn với Tim Marshall, chia rẽ lớn nhất của các dân tộc và là nguồn gốc của các xung đột chính là chia rẽ trong tâm trí. Với Robert Kaplan, không có lời nguyền nào của địa lý là không thể hóa giải.
Đọc và tham khảo Tim Marshall, Henry Kissinger, Paul Kennedy, Robert Kaplan, Lý Quang Diệu, Hanford Mackinder, Nicolas Spykman và rất nhiều những tác gia khác, bạn sẽ nhận ra sự hưng thịnh của mỗi đế quốc có tính giai đoạn và nền tảng sức mạnh trước tiên là ở phẩm chất của dân tộc và đội ngũ lãnh đạo. Không một đế quốc nào có thể “sắp đặt” hay gieo định mệnh cho một dân tộc đoàn kết và kiên cường cả.
Những lời đánh giá dành cho cuốn sách này như sau:
“Giá trị lớn của cuốn sách nằm ở phần phân tích về viễn cảnh chiến lược và những nan đề chính sách đặt ra cho “ người chủ sự” ở lục địa Á-Âu. Phân tích của Brzeinski về thế chân vạc giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ – cùng với những đề xuất chính sách khởi xuất từ đây – đặc biệt hay.” – Foreign Affairs
“ Với Brzeinski, đây là một cuộc chơi chiến thuật, không hoàn toàn giống cờ vua, nhằm vượt lên các đối thủ tiềm năng… Brzeinski khẳng định nhiều lần mối quan ngại của ông. Sách ông viết dành sẵn cho bất cứ lãnh đạo chính trị nào, để dùng như một tài liệu làm nên các tuyên ngôn, chính sách tương lai.”
Còn bạn, bạn đánh giá như thế nào về cuốn sách này. Hãy đọc và cảm nhận nhé!
Và để trả lời câu hỏi cuốn sách này phù hợp với ai? Thì mình sẽ trả lời ngay là phù hợp với các bạn mơ ước trở thành sỹ quan hay nhân viên ngoại giao hoặc các bạn đang nghiên cứu lịch sử thế giới. Nhưng những ai yêu thích về chính trị thế giới thì vẫn có thể tìm đọc để hiểu thêm nhé!
Cuốn sách cùng thể loại hoặc tác giả mà bạn nên xem:
-
eBook Bàn Cờ Lớn – Zbigniew Brzezinski
Tác giả: Zbigniew BrzezinskiTóm tắt nội dung cuốn sách Chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ để duy trì vị thế đặc biệt trên thế giới đang được đặt ra dưới góc nhìn của “Bàn Cờ Lớn,” như tác giả Zbigniew Brzezinski đã phân tích chi tiết trong tác phẩm của mình. Với sức mạnh kinh tế và …
-
eBook 7 Thói Quen của Bạn trẻ thành đạt
Tác giả: Sean Covey“7 Thói Quen của Bạn Trẻ Thành Đạt” của Sean Covey là một cuốn sách giáo dục tâm lý và phát triển bản thân, nhằm hướng dẫn các bạn trẻ xây dựng những thói quen tích cực để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Cuốn sách chủ đề quanh 7 thói …
-
eBook Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ
Tác giả: James RickardsCuốn sách “Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ” mang đến một góc nhìn sâu sắc về những cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử và hiện tại, đồng thời dự đoán những hệ quả tiềm ẩn trong tương lai. Tóm tắt nội dung được đề cập trong cuốn sách:Phân tích hai cuộc chiến tranh …
-
eBook Trật Tự Chính Trị Và Suy Tàn Chính Trị
Tác giả: Francis FukuyamaCuốn sách “Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ Cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa” của Francis Fukuyama được xuất bản năm 1992. Tác phẩm này là phần tiếp theo của cuốn “The End of History and the Last Man” (1992) của tác giả, trong đó Fukuyama đưa ra luận …
- Review: Cuộc Đời Của Pi – Đỉnh cao của Tôn giáo, niềm tin và hi vọng
- Review: Tôi Tự Học – Kim chỉ nam cho các bạn trẻ
- Review: Muôn khiếp nhân sinh – Một lời nhắc nhở bằng những câu chuyện thần thoại và hiệu ứng ngôi sao
- Review: Chuyển hóa nỗi đau – Khai mở tâm trí, xoay chuyển góc nhìn cùng sự tích cực và chữa lành
- Hàn Lập đạt cảnh giới Nguyên Anh như thế nào